Nhận cảm ơn tiền tỉ mà không bị xử tội nhận hối lộ là chưa thỏa đáng
Nguyên thẩm phán TAND TP. Hà Nội cho rằng việc không (hoặc chưa) xử lý các trường hợp nhận “quà cảm ơn” tiền tỉ về tội nhận hối lộ là chưa thỏa đáng.
Trong vụ án kit test Việt Á, cựu Bộ trưởng Bộ KH-CN Chu Ngọc Anh bị cáo buộc nhận 200.000 USD từ Tổng giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt. Tuy nhiên, ông Ngọc Anh chỉ bị đề nghị truy tố tội vi phạm quy định quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Theo lý giải của cơ quan điều tra, ông Ngọc Anh và Phan Quốc Việt không có sự bàn bạc, trao đổi từ trước, ông Ngọc Anh cũng không gây khó khăn để bị can Việt phải chi tiền. Do đó, dù nhận số tiền rất lớn như vậy, cựu bộ trưởng không bị truy cứu tội nhận hối lộ.
Trong vụ kit test Việt Á, nhiều cựu quan chức nhận tiền tỉ từ doanh nghiệp nhưng không bị truy cứu tội nhận hối lộ.ẢNH T.N
Ngoài ông Ngọc Anh, cựu Thứ trưởng Bộ KH-CN Phạm Công Tạc và bị can Nguyễn Văn Trịnh, cựu Trợ lý Phó thủ tướng, lần lượt nhận 50.000 USD và 200.000 USD từ bị can Việt, nhưng cũng thoát tội nhận hối lộ, với lý do tương tự.
Xa hơn, trong 2 vụ án vi phạm đấu thầu liên quan đến mua sắm trang thiết bị y tế và dạy học, cựu Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa Phạm Thị Hằng và cựu Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ Bùi Thị Lệ Phi đều bị cáo buộc nhận 3 tỉ đồng từ doanh nghiệp trúng thầu, nhưng không bị truy cứu tội nhận hối lộ.
Những ví dụ vừa nêu khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: phải chăng đang có khoảng trống trong việc xử lý đối với hành vi nhận quà có giá trị lớn bất thường của cán bộ?
Nguyên thẩm phán, Phó chánh tòa hình sự TAND TP.Hà Nội Trương Việt Toàn, cho rằng việc không (hoặc chưa) xử lý các trường hợp nhận những món “quà cảm ơn” tiền tỉ về tội nhận hối lộ là chưa thỏa đáng.
Nhận hối lộ nghĩa là lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc nhiệm vụ được giao, nhận lợi ích dưới bất cứ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc theo mong muốn, lợi ích của người đưa vật chất.
Thực tế luôn phát sinh các tình huống biến hóa khôn lường. Luật dù quy định chặt chẽ đến đâu cũng không thể phản ánh toàn diện, đầy đủ tất cả các tình huống phát sinh trong đời sống xã hội.
Với hành vi đưa và nhận hối lộ, việc hứa hẹn, bàn bạc thì không nhất thiết phải được thể hiện bằng lời nói. Bởi lẽ, khi mô tả hành vi của tội nhận hối lộ, trong bộ luật Hình sự từ trước đến nay đều không đưa ra khái niệm thế nào là hứa hẹn, trao đổi, bàn bạc.
Trong khi đó, theo khoa học pháp lý, hành vi nghĩa là hành động hoặc không hành động. Xưa nay, chúng ta thường để ý tới hành động mà ít coi trọng, đánh giá không hành động, mà việc giữa người đưa và người nhận ngầm hiểu với nhau “cứ làm đi rồi sẽ được hưởng lợi” chính là hành vi không hành động của tội phạm.
“Theo lẽ thường, nếu không biết sẽ có lợi ích vật chất sau này thì không ai thực hiện hành vi phạm tội và người nhận cũng không làm hoặc làm để nhận lợi ích vật chất”, ông Toàn nói.
Theo ông Toàn, tinh thần suy luận như trên không phải bây giờ mới đặt ra, mà thực tiễn đã chứng minh từ nhiều năm trước, thông qua vụ án Năm Cam.
“Năm Cam không hề nói cần sát hại Dung Hà, nhưng khi Năm Cam nói rằng không muốn nhìn thấy Dung Hà nữa, Hải Bánh hiểu rằng phải giết Dung Hà. Lấy ví dụ như vậy, để cho thấy sự trao đổi, bàn bạc giữa hai bên không nhất thiết phải thể hiện trực tiếp bằng con chữ, lời nói, mà có thể ngầm hiểu, tự hiểu với nhau”, nguyên thẩm phán phân tích.
Sai phạm tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức: Nhận hối lộ để sử dụng kit xét nghiệm Việt Á
Hay như vụ án “chuyến bay giải cứu” vừa qua, dù nhiều bị cáo là đại diện doanh nghiệp và quan chức đều khai không bàn bạc, thỏa thuận với nhau về việc đưa, nhận tiền nhưng cơ quan tố tụng vẫn đủ căn cứ quy kết tội nhận hối lộ.
“Một doanh nghiệp thực hiện hàng trăm chuyến bay, không phải chuyến nào doanh nghiệp cũng đến gặp, trao đổi với quan chức, mà ở đây đã có sự ngầm hiểu rằng đưa tiền là theo cơ chế, quy luật phải đưa, đưa lần 1 xong rồi lần sau cứ thế mà đưa, không cần phải nói ra”, ông Toàn dẫn giải.
Nguyên thẩm phán TAND TP.Hà Nội cho rằng, quá trình điều tra, truy tố, xét xử, nếu cứ theo hướng chứng minh được có sự bàn bạc, trao đổi từ trước giữa người đưa và người nhận thì chuyện đó không cần bàn nhiều, đã quá rõ ràng.
Trong bối cảnh hiện nay, hành vi phạm tội và tình huống diễn ra tội phạm được biến hóa khôn lường; đôi khi người đưa và người nhận chỉ cần tiếp nhận ý chí của nhau; người đưa được việc, người nhận sẽ làm.
Thực tế này đòi hỏi những người tiến hành tố tụng phải thực sự chuyên sâu, kỹ lưỡng; liên tục cập nhật nhận thức để theo kịp thực tiễn, phải linh hoạt khi áp dụng quy định trong suy luận.
Cựu Giám đốc CDC Hải Dương nhận hối lộ qua tài khoản của bảo vệ, thông gia
Liên quan đến vụ Việt Á, CQĐT làm rõ, cựu Giám đốc CDC Hải Dương Phạm Duy Tuyến nhận hối lộ 27 tỷ đồng.
Kết thúc điều tra vụ Việt Á, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố 6 bị can tội "Nhận hối lộ". Trong số đó có ông Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc CDC Hải Dương).
Theo kết luận điều tra, từ ngày 1/2/2021, ông Tuyến đã thỏa thuận, thống nhất với Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt và chỉ đạo ông Bùi Đình Long (Trưởng khoa Dược vật tư y tế) làm việc với ông Vũ Đình Hiệp (Phó TGĐ Công ty Việt Á) để CDC Hải Dương nhận test xét nghiệm và các vật tư, sinh phẩm y tế khác của Công ty Việt Á để sử dụng trước.
Quá trình hợp thức hồ sơ đấu thầu để thanh toán tiền cho Công ty Việt Á, để thanh toán tiền theo đúng đơn giá Công ty Việt Á đưa ra, ông Tuyến chỉ đạo ông Nguyễn Văn Cường (Kế toán trưởng CDC Hải Dương) phối hợp với Phó TGĐ Việt Á và bà Trần Thị Hồng (nhân viên kinh doanh Công ty Việt Á) lấy báo giá của Công ty Việt Á và báo giá của các đơn vị khác, trong đó giá của Công ty Việt Á là thấp nhất.
Ông Phan Quốc Việt (trái) và ông Phạm Duy Tuyến.
Ông Tuyến còn chỉ đạo ông Cường liên hệ làm việc với Trung tâm tư vấn và dịch vụ tài chính thuộc Sở Tài chính tỉnh Hải Dương để bảo vệ được đơn giá của Công ty Việt Á. Trên cơ sở đó, làm thủ tục đấu thầu theo hình thức chỉ định thầu rút gọn, ông Tuyến ký 4 hợp đồng giữa CDC Hải Dương và Công ty Việt Á về việc cung cấp test xét nghiệm và các vật tư, sinh phẩm y tế khác.
Theo đó, CDC Hải Dương phải thanh toán hơn 147 tỷ đồng cho Công ty Việt Á từ nguồn ngân sách Nhà nước, trong đó thanh toán hơn 106 tỷ đồng tiền test xét nghiệm cho Công ty Việt Á, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 73 tỷ đồng.
CQĐT cho rằng, hành vi chỉ đạo, thông đồng với Công ty Việt Á và đơn vị thẩm định giá hợp thức hồ sơ thầu để Công ty Việt Á trúng thầu, ký hợp đồng, thanh toán tiền cho Công ty Việt Á theo đúng đơn giá do Công ty Việt Á đưa ra là không đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch trong đấu thầu, gian lận đấu thầu.
Chi "hoa hồng"
Trước khi CDC Hải Dương hợp thức hồ sơ đấu thầu, thanh toán tiền cho Công ty Việt Á, ông Tuyến và bị can Phan Quốc Việt thỏa thuận, thống nhất việc Công ty Việt Á sẽ chi cho ông Tuyến và một số lãnh đạo tỉnh Hải Dương số tiền từ 20- 25% giá trị hợp đồng, để CDC Hải Dương ưu tiên sử dụng test xét nghiệm của Việt Á (hạn chế sử dụng test xét nghiệm của các đơn vị cung cấp khác) và tạo điều kiện ký hợp đồng, thanh toán tiền cho Công ty Việt Á theo đơn giá mà công ty đưa ra.
Thực hiện thỏa thuận chi "hoa hồng" nói trên, từ ngày 19/5- 19/11/2021, ông Phạm Duy Tuyến đã 3 lần nhận tổng số tiền 27 tỷ đồng do Công ty Việt Á chuyển.
Số tiền này được bà Hồ Thị Thanh Thảo, thủ quỹ Công ty Việt Á chuyển đến các tài khoản mà ông Tuyến cung cấp. CQĐT xác định, phía Việt Á đã chuyển 22 tỷ đồng đến tài khoản của ông Phạm Văn Cường là bảo vệ CDC Hải Dương (bạn học của ông Tuyến); chuyển 5 tỷ đồng vào tài khoản của bà Nguyễn Thị Hiện (chủ tiệm vàng Kim Hiển), là thông gia với gia đình ông Tuyến.
Theo lời khai của bà Hiển, khoảng tháng 7/2021, vợ ông Tuyến có gọi điện mượn tài khoản để nhận tiền và bà đã đồng ý. Sau đó tài khoản của bà Hiển nhận 13 tỷ đồng, trong đó có 5 tỷ đồng được chuyển đến tài khoản với nội dung: "HO THI THANH THAO: nhờ tt tiền mua hàng". Bà Hiển đã rút tiền mặt đưa cho vợ ông Tuyến.
Số tiền nhận hối lộ được ông Tuyến dùng hơn 10 tỷ đồng đưa cho một số lãnh đạo, cán bộ CDC Hải Dương. Ông Tuyến đã nhờ ông Phạm Văn Cường là bảo vệ CDC Hải Dương mở 1 sổ tiết kiệm 1 tỷ đồng vào ngày 27/7/2021. Số tiền còn lại, ông Tuyến khai đã sử dụng cá nhân nhưng không nhớ được việc chi tiêu.
Đến nay, vợ ông Tuyến đã nộp khắc phục tổng hơn 12 tỷ đồng.
Vì sao ông Chu Ngọc Anh nhận túi quà tiền tỷ nhưng thoát tội nhận hối lộ? Cơ quan điều tra xác định số tiền 200.000 USD Phan Quốc Việt đưa cho ông Chu Ngọc Anh là yếu tố "vì vụ lợi" và không đề nghị truy tố cựu bộ trưởng tội nhận hối lộ. Theo kết luận điều tra vụ án Việt Á, ông Chu Ngọc Anh, cựu Bộ trưởng KH&CN bị xác định gây thiệt hại gần 19...