Truy tố 6 quan chức đường sắt nhận “lót tay” 11 tỉ đồng
Viện KSND tối cao vừa tống đạt cáo trạng truy tố 6 bị can nguyên là lãnh đạo Ban Quản lý các dự án đường sắt (RPMU) thuộc TCty đường sắt VN trong vụ nhận 11 tỷ đồng tiền hối lộ từ nhà thầu JTC Nhật Bản
Vụ việc liên quan đến hối lộ ở JTC trên báo Nhật Bản.
6 bị can gồm: Phạm Hải Bằng (46 tuổi, nguyên PGĐ RPMU); Phạm Quang Duy (40 tuổi, nguyên PGĐ RPMU); Nguyễn Nam Thái (38 tuổi, nguyên Trưởng phòng DA 3 thuộc RPMU); Trần Văn Lục (57 tuổi, nguyên GĐ RPMU); Nguyễn Văn Hiếu (53 tuổi, nguyên GĐ RPMU) và Trần Quốc Đông (51 tuổi, nguyên Phó TGĐ TCty đường sắt VN).
Theo cáo trạng, tháng 10.2008, Bộ GTVT phê duyệt dự án xây dựng đường sắt đô thị tuyến số 1 (giai đoạn 1), đồng thời giao nhiệm vụ đại diện chủ đầu tư quản lý cho RPMU. Tổ dự án tuyến 1 gồm 21 thành viên, trong đó có Phạm Hải Bằng làm Chủ nhiệm dự án.
Ngày 9.9.2009, RPMU đã ký hợp đồng tư vấn kỹ thuật dự án tuyến số 1 với Cty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) và một số công ty khác. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bị can Bằng đặt vấn đề gặp một số khó khăn về chi phí trong triển khai dự án và được JTC đồng ý hỗ trợ một khoản kinh phí.
Sau khi có thỏa thuận trên, ông Bằng thông báo cho Phạm Quang Duy (lúc đó là Trưởng phòng dự án 3 – RPMU) cùng Nguyễn Nam Thái biết để thực hiện. Từ tháng 9.2009 đến tháng 2.2014, Duy và Thái nhiều lần được ông Bằng giao đi nhận hỗ trợ từ phía nhà thầu với tổng số tiền 11 tỉ đồng.
Video đang HOT
Số tiền trên được ba người chia nhau quản lý, sử dụng: Phạm Hải Bằng giữ 4,8 tỉ đồng; Nguyễn Nam Thái giữ 3,4 tỉ đồng, Phạm Quang Duy giữ 2,8 tỉ đồng.
Theo lời khai tại cơ quan điều tra, số tiền trên được chi phí tổ chức lễ ký kết hợp đồng, tiếp khách, đối ngoại, hội họp, tổ chức cho Tổ dự án và RPMU đi nghỉ mát… Tuy nhiên, các khoản chi nói trên đều không có chứng từ, sổ sách.
Theo Cơ quan cảnh sát điều tra, ông Bằng khai đều báo cáo với các ông Trần Văn Lục, Trần Quốc Đông, Nguyễn Văn Hiếu (Giám đốc RPMU các thời kỳ) khi chi khoản tiền trên dù những người này không chỉ đạo gì về việc sử dụng tiền. Ông Bằng cũng khai nhận đã trích từ nguồn tiền hỗ trợ của JTC để đưa cho ông Trần Quốc Đông 30 triệu đồng, ông Trần Văn Lục 100 triệu đồng và ông Nguyễn Văn Hiếu 50 triệu đồng vào dịp Tết.
Viện KSND tối cao nhận định hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn thỏa thuận nhà thầu JTC chi tiền ngoài hợp đồng của Bằng và các đồng phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: “Làm ảnh hưởng đến uy tín VN, đến quan hệ hợp tác giữa VN và Nhật Bản trong việc vay, sử dụng vốn ODA. Hiện Nhật Bản đang xử lý JTC nên đã làm ngưng trệ việc thực hiện dự án”.
Cáo trạng nêu rõ: Các bị can Trần Văn Lục, Trần Quốc Đông, Nguyễn Văn Hiếu và Phạm Quang Duy biết việc nhận tiền từ nhà thầu JTC của Phạm Hải Bằng và Nguyễn Nam Thái nhưng đồng tình để sự việc diễn ra trong thời gian dài.
Cũng theo cáo trạng, số tiền các bị can nhận hỗ trợ từ nhà thầu JTC không liên quan đến nguồn kinh phí thực hiện dự án, phần lớn đã được các bị can chi phí sử dụng vào việc triển khai thực hiện dự án và sử dụng chung cho tập thể.
Tính đến nay, các bị can đã tự nguyện nộp tiền vào tài khoản của Cơ quan CSĐT Bộ Công an để khắc phục hậu quả. Trong đó, Phạm Hải Bằng nộp 970 triệu đồng và 7.000USD, Phạm Quang Duy nộp 65 triệu đồng, Nguyễn Nam Thái nộp 600 triệu đồng, Trần Văn Lục nộp 100 triệu, Trần Quốc Đông nộp 30 triệu.
Trước đó, ngày 20.3.2014, báo The Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) đưa tin JTC chi 80 triệu yen (782.640USD) cho các cán bộ thuộc TCty Đường sắt Việt Nam. Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị có liên quan rà soát.
Ngày 24.3.2014, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với VKSND tối cao, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Ngoại giao chủ động xác minh và liên hệ với các cơ quan chức năng phía Nhật Bản để thu thập hồ sơ tài liệu về việc chủ tịch JTC khai báo đưa hối lộ cho cán bộ thuộc Đường sắt VN.
Đến tháng 4.2014, Bộ Ngoại giao đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thông tin có 3 người đã nhận 69,9 triệu yên Nhật (tương đương 11 tỉ đồng) của JTC để thực hiện gói thầu tư vấn kỹ thuật dự án Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1, giai đoạn I.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải điều tra xác minh, làm rõ thông tin về việc JTC đã chi một khoản tiền hối lộ cho một số lãnh đạo ngành ĐSVN trong quá trình thực hiện dự án “Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1- giai đoạn I” bằng vốn ODA của Nhật Bản.
Ngày 9.5.2014, Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an thông báo đã khởi tố vụ án hình sự về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (theo Điều 281 Bộ luật Hình sự) và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (theo Điều 285 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại RPMU. Đồng thời, khởi tố bị can, ra lệnh bắt, khám xét đối với Trần Quốc Đông, Phạm Hải Bằng, Phạm Quang Duy, Nguyễn Nam Thái, Trần Văn Lục, Nguyễn Văn Hiếu.
Theo Laodong
6 cựu quan chức đường sắt sắp hầu tòa
Ngày 23/6, Viện KSND Tối cao đã ra cáo trạng truy tố 6 bị can nguyên là lãnh đạo Ban quản lý các dự án đường sắt (RPMU), thuộc Tổng Cty đường sắt Việt Nam về tội danh "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Trần Quốc Đông, nguyên Phó tổng giám đốc Tổng Cty Đường sắt Việt Nam.
Các bị can này bị cáo buộc đã nhận và có liên quan tới vụ nhận lót tay hàng chục triệu Yên Nhật của Cty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC), gồm: Trần Quốc Đông (SN 1964), nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng Cty Đường sắt Việt Nam, nguyên Giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt (RPMU); Phạm Hải Bằng (SN 1969) và Phạm Quang Duy (SN 1975), đều là Phó giám đốc RPMU; Nguyễn Nam Thái (SN 1977), Trưởng phòng dự án 3 - RPMU; Trần Văn Lục (SN 1958) và Nguyễn Văn Hiếu, cùng nguyên Giám đốc RPMU.
Theo cáo trạng, tháng 9/2009, ông Phạm Hải Bằng với vai trò Chủ nhiệm dự án đường sắt đô thị Tuyến số 1 (giai đoạn I) đã đại diện Tổng Cty đường sắt Việt Nam ký hợp đồng dịch vụ tư vấn kỹ thuật dự án với Cty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) và một số Cty khác. Trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng, ông Bằng đã đề cập tới một số khó khăn về kinh phí triển khai và phía JTC đồng ý hỗ trợ.
Sau khi có thỏa thuận trên, bị can Bằng thông báo cho Phạm Quang Duy (lúc đó là Trưởng phòng dự án 3 - RPMU) cùng Nguyễn Nam Thái biết để thực hiện. Từ tháng 9/2009 - tháng 2/2014, JTC đã chuyển tổng cộng 11 tỷ đồng (69,9 triệu Yên Nhật) cho ông Bằng, Thái, Nam. Toàn bộ số tiền này đã được các bị can sử dụng cho các chi phí tiếp khách, in ấn tài liệu, hội họp đi lại, làm ngoài giờ, nghỉ mát... đồng thời trích đưa cho các ông Trần Quốc Đông 30 triệu đồng; ông Trần Văn Lục 100 triệu đồng và Nguyễn Văn Hiếu 50 triệu đồng vào các dịp Tết. Cơ quan tố tụng xác định, hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để thỏa thuận nhà thầu JTC chi tiền ngoài hợp đồng của các bị can làm ảnh hưởng đến uy tín Việt Nam, ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong việc vay, sử dụng vốn ODA.
Còn các bị can Trần Văn Lục, Trần Quốc Đông, Nguyễn Văn Hiếu biết việc nhận tiền từ nhà thầu JTC của ông Phạm Hải Bằng nhưng không có động thái ngăn cản, để sự việc diễn ra trong thời gian dài. Quá trình điều tra, bị can Bằng đã tự nguyện nộp tiền vào tài khoản của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an để khắc phục hậu quả số tiền 970 triệu đồng và 7.000 USD.
Theo Dương Lê (Tiên Phong)
6 cán bộ đường sắt nhận hối lộ từ JTC bị đề nghị truy tố Sáu bị can bị truy tố về tội danh "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Ngày 4/6, Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã chuyển hồ sơ sang Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố 6 bị can nguyên là cán bộ Ban quản lý dự án đường sắt (RPMU- Tổng công ty Đường sắt...