Truy tố cựu Chủ tịch HĐTV Resco và 7 bị can trong vụ chuyển nhượng đất công
Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ qua Viện KSND thành phố đề nghị truy tố 8 bị can tưng là lãnh đạo Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn – TNHH MTV (Resco).
Cụ thể, các bị can gồm: Nguyễn Tín Trung (cựu Chủ tịch HĐTV Resco), Nguyễn Phước Ngọc (cựu Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Kinh doanh và Quản lý nhà thành phố, cựu Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐTV Resco), Đỗ Văn Phúc (cựu thành viên HĐTV Resco), Trần Công Đức (cựu thành viên HĐTV Resco), Nguyễn Thị Thúy Hằng (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Địa ốc 8, cựu thành viên HĐTV Resco), Võ Hữu Hải (cựu thành viên HĐTV Resco), Hoàng Hải Đăng (cựu Phó Tổng giám đốc Resco), Nguyễn Đình Phú (cựu Phó Tổng giám đốc Resco) bị đề nghị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Theo kết luận điều tra, năm 2010, Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn chuyển đổi thành Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn – TNHH MTV (viết tắt là Resco), chủ sở hữu là UBND TP Hồ Chí Minh. Resco là chủ đầu tư, tham gia đầu tư nhiều công trình cao ốc văn phòng, khu dân cư thương mại có vị trí đắc địa trên địa bàn thành phố.
Ngày 9/8/2010, UBND TP Hồ Chí Minh chấp thuận chủ trương giao Resco thực hiện dự án bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư dự án Rạch Ụ Cây.
Trụ sở Tổng công ty địa ốc Sài Gòn – Resco trên đường Sương Nguyệt Ánh, quận 1.
Video đang HOT
Để có nguồn vốn thực hiện dự án, UBND TP Hồ Chí Minh đã chấp thuận cho Resco chuyển mục đích sử dụng 15 mặt bằng nhà, đất để cấn trừ vốn đầu tư giai đoạn 1 dự án Rạch Ụ Cây thay vì phải nộp vào ngân sách thành phố…
Trong giai đoạn 2012-2016, UBND thành phố có quyết định phê duyệt đơn giá thu tiền sử dụng đất và giao 10/15 mặt bằng cho Resco chuyển mục đích sử dụng đất để đầu tư xây dựng theo quy hoạch của UBND thành phố, nhưng Resco không thực hiện mà chuyển nhượng các mặt bằng nêu trên.
Mặt bằng 299/18 Lý Thường Kiệt và mặt bằng 682 Hồng Bàng ( quận 11) được UBND thành phố xác lập quyền sở hữu Nhà nước. Tuy nhiên, sau khi được bàn giao các mặt bằng này, Resco không thực hiện đầu tư khai thác kinh doanh mà chuyển nhượng mặt bằng 299/18 Lý Thường Kiệt cho Công ty Cổ phần Địa ốc 7 (có 20% vốn góp của Resco) với giá 38 tỷ đồng và chuyển nhượng mặt bằng tại 682 Hồng Bàng cho Công ty Cổ phần Xây dựng địa ốc Nam Việt (có 20% vốn của Resco) với giá 22 tỷ đồng.
Việc chuyển nhượng 2 mặt này không thông qua đấu giá, không đúng với chỉ đạo của UBND thành phố (chỉ cho chuyển nhượng cho công ty thành viên), dẫn đến thất thoát cho Resco tại thời điểm chuyển nhượng là hơn 2,1 tỷ đồng đối với mặt bằng 299/18 Lý Thường Kiệt và hơn 1,7 tỷ đồng đối với mặt bằng 682 Hồng Bàng.
Sau khi được cập nhật giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 2 mặt bằng, Công ty Cổ phần Địa ốc 7 và Công ty Cổ phần Xây dựng địa ốc Nam Việt đã chuyển nhượng cho các cá nhân không còn thuộc quyền quản lý của Nhà nước…
Đề nghị truy tố 8 cá nhân liên quan đền bù hồ thủy lợi Ia Mơr
Bảy người là cán bộ, nhân viên và 1 người dân tại huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) bị đề nghị truy tố về 5 tội danh liên quan công tác đền bù khi thực hiện dự án hồ thủy lợi Ia Mơr.
Ngày 5/1, nguồn tin Báo CAND cho biết, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai đã hoàn tất điều tra, chuyển hồ sơ vụ án sai phạm trong đền bù tại dự án hồ thủy lợi Ia Mơr cho Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố 8 bị can tại huyện Chư Prông vì đã gây thiệt hại ngân sách nhà nước hơn 1 tỷ đồng.
Những căn nhà ván gỗ, mái tôn mọc lên thần tốc trên đường quy hoạch tuyến kênh.
Những người bị đề nghị truy tố gồm: Ông Hà Ngọc Thẩn (cựu Trưởng ban đền bù giải phóng mặt bằng huyện Chư Prông), Quách Văn Lực (cựu nhân viên Ban đền bù giải phóng mặt bằng huyện Chư Prông - trước đây là công chức địa chính xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) và Bùi Đình Hiếu (cựu công chức địa chính xã Ia Mơ, huyện Chư Prông) bị đề nghị truy tố về tội vi phạm các quy định về bồi thường đất đai, hỗ trợ tái định cư.
Ông Nguyễn Tiến Tạo - Chánh văn phòng UBND huyện Chư Prông (nguyên Phó phòng TNMT huyện Chư Prông), ông Rơ Lan Chim - Bí thư Đảng ủy xã Ia Mơ và Nguyễn Ngọc Ánh - chuyên viên Phòng TNMT huyện Chư Prông bị đề nghị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Bà Nguyễn Thị Luyên (cựu kế toán trưởng Ban đền bù giải phóng mặt bằng huyện Chư Prông) bị khởi tố về tội tham ô tài sản. Đồng thời, bị can Hà Ngọc Thẩn và Nguyễn Thị Luyên còn bị đề nghị truy tố thêm tội sử dụng trái phép tài sản.
Liên quan vụ án này, một người dân là ông Trịnh Minh Hòa (trú xã Ia Mơ, huyện Chư Prông) bị đề nghị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ông Hòa đã lập hồ sơ khống để nhận đền bù khi thực hiện dự án hồ thủy lợi Ia Mơr.
Kênh dẫn nước của hồ thủy lợi Ia Mơr bị hư hỏng vào tháng 7/2021.
Trước đó, Báo CAND đã phản ánh, vào tháng 6/2021, tiểu dự án đầu tư xây dựng 12 tuyến kênh nhánh (thuộc dự án hồ thủy lợi Ia Mơr) để phục vụ tưới tiêu cho khoảng 1.000ha đất canh tác tại xã Ia Mơ được phê duyệt. Ngay sau đó, nhiều công trình không phép mọc lên trên các tuyến kênh nhằm nhận tiền đền bù; nhiều căn nhà bằng ván cũ, mái lợp tôn được dựng trên đường quy hoạch tuyến kênh. Mỗi căn nhà có diện tích khoảng 100m2 nhưng chỉ có bộ khung nhà, bên trong trống trơn...
Được biết, hồ thủy lợi Ia Mơr (xây dựng tại xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) được đầu tư với kinh phí khoảng 3.000 tỷ đồng nhằm phục vụ cấp nước tưới cho khoảng 14.000ha đất canh tác ở khu vực biên giới tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk. Đến nay, công trình này chưa phát huy hiệu quả như kì vọng do vùng tưới thuộc quy hoạch đất rừng chưa chuyển đổi.
Bà Trương Mỹ Lan dùng cách gì "giật dây" dàn lãnh đạo SCB Để thực hiện hành vi tham ô chiếm đoạt tiền của SCB, Trương Mỹ Lan, chủ tịch Vạn Thịnh Phát, đã sử dụng các nhân viên tin tưởng, thân tín và trả từ 200 triệu đến 500 triệu đồng/tháng. Trong vụ án sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và một số đơn vị...