Truy tố thêm bị can vụ Nguyễn Thị Hà Thành chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng
Tại bản cáo trạng mới, Viện kiểm sát truy tố thêm một bị can là lao động tự do về tội “ Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, đồng thời thay đổi tội danh đối với hai bị can là cựu cán bộ ngân hàng từ tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” sang tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Sau nhiều lần trả TAND TP Hà Nội trả hồ sơ, yêu cầu điều ra bổ sung vụ án Nguyễn Thị Hà Thành (SN 1984, trú tại phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “ Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự” và “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng”, Viện KSND TP Hà Nội vừa ban hành cáo trạng mới tiếp tục truy tố bị can Nguyễn Thị Hà Thành và đồng phạm.
Nguyễn Thị Hà Thành (giữa) tại phiên tòa diễn ra tháng 5/2022.
Tại bản cáo trạng này, Viện kiểm sát truy tố thêm bị can Nguyễn Giang Hòa (lao động tự do) về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, đồng thời thay đổi tội danh đối với hai bị can Quản Trọng Đức (cựu Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng TMCP Việt Á) và cấp dưới của Đức là Nguyễn Mai Phương (cựu Kiểm soát viên Phòng Giao dịch Đông Đô, Ngân hàng TMCP Việt Á) từ tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” sang tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Trong số 26 bị can, Đặng Quỳnh Hương (cựu cán bộ Ngân hàng TMCP Việt Á) bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng”. Nguyễn Hồng Trung (cựu nhân viên Ngân hàng TMCP Quốc dân) bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng” và tội “Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự”.
Các bị can khác từng là cán bộ, nhân viên ngân hàng cùng bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng”.
Theo cáo trạng, năm 2016 và 2018, Nguyễn Thị Hà Thành hoạt động kinh doanh tự do, bị thua lỗ nên đã nhiều lần vay tiền với lãi suất cao của các cá nhân trong xã hội. Nhờ chiêu vay tiền của người sau trả cho người trước, thời gian đầu, Thành tạo được lòng tin đối với người cho vay và cán bộ ngân hàng khi trả nợ đúng hạn. Thời gian này, Thành tìm được nhiều người đến ngân hàng gửi tiết kiệm với số tiền lớn để gửi đồng sở hữu. Thành lấy tư cách cá nhân hoặc nhờ người khác đứng tên trên các hợp đồng tín dụng để vay những khoản tiền lớn nên được Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) và Ngân hàng TMCP Việt Á (VAB) coi là khách VIP.
Do không có hoạt động kinh doanh, chỉ vay tiền của người sau để trả gốc và lãi cao cho người trước nên từ ngày 5/6 đến 26/11/2018, Thành mất khả năng thanh toán với các khoản nợ đến hạn. Do đó, Thành đã nhiều lần thực hiện các hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tiền từ các ngân hàng và nhiều cá nhân khác nhau.
Video đang HOT
Nguyễn Thị Hà Thành và đồng phạm tại phiên tòa diễn ra tháng 5/2022.
Tại Ngân hàng NCB, từ ngày 18/6 đến 21/8/2018, Thành vay của ông Đặng Nghĩa Toàn (trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) 50 tỷ đồng. Thành yêu cầu ông Toàn gửi tiền tiết kiệm thành nhiều sổ đứng tên hai vợ chồng ông này vào NCB rồi đưa sổ tiết kiệm cho Thành giữ. Sau đó, Thành cùng Nguyễn Thanh Tùng (Giám đốc Công ty Jeongho Lanmark) dùng tư cách pháp nhân Công ty Jeongho Landmark lập khống các hợp đồng mua bán hàng hóa, các biên bản đối chiếu công nợ với các công ty khác và lợi dụng sự tin tưởng của nhân viên ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng, giải ngân để cả hai ký giả chữ ký của vợ chồng ông Toàn trên các chứng từ, chiếm đoạt của NCB 47,5 tỷ đồng.
Cũng với thủ đoạn trên, Thành vay của ông Toàn 52 tỷ đồng bằng hình thức yêu cầu ông Toàn gửi tiền tiết kiệm đứng tên hai vợ chồng ông vào Ngân hàng PVcombank, rồi đưa sổ tiết kiệm cho Thành giữ. Thành cùng với Tùng sau đó dùng tư cách pháp nhân Công ty Jeongho Landmark, lập khống các hợp đồng mua bán hàng hóa, các biên bản đối chiếu công nợ với doanh nghiệp. Tiếp đó, Thành và đồng phạm lợi dụng sự tin tưởng và thiếu trách nhiệm của nhân viên PVcombank trong hoạt động thu thập hồ sơ, thẩm định cấp tín dụng và giải ngân để ký giả chữ ký của vợ chồng ông Toàn trên chứng từ hợp đồng cầm cố tiền gửi trong hồ sơ cấp tín dụng. Qua đó đã chiếm đoạt của PVcombank 49,4 tỷ đồng.
Tại Ngân hàng TMCP Việt Á, trong khoảng thời gian từ ngày 5/6 đến 26/11/2018, Thành vay tiền của nhiều cá nhân rồi sau đó câu kết với các cán bộ ngân hàng để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt của ngân hàng số tiền hơn 273 tỷ đồng. Ngoài việc dùng các thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tiền của các tổ chức tín dụng trên, Thành còn cùng Nguyễn Thị Thu Hương (chuyên viên quan hệ khách hàng Phòng Khách hàng Doanh nghiệp, VAB) lừa hai người khác ký chứng từ vay, chứng từ rút tiền để chiếm đoạt của ba cá nhân tổng số tiền gần 60 tỷ đồng.
Tháo thiết bị định vị, ổ nhóm cầm cố ô tô cho vay lãi nặng hầu tòa
Trong hai ngày 21 và 22/9, TAND TP Hà Nội đã mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử nhóm đối tượng tiêu thụ của gian, cho vay lãi nặng, đánh bạc và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thành Công (SN 1989, trú tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) 12 năm tù về các tội: "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có", "Tổ chức đánh bạc" và "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".
Liên quan đến vụ án này, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Trọng Nhân (SN 1996, trú tại xã Hồng Lĩnh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) 8 năm tù về tội "Trộm cắp tài sản"; bị cáo Lê Hoàng Đạt (SN 1991, trú phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội) 4 năm 6 tháng tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Bị cáo Nguyễn Hữu Tú (SN 1993, trú tại thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) 8 năm 6 tháng tù về tội "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có" và tội "Đánh bạc"; bị cáo Nguyễn Hữu Trung (SN 1994, trú tại xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, Hà Nội) 7 năm tù và bị cáo Trần Đức Điển (SN 1992, trú tại xã Bồ Đề, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) 8 năm tù cùng về tội "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có".
Bị cáo Trần Trung Thành (SN 1996, trú tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội) bị tuyên phạt 12 tháng tù, nhưng hưởng án treo về tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".
Theo bản án sơ thẩm, tháng 6/2020, Công đăng ký kinh doanh hoạt động cầm đồ xe ô tô, xe máy và treo biển cửa hàng là "Cầm đồ xanh", hoạt động trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội. Bị cáo lập trang web và đăng quảng cáo nhận cầm cố các loại ô tô, trong đó có ô tô không chính chủ, mất giấy đăng ký, xe nợ ngân hàng...
Công thuê Tú và Trung làm việc với mức lương 9 triệu đồng một tháng. Khi có khách muốn vay tiền, Công trao đổi trước qua điện thoại để thỏa thuận lãi suất, tài sản, số tiền vay. Đối với xe ô tô có giấy tờ chính chủ, nguồn gốc rõ ràng, Công sai Tú hoặc Trung liên lạc, hẹn gặp khách trực tiếp tại cửa hàng.
Với xe không chính chủ, giấy tờ photo công chứng, không rõ nguồn gốc, các bị cáo hiểu rằng đây là xe đang thế chấp ngân hàng, hoặc xe do phạm pháp mà có, Công chỉ đạo Tú và Trung gặp khách ở khu vực đầu đường Ecopark gần chân cầu Thanh Trì.
Các bị cáo lựa chọn khu vực này vì không có nhiều nhà dân xung quanh, không có camera giao thông để tránh bị phát hiện, theo dõi.
Tú và Trung kiểm tra xe ô tô, ký giấy nhận đặt cọc rồi gửi thông tin qua zalo cho Công để anh này chuyển tiền cho khách. Sau đó, các bị cáo lái xe ô tô đến gara sửa chữa, tháo thiết bị định vị gắn trên xe rồi cất giấu ở các kho, bãi gửi xe quanh khu vực huyện Văn Lâm (tỉnh Hưng Yên) hoặc huyện Gia Lâm (Hà Nội). Nhưng thực tế, Công không lập hợp đồng cầm đồ, không ghi chép sổ sách mà chỉ yêu cầu khách hàng viết hoặc ký khống vào giấy nhận cọc tiền, giấy bán xe.
Quá trình điều tra xác định, Công cầm cố nhiều xe ô tô với lãi suất từ 2.000 đồng/1 triệu đồng/ngày và cho vay lãi nặng.
Cụ thể, từ ngày 22/3/2021 đến ngày 16/9/2021, Công cho 4 người vay số tiền 550 triệu đồng với lãi suất từ 108%/năm đến 730%/năm, thu lời bất chính hơn 100 triệu đồng.
Ngoài ra, từ ngày 3/2/2021 đến ngày 24/5/2021, Công và Thành cho hai người khác vay số tiền 660 triệu đồng với lãi suất từ 108%/năm đến 438%/năm, thu lời bất chính hơn 129,1 triệu đồng... Tổng cộng. Công cho vay hơn 1,2 tỷ đồng và thu lời hơn 185 triệu đồng.
Ngoài ra, từ ngày 7/5/2021 đến ngày 1/7/2021, Công tổ chức đánh bạc với Tú và nhiều người khác bằng hình thức ghi số lô, số đề với số tiền hơn 255 triệu đồng.
Quá trình hoạt động, Công đã tiêu thụ xe ô tô Ford Ranger do Nhân trộm cắp và xe ô tô do Đạt lừa đảo chiếm đoạt mà có. Khi gửi xe ô tô tại các bãi trông xe, Đạt phát hiện nhiều chủ xe, lái xe thường gửi lại chìa khóa xe cho bảo vệ trông giữ. Các bãi trông giữ xe thường bố trí nhiều bảo vệ nên không biết hết các chủ xe.
Thời điểm này, Đạt gặp khó khăn do kinh doanh tiền ảo nên nảy sinh hình thức chiếm đoạt xe ô tô. Bị cáo đóng giả là chủ xe và yêu cầu bãi xe đưa chìa khóa.
Sáng 30/5/2021, Đạt đến bãi trông xe khu vực phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) nhìn thấy chiếc ô tô nhãn hiệu Toyota Innove màu ghi.
Đạt nói với bảo vệ đưa chìa khóa xe, bấm nút mở khóa xe rồi điều khiển xe ra khỏi bãi. Sau đó, Đạt liên hệ với Công để cầm cố chiếc xe trên, vay 100 triệu đồng. Công đồng ý cho vay với thời gian 10 ngày, lãi suất 18 triệu đồng trên 10 ngày.
Nhận tiền vay, Đạt sử dụng mua tiền ảo trên ứng dụng FX Trading. Sáng hôm sau, Đạt tiếp tục vay thêm 35 triệu đồng để mua tiền ảo nhưng sau đó ứng dụng trên bị sập...
'Nữ quái' cho vay 75,5 triệu đồng, sau 5 năm thu lãi hơn 1,3 tỉ đồng Nghi phạm Đinh Thị Huế cho một người dân ở TP.Ninh Bình (Ninh Bình) vay 75,5 triệu đồng, sau 5 năm số tiền lãi Huế thu lời bất chính là hơn 1,3 tỉ đồng. Ngày 15.9, thông tin từ Công an TP.Ninh Bình cho biết, vừa bắt giữ Đinh Thị Huế (25 tuổi, ngụ P.Phúc Thành, TP.Ninh Bình) để điều tra về hành...