Truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh nông thôn Hà Tĩnh
Không còn tình trạng đối phó hay nhàm chán vào mỗi giờ học tiếng Anh, các giáo viên của Trường THCS Thụ Hậu (xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) luôn nỗ lực đổi mới, sáng tạo phương pháp dạy – học ngoại ngữ để học sinh hứng thú với môn học này.
Video: Học sinh THCS Thụ Hậu trong một giờ học tiếng Anh
Những năm học gần đây, em Trần Thị Anh Thư (học sinh lớp 9D – Trường THCS Thụ Hậu) luôn hào hứng đến trường. Ngoài say mê những môn học khác trên giảng đường, điều khiến Anh Thư thích thú hơn cả là những tiết học tiếng Anh đầy thú vị.
Không còn cảm giác nhàm chán hay cảnh đối phó trả bài cho thầy cô, mỗi tiết học tiếng Anh là nơi để em cùng các bạn học tập từ vựng, ôn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết sao cho đúng chuẩn. Thay vì rụt rè, nhút nhát, không dám giơ tay phát biểu thì Anh Thư đã tự tin, mạnh dạn hơn để học tiếng Anh và từ đó, trình độ ngoại ngữ cũng được cải thiện hơn rất nhiều.
Thay vì rụt rè, nhút nhát, nhiều học sinh đã tự tin, mạnh dạn hơn trong quá trình học tiếng Anh.
“Ở trường em thì các tiết học tiếng Anh không hề cứng nhắc mà lại khá thú vị. Tuỳ vào từng chủ đề của bài học mà chúng em trao đổi, thảo luận, phát biểu ý kiến của bản thân chứ không bị gò ép vào một khuôn khổ nào. Học sinh được đóng – nhập vai vào các nhân vật trong từng đoạn hội thoại theo chủ đề, từ đó rèn luyện và có những phản xạ tiếng Anh tốt hơn”- Anh Thư chia sẻ.
Để có được những tiết học tiếng Anh gây hứng thú cho học sinh, từ năm học 2018-2019, Trường THCS Thụ Hậu đã triển khai các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học ngoại ngữ. Chú trọng rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ngay trong từng tiết dạy học môn tiếng Anh. Các giáo viên ngoại ngữ tăng cường bài giảng, thay đổi giáo án theo hướng đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Học sinh đóng – nhập vai vào các nhân vật trong từng đoạn hội thoại theo chủ đề, từ đó có thể rèn luyện và có những phản xạ tiếng Anh tốt hơn
Để tạo sự hứng thú học tập cho học sinh và đạt kết quả cao, các thầy cô giáo trong tổ Ngoại ngữ của Trường THCS Thụ Hậu đã cùng xây dựng, thiết kế chương trình dạy học hấp dẫn, sinh động.
“Một trong những hạn chế của học sinh vùng nông thôn chính là ít có cơ hội giao tiếp với người bản xứ, vì vậy chúng tôi khai thác toàn bộ tài nguyên trên mạng Internet, kênh Youtube… để rèn luyện khả năng nghe, nói của các em. Mỗi buổi thảo luận, chúng tôi giao chủ đề cho các em tự chuẩn bị, thực hành tự do nhằm tạo sự tự tin trong giao tiếp. Chính sự háo hức làm những điều mình thích đã hỗ trợ rất nhiều cho việc học tiếng Anh của các em” – Thầy Phạm Bá Phong, Tổ trưởng tổ Ngoại ngữ cho biết.
Các giáo viên còn kèm cặp, hỗ trợ phụ đạo học sinh yếu
Để tổ chức một giờ học tiếng Anh, giáo viên thường chọn những trò chơi ngôn ngữ phù hợp, chia ra thành nhiều nhóm nhỏ để rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Nhờ tích cực đổi mới sinh hoạt chuyên môn, phương pháp dạy học nên 2 năm học qua, những tiết học thao giảng quy mô cấp huyện của nhà trường luôn được các trường học trên địa bàn quan tâm, học hỏi.
Những chủ đề về môi trường, thể thao, âm nhạc… xen lẫn trong các hoạt động ngoại khoá khiến cho môn ngoại ngữ “khó nhằn” này trở nên gần gũi, thích thú hơn với các em học sinh nông thôn
Thầy Đặng Hữu Tường – Hiệu trưởng Trường THCS Thụ Hậu chia sẻ: “Để kích thích sự ham học, không né tránh, nhiều năm qua nhà trường đã thành lập các CLB tiếng Anh, tổ chức các chương trình tiếng Anh quy mô cấp huyện cho các em học sinh. Sau mỗi tiết chào cờ, các em sẽ được sinh hoạt ngoại ngữ, kể về những câu chuyện hàng ngày hoặc ca múa hát bằng tiếng Anh.
Những chủ đề về môi trường, thể thao, âm nhạc… xen lẫn trong các hoạt động ngoại khoá khiến cho môn ngoại ngữ “khó nhằn” này trở nên gần gũi, thích thú hơn với các em học sinh nông thôn”.
Theo baohatinh
Học sinh Kỳ Anh học Tiếng Anh tại... địa chỉ văn hóa
Học sinh Trường THCS Sông Trí (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã có những trải nghiệm thú vị từ đổi mới phương pháp giảng dạy của bộ môn Tiếng Anh.
Tiết học khám phá về di tích lịch sử đền Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu và cơ sở làm mắm truyền thống đạt chuẩn 3 sao OCOP tại xã Kỳ Ninh vào ngày 12/10 đã để lại nhiều kỷ niệm cho các em nhỏ.
Trải nghiệm học Tiếng Anh tại khu di tích đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (xã Kỳ Ninh, TX Kỳ Anh)
Em Vũ Thị Ngọc My, học sinh lớp 9D cho hay: "Được học môn học mình yêu thích bằng cách trải nghiệm thực tế tại các địa chỉ văn hóa tại quê hương thực sự không chỉ với bản thân em mà tất cả các bạn học trong lớp đều rất thích. Vừa được rèn giũa khả năng ngoại ngữ vừa được học văn hóa, lịch sử mà không bị khô cứng như trước đây thì quá tuyệt vời".
"Là học sinh của lớp chuyên toán, trước đây, việc học Tiếng Anh không tạo mấy hứng thú cho em nhưng bây giờ em rất thích thú và không còn áp lực, em rất mong sẽ có nhiều chuyến trải nghiệm như thế này nữa" - em Lê Công Trường, học sinh lớp 8E trò chuyện.
Cô giáo Trần Thị Thu Hiền - Tổ trưởng Tổ Tiếng Anh, âm nhạc, mỹ thuật giới thiệu quy trình sản xuất nước nắm truyền thống bằng hình ảnh minh họa trước khi đưa các em tới điểm thực tế
Thầy giáo Phạm Văn Tuân (phụ trách Tiếng Anh khối 8) chia sẻ: "Tại các điểm đến, các em học sinh sẽ nghe giới thiệu, ghi chép và thu hoạch tại chỗ, sau đó thuyết trình bằng Tiếng Anh những điều các em học được cho thầy cô và cả lớp cùng nghe, hoặc chủ động đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm về điều mình chưa biết".
Sau khi được nghe HTX Chiến Thắng (Kỳ Ninh) giới thiệu về quy trình sản xuất, các em học sinh sẽ tương tác bằng các bài thuyết trình và câu hỏi bằng Tiếng Anh (Trong ảnh: Em Vũ Thị Ngọc My, học sinh lớp 9D thuyết trình với chủ đề " Làm sao để nước mắm truyền thống đạt tiêu chuẩn OCOP")
Từ năm học 2018-2019 đến nay, nhà trường đã phối hợp với giáo viên nước ngoài đang dạy ở các trung tâm Anh ngữ trên địa bàn tham gia giảng dạy vào các buổi chiều hàng ngày cho hai khối 6,7, nhằm cập nhật và đáp ứng nghe người bản ngữ nói và giao tiếp được với họ.
Là giáo viên của Trung tâm Tiếng Anh Blue Galaxy Kỳ Anh, cứ đều đặn 3 buổi chiều hàng tuần, cô giáo giáo Sharne (người Úc) lại có mặt tại các lớp học của Trường THCS Sông Trí. Mở đầu tiết học với các trò chơi trí tuệ bằng Tiếng Anh, hầu hết các em trong lớp đều có cơ hội được nghe và nói hoàn toàn bằng tiếng Anh.
"Qua hoạt động giảng dạy tại các lớp, tôi nhận thấy nhiều em còn nhiều e ngại trong giao tiếp, ít chịu nói, cách tạo ra ra các trò chơi trí tuệ ngay đầu buổi học sẽ khiến các em thoải mái, vui vẻ khi tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng nghe nói", cô Sharne chia sẻ.
Các tiết học với giáo viên người nước ngoài tạo nhiều hứng khởi cho học sinh (Trong ảnh: Tiết học của cô giáo Sharner, giáo viên người Úc)
Bên cạnh những trải nghiệm thực tế tại các địa chỉ văn hóa, lịch sử thì mô hình CLB Tiếng Anh được sân khấu hóa, các tiết học với các giáo viên nước ngoài đã giúp các em học sinh "vừa học, vừa chơi", khiến các em thực sự yêu thích môn học này.
CLB Tiếng Anh hoạt động thường kỳ với hình thức sân khấu hóa là phương pháp dạy và học đạt nhiều hiệu quả
Kết quả bước đầu cho quá trình đổi mới phương pháp dạy và học của Trường THCS Sông Trí đã mang lại những kết quả thiết thực, riêng bộ môn Tiếng Anh năm học 2018-2019 có 5 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh ở thứ hạng cao. Đầu năm học này, ở khối 9 có 2 em là thủ khoa, 4 giải nhì, 4 giải ba và 3 giải khuyến khích cấp thị xã và có 8 em được chọn vào đội tuyển dự thi cấp tỉnh. Với một địa phương "vùng lõm" về ngoại ngữ như Kỳ Anh thì đây cũng được xem là những tín hiệu đáng mừng.
Không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học để thu hút học sinh với bộ môn Tiếng Anh là cách làm của Trường THCS Sông Trí trong nhiều năm qua
Thầy giáo Ngô Đình Dũng - Hiệu trưởng Trường THCS Sông Trí cho biết: "Để nói thành thạo tiếng Anh và giao tiếp hiệu quả trong môi trường đa văn hóa thì việc dạy và học theo lý thuyết hàn lâm đã không còn phù hợp. Việc học ngoại ngữ càng ngày càng được nhà trường đặc biệt được quan tâm, đầu tư mà trọng tâm phải tạo ra phương pháp thu hút học sinh yêu thích môn học, rồi mới tiến tới lồng ghép các thông tin bổ ích về văn hóa, lịch sử truyền thống".
Thầy Dũng còn cho biết: Trong thời gian tới, nhà trường vẫn tiếp tục chủ trương khuyến khích việc các thầy cô giáo xây dựng các chương trình trải nghiệm, thay đổi tư duy dạy và học nhằm không ngừng khuyến khích học sinh yêu thích môn học này.
Theo baohatinh
Cách giúp con chinh phục tiếng Anh của mẹ ca sĩ nhí Hoàng Bách Chị Thùy Nhiên - mẹ bé Hoàng Bách áp dụng phương pháp học tiếng Anh một thầy kèm một trò trực tuyến tại Antoree. Mong muốn con thành thạo tiếng Anh, nhiều phụ huynh sẵn sàng chi hàng chục triệu mỗi tháng cho con học tại các trung tâm danh tiếng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng thu được kết quả...