Truy tố nguyên phó tổng giám đốc Tổng công ty Cà phê Việt Nam
Ông Nguyễn Công Hoàng bị truy tố tội cố ý làm trái liên quan vụ chi huê hồng trái quy định cho lãnh đạo 14 đơn vị thành viên thuộc Vinacafe, gây thiệt hại gần 2 tỉ đồng.
Truy tố nguyên phó tổng giám đốc Tổng công ty Cà phê Việt Nam
Ngày 15-8, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã tống đạt cáo trạng, truy tố bị can Nguyễn Công Hoàng (55 tuổi, nguyên phó tổng giám đốc Tổng công ty Cà phê Việt Nam kiêm giám đốc Trung tâm XNK Vinacafe) về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cùng bị truy tố về tội danh trên với nguyên tổng giám đốc Nguyễn Công Hoàng là các bị can Phạm Trung Tuyến (57 tuổi, cùng ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM, nguyên phó giám đốc trung tâm), Võ Quang Vinh (30 tuổi, ngụ Đắk Lắk, nguyên phó phòng tài chính kế toán trung tâm).
Theo cáo trạng, trong thời gian tháng 10-2011, bị can Hoàng cùng với Phạm Trung Tuyến lập hồ sơ, chứng từ khống rút gần 2 tỉ đồng tiền công quỹ để chi hoa hồng trái quy định cho lãnh đạo 14 đơn vị thành viên thuộc Vinacafe, gây thiệt hại cho đơn vị này gần 2 tỉ đồng.
Đối với những sai phạm của Tuyến và Vinh, cơ quan tố tụng xác định từ tháng 9-2011 đến tháng 6-2012 hai bị can này lập hồ sơ, chứng từ khống, ký 5 hợp đồng mua cà phê của Công ty TNHH TMDV nông sản Bắc Hà (Công ty Bắc Hà), rồi sử dụng hồ sơ này vay hơn 850.000 USD (18 tỉ đồng) của Techcombank chi nhánh TP.HCM với lãi suất 8,5% để chuyển cho Công ty Bắc Hà vay lại với lãi suất 21%/năm nhằm thu lãi suất chênh lệch.
Khi đến thời hạn hoàn trả ngân hàng, hai bị can này không thu hồi được tiền, gây thiệt hại cho Vinacafe gần 18 tỉ đồng.
Video đang HOT
Tiếp đó tháng 9-2013, Tuyến ký hợp đồng khống mua 1.000 tấn cà phê của Công ty Hoàng Đạo với tổng giá trị hơn 40 tỉ đồng, sử dụng vốn kinh doanh của trung tâm (là vốn vay tại các ngân hàng theo ủy quyền của tổng công ty), chuyển cho Công ty Hoàng Đạo vay với lãi suất 21%/năm.
Để thực hiện hợp đồng, Tuyến chỉ đạo Vinh chuyển tiền cho Công ty Hoàng Đạo vay 24 tỉ đồng dẫn đến hậu quả không thu hồi được tài sản, gây thiệt hại cho tổng công ty hơn 17 tỉ đồng.
Cơ quan điều tra còn xác định hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng của Phạm Trung Tuyến và Trương Đăng Khôi (phó phòng phụ trách kinh doanh trung tâm).
Trong khoảng thời gian từ tháng 1-2012 đến tháng 5-2012, Tuyến giao cho Vinh lập nhiều chứng từ, hợp đồng khống vay tiền và chuyển tiền của trung tâm cho bà Trần Thị Kim Thu (vợ Khôi) sử dụng sai mục đích, gây thiệt hại cho tổng công ty gần 1,5 tỉ đồng. Hiện Khôi bỏ trốn, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.
Theo Tuổi Trẻ
Cần xác định đúng tội danh bị cáo tại Công ty Tài chính cao su
Công ty Tài chính TNHH một thành viên Cao su Việt Nam thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su VN, được thành lập theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có chức năng vay và cho vay như một tổ chức tín dụng (ngân hàng).
Cần xác định đúng tội danh bị cáo tại Công ty Tài chính cao su
Trần Quốc Hoàng (cán bộ phòng tín dụng) do thua bạc đã lập các hợp đồng tín dụng giả (khống) để chiếm đoạt tiền của công ty.
Trong quá trình lập các hợp đồng tín dụng giả, Hoàng đã thực hiện nhiều hành vi gian dối như: lập các hợp đồng vay tiền khống, ký giả chữ ký của người thân hoặc nhờ những người bán vé số ký giả chữ ký của người thân và khách hàng; tự định giá tài sản thế chấp, tự tạo ra các hợp đồng vay tiền có tài sản thế chấp... rồi lợi dụng mối quan hệ quen biết với giám đốc và nhân viên các phòng, ban để rút hơn 45 tỉ đồng của công ty.
Cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án cấp sơ thẩm đều xác định hành vi của Trần Quốc Hoàng là hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Các cán bộ thuộc phòng tín dụng, phòng kế toán, thủ quỹ về tội "vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".
Trong vụ án này, Trần Quốc Hoàng là cán bộ phòng tín dụng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình và bằng các thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của công ty mà mình có trách nhiệm quản lý chưa hẳn đã phạm tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" mà có thể phạm tội "tham ô tài sản".
Bởi lẽ, phòng tín dụng có chức năng tham mưu cho giám đốc về việc cho vay, sau khi đã thẩm tra đầy đủ các điều kiện cho vay nên có thể nói phòng tín dụng là phòng có chức năng quản lý tài sản của công ty.
Hơn nữa, trong vụ án này cũng không có bất cứ hoạt động tín dụng nào, nên hành vi của các bị cáo khác cũng không phạm tội "vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".
Bởi lẽ, không có hoạt động tín dụng thì cũng không có hành vi vi phạm trong lĩnh vực cho vay được.
Việc để mất tiền trước hết thuộc về những người có chức vụ, quyền hạn trong việc cho vay, kế đó là trách nhiệm của thủ quỹ công ty đã không thực hiện đúng quy chế trong việc chi tiền.
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cũng kết luận: "Trách nhiệm trong việc cho vay vi phạm điều kiện vay vốn thuộc về lãnh đạo phê duyệt cho vay, trưởng phòng tín dụng, trưởng phòng giao dịch và các cán bộ tín dụng trực tiếp ký trên các hồ sơ vay vốn".
Riêng phòng kế toán chỉ được nhận một phần hồ sơ cho vay, căn cứ vào quyết định của giám đốc mà ký các phiếu chi giải ngân.
Ngay cả khi các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn xác định hành vi của Trần Quốc Hoàng là hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" thì cũng không có tội "vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng", nếu có thì cũng chỉ có tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" hoặc tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Vấn đề mấu chốt và cũng là dấu hiệu quyết định đến việc xác định tội danh của bị cáo ở chỗ ban giám đốc và các phòng ban có biết rõ các hồ sơ tín dụng của Trần Quốc Hoàng chuyển đến cho phòng kế toán là hồ sơ giả hay không?
Điều này thì ai cũng khẳng định là không. Chẳng ai làm ngơ để Trần Quốc Hoàng lừa đảo chiếm đoạt hơn 45 tỉ đồng của công ty mà mình không được đồng nào, trừ khi họ là đồng phạm với Trần Quốc Hoàng.
Thiết nghĩ tòa án cấp phúc thẩm cần hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra lại nhằm xác định đúng tội danh đối với Trần Quốc Hoàng và các bị cáo khác trong vụ án nhằm bảo đảm nguyên tắc xét xử đúng người đúng tội, không làm oan người vô tội nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm.
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 4-6-2015, TAND TP.HCM tuyên phạt các bị cáo Phan Minh Anh Ngọc (nguyên tổng giám đốc Công ty Tài chính cao su Việt Nam) 5 năm tù, Võ Thị Hoàng Hồng (nguyên thủ quỹ công ty) 3 năm án treo về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Bị cáo Trần Quốc Hoàng (nguyên nhân viên phòng tín dụng) lãnh án tù chung thân về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Các bị cáo nguyên là kế toán, thủ quỹ của công ty là Đặng Thị Kim Anh 7 năm tù, Nguyễn Thị Lệ Hằng 5 năm tù, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Hồng Hải, Trần Thị Thu Hiền mỗi bị cáo 4 năm tù về tội "vi phạm các quy định trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng".
Theo Tuổi Trẻ
Khởi tố cán bộ xã chiếm đoạt tiền thờ cúng liệt sĩ Ngày 1.8, Công an thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Văn Thành (37 tuổi, trú thôn Lạc Thành Nam, xã Điện Hồng) và thực hiện lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Thành để tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi tham...