Truy tố Phó giám đốc trung tâm đăng kiểm nhận hối lộ
Nhận tiền để làm hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công và nghiệm thu cấp giấy chứng nhận xe cải tạo trái quy định, nguyên Phó giám đốc Công ty đăng kiểm 48-01D ở Đắk Nông bị truy tố về tội “Nhận hối lộ”.
Ngày 23/1, thông tin từ Viện KSND tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa ban hành cáo trạng truy tố đối với bị can Phan Thanh Hoàng (SN 1986, trú tại TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắ Nông) về tội “Nhận hối lộ”, quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 354 BLHS.
Theo cáo trạng, năm 2004, Trung tâm đăng kiểm số 48-01S tỉnh Đắk Nông (đóng tại TP Gia Nghĩa) được thành lập và là đơn vị trực thuộc Sở GTVT tỉnh Đắk Nông quản lý. Năm 2010, Trung tâm đăng kiểm số 48-01S chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV đăng kiểm xe cơ giới Đắk Nông. Đến năm 2017, công ty được cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty CP đăng kiểm xe cơ giới Đắk Nông – Mã số 48-01D (Công ty đăng kiểm 48-01D). Trong đó, Phan Thanh Hoàng là Đăng kiểm viên bậc cao, giữ chức vụ Phó giám đốc công ty từ năm 2020.
Trung tâm đăng kiểm 48-01D, nơi Hoàng công tác.
Trong quá trình công tác tại Công ty đăng kiểm 48-01D, Hoàng quen biết với Phạm Văn Lịch là đăng kiểm viên công tác tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới số 47-04D tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Qua trao đổi, Hoàng được Lịch cho biết, Lịch có thành lập Công ty TNHH thiết kế cải tạo xe cơ giới Gia Phạm (Công ty Gia Phạm, trụ sở tại tỉnh Đắk Lắk). Công ty Gia Phạm do vợ của Lịch đứng tên làm giám đốc, còn Lịch giữ chức vụ phó giám đốc và điều hành các hoạt động của công ty. Lịch nói với Hoàng nếu có khách hàng làm xe cải tạo thì giới thiệu cho Lịch, chi phí Công ty Gia Phạm lập hồ sơ từ 3,8 triệu đồng đến 4 triệu đồng/hồ sơ.
Vào năm 2021, một số chủ xe cơ giới đã liên hệ với Hoàng để được hướng dẫn làm thủ tục cải tạo xe cơ giới và đăng kiểm xe sau khi cải tạo. Mặc dù Hoàng biết các chủ xe nêu trên không đưa xe đến các cơ sở có đủ điều kiện để thi công cải tạo xe cơ giới nhưng Hoàng vẫn đồng ý nhận làm hồ sơ cải tạo và nghiệm thu, cấp giấy chứng nhận xe cơ giới cải tạo tại Công ty đăng kiểm 48-01D cho chủ xe với giá tiền từ 5,5 triệu đồng đến 7 triệu đồng/xe.
Sau đó, Hoàng liên hệ với Lịch để lập khống hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công tại Công ty Gia Phạm để hợp thức hồ sơ đăng kiểm cho xe cải tạo. Để làm hồ sơ thiết kế xe cải tạo, Hoàng đề nghị chủ xe gửi thông tin đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định lưu hành và hình ảnh xe. Trường hợp xe đã cải tạo thì Hoàng yêu cầu đưa xe tới Công ty đăng kiểm 48-01D để Hoàng chụp ảnh các chi tiết trên xe đã thực hiện việc cải tạo.
Trên cơ sở thông tin do Hoàng gửi, Lịch trực tiếp lập bản vẽ và thuyết minh bản vẽ thiết kế. Sau đó, các chủ xe đưa xe đến Công ty đăng kiểm 48-01D gặp Hoàng. Tại đây, Hoàng nộp giấy tờ xe, hồ sơ cải tạo và đóng phí nghiệm thu cấp giấy chứng nhận cải tạo, phí kiểm định lưu hành (trường hợp xe đã đến hạn kiểm định) thay cho chủ xe tại bộ phận văn phòng công ty, hướng dẫn chủ xe điều khiển xe vào dây chuyền kiểm định để Hoàng kiểm tra, nghiệm thu xe cải tạo…
Video đang HOT
Với phương thức thủ đoạn trên, từ năm 2021-2022, Hoàng đã nhận số tiền gần 53 triệu đồng của 13 chủ xe để làm hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công và nghiệm thu cấp giấy chứng nhận xe cải tạo trái quy định đối với 18 xe cải tạo đăng kiểm tại Công ty đăng kiểm 48-01D. Trong đó, Hoàng chuyển cho Lịch 35,8 triệu đồng để Lịch hợp thức hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công xe cải tạo và đóng hơn 6 triệu đồng phí kiểm định cho chủ xe. Riêng, Hoàng hưởng lợi số tiền gần 11 triệu đồng.
Đối với hành vi Phạm Văn Lịch và cá nhân có liên quan của Công ty Gia Phạm, Công an tỉnh Đắk Nông tách hành vi của các cá nhân có liên quan trong việc lập hồ sơ thiết kế, thi công đối với các xe cải tạo và chuyển các thông tin, tài liệu trong vụ án cho Công an tỉnh Đắk Lắk để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật
Lời khai về chuyện nhận hối lộ và 'biếu nhau đào Tết' trong vụ Việt Á
Ngày 3/1, tại phiên tòa xét xử vụ Việt Á, bị cáo Phan Quốc Việt thừa nhận chuyện đưa hối lộ cả trăm tỷ đồng.
Có người nhận tiền khai rằng: "Việt nói có cành đào Tết để tặng, bị cáo nghĩ là theo phong tục tập quán Á Đông nên có thể chấp nhận được".
Trong số 38 bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ Việt Á, có 6 bị cáo bị truy tố tội Nhận hối lộ. Những người này gồm: Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ KH&CN); Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế); Nguyễn Huỳnh (cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế); Nguyễn Minh Tuấn (cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị & Công trình y tế, Bộ Y tế); Nguyễn Nam Liên (cựu Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế) và Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương).
Chiều 3/1, 5 trong 6 người bị cáo buộc nhận hối lộ đã có lời khai tại tòa. Họ đều thừa nhận việc cầm tiền của Việt Á. Bản thân Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt cũng thừa nhận việc đưa cả trăm tỷ đồng tiền hối lộ.
Trả lời thẩm vấn tại tòa, Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt khai, bị cáo tham gia Đề tài sản xuất kit test để phòng chống dịch là do được ông Trịnh Thanh Hùng gọi điện mời tham gia và thuyết phục.
Theo lời khai của bị cáo Việt, ông Hùng mời gọi cùng tham gia với Học Viện Quân y thực hiện đề tài vì lúc đó tình hình cấp bách, Bộ KH&CN giao trong 1 tháng phải nghiên cứu và sản xuất được kit test chống dịch và chỉ Việt Á mới đủ điều kiện tham gia.
Bị cáo Phan Quốc Việt tại tòa. Ảnh: TTXVN
Ngày 2/2/2020, phía Việt Á tham gia cuộc họp do Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc chủ trì với tư cách là đơn vị sản xuất, đến 14/2/2020, Việt Á đã sản xuất được kit test và đem kiểm nghiệm tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Bị cáo Phan Quốc Việt trình bày: Sản phẩm sản xuất ra dựa trên quy trình mà HVQY gửi cho bị cáo, sau đó Việt Á tối ưu, hoàn thiện sản phẩm. Khi đó Việt Á được nhận tiền công 1 tỷ đồng và được nhận số nguyên vật liệu để sản xuất kit test tương ứng 8-9 tỷ đồng.
Giai đoạn đó chỉ có Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương được kiểm nghiệm kit test và Bộ Y tế nhiều lần yêu cầu bổ sung hồ sơ để được cấp phép. Đến ngày 4/3/2020, sản phẩm được cấp phép lưu hành tạm thời. Đến ngày 4/12/2020 sản phẩm kit test của Việt Á mới được cấp phép lưu hành chính thức.
Theo Phan Quốc Việt, sở dĩ mất nhiều thời gian để được cấp phép lưu hành chính thức sản phẩm là do Covid-19 còn quá mới nên cơ quan chức năng đã rất thận trọng.
Trả lời câu hỏi của HĐXX về việc bị cáo có nhờ ai can thiệp để được cấp phép không, Chủ tịch Việt Á thừa nhận có nhờ ông Nguyễn Huỳnh (cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế). "Lúc đó áp lực chống dịch quá lớn mà việc cấp phép lại gặp khó khăn nên bị cáo có nhờ ông Huỳnh tác động để được cấp phép", bị cáo Phan Quốc Việt khai.
Những lời khai nhận tiền từ Công ty Việt Á
Về phần mình, bị cáo Nguyễn Huỳnh thừa nhận nội dung truy tố là đúng. Bị cáo Nguyễn Huỳnh khai: Việt nhờ bị cáo giúp đỡ, đã đưa tổng số 2,2 triệu USD để chuyển cho ông Nguyễn Thanh Long (khi đó là Bộ trưởng Bộ Y tế-PV) và đưa cho bị cáo 4 tỷ đồng thì bị cáo đã dùng để chi tiêu cá nhân.
Trước câu hỏi của HĐXX: Bị cáo có kiểm tra việc bị cáo Long có nhận được tiền không, Phan Quốc Việt trả lời: "Bị cáo có số điện thoại của ông Long, nhưng bị cáo không gọi điện kiểm tra vì tin tưởng".
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: TTXVN
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Minh Tuấn khai không trao đổi, thỏa thuận, không gây khó khăn gì cho Việt Á. Bản thân bị cáo và bị cáo Nguyễn Nam Liên được giao nhiệm vụ thẩm định giá và đã làm đúng chức trách nhiệm vụ.
Bị cáo Nguyễn Minh Tuấn thừa nhận, quá trình làm việc, Chủ tịch Việt Á có đến cảm ơn 2 lần, đưa số tiền 300.000 USD. Ngay sau khi bị tạm giam, bị cáo đã khai báo và nhờ gia đình nộp hết số tiền trên để khắc phục hậu quả.
Bị cáo Nguyễn Nam Liên cũng thừa nhận việc bị cáo Phan Quốc Việt đến cơ quan bị cáo và có để lại túi quà. Ông Liên trình bày: "Bị cáo không muốn nhận nhưng Việt cứ để lại. Khi bị cáo mở ra xem thì thấy có 100.000 USD.
Cáo buộc cho rằng, ông Phạm Công Tạc (cựu Thứ trưởng Bộ KH&CN) được Phan Quốc Việt đưa cảm ơn 50.000 USD. Trình bày tại tòa, bị cáo Phạm Công Tạc chỉ thừa nhận đã cầm của Chủ tịch Việt Á 100 triệu đồng.
Cựu Thứ trưởng Bộ KH&CN trình bày: "Bị cáo Việt khai đưa 50.000 USD, nhưng bị cáo chỉ nhận 100 triệu đồng... Bị cáo Việt đến thăm rồi để lại túi quà, Việt nói có cành đào Tết để tặng. Bị cáo nghĩ là theo phong tục tập quán Á Đông nên có thể chấp nhận được..."
Cựu giám đốc và nhân viên trung tâm đăng kiểm nhận hối lộ hơn 1,8 tỷ Lương Minh Tú, cựu giám đốc trung tâm đăng kiểm 60-04D cùng các nhân viên bị cơ quan điều tra đề nghị truy tố tội nhận hối lộ hơn 1,8 tỷ đồng. Ngày 12/12, Công an tỉnh Đồng Nai đã ban hành kết luận điều tra đề nghị truy tố 11 bị can về tội "đưa hối lộ và nhận hối lộ" xảy...