Truy tố 10 bị can trong vụ nâng giá thiết bị phòng chống COVID
Được giao mua sắm thiết bị chống COVID-19 nhưng giám đốc CDC câu kết doanh nghiệp tư nhân để nâng khống giá, gây thiệt hại hơn 5 tỷ đồng. Cảnh sát còn tiếp tục điều tra sai phạm trong 18 gói thầu khác.
Bị can Nguyễn Nhật Cảm – Giám đốc CDC Hà Nội.
Viện KSND tối cao vừa ra cáo trạng truy tố 10 bị can trong vụ “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC). Các bị can gồm Nguyễn Nhật Cảm – Giám đốc CDC; Vũ Hà Thanh -Trưởng phòng Tài chính CDC; Nguyễn Thị Kim Dung – Trưởng phòng Tổ chức CDC; Nguyễn Ngọc Quỳnh – Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ CDC; Hoàng Kim Thư – Kế toán trưởng CDC; Lê Xuân Tuấn – cán bộ thuộc CDC.
Có 4 bị can là lãnh đạo, cán bộ các doanh nghiệp tư nhân cùng bị truy tố về tội danh trên gồm Nguyễn Ngọc Nhất – nhân viên Cty Phát triển khoa học Vitech; Đào Thế Vinh – Giám đốc Cty Vật tư khoa học và thương mại Việt Nam (MST); Nguyễn Trần Duy – Tổng Giám đốc Cty định giá và bán đấu giá Nhân Thành; Nguyễn Thanh Tuyền – nhân viên Cty thiết bị y tế Phương Đông.
Video đang HOT
Theo cáo trạng, CDC là đơn vị công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội và trong tháng 2 vừa qua được cấp hơn 31 tỷ đồng kinh phí bổ sung nhằm mua thiết bị phòng chống dịch COVID – 19. Trong đó, CDC sẽ mua các thiết bị của gói thầu số 15 gồm hệ thống Realtime PCR tự động, máy tách chiết DNA/RNA, 1 tủ lạnh và 1 tủ mát.
Bị can Nguyễn Nhật Cảm là Chủ tịch Hội đồng mua sắm của CDC đã câu kết với nhân viên, lãnh đạo các doanh nghiệp tư nhân để tự thỏa thuận giá gói thầu số 15. Cơ quan truy tố xác định, bị can Nguyễn Ngọc Nhất đã hứa sẽ chi cho Nguyễn Nhật Cảm 15% giá trị (trước thuế) của máy Realtime PCR tự động.
Kết quả, gói thầu này được định giá hơn 9,5 tỷ đồng. Ông Cảm sau đó yêu cầu nhân viên dưới quyền ở CDC hợp thức toàn bộ quy trình chỉ định thầu để Cty MST của bị can Vinh trúng gói thầu số 15.
Sau khi vụ án được khởi tố, Hội đồng định giá tố tụng Trung ương xác định các tài sản trong gói thầu số 15 có giá thị trường là hơn 4,1 tỷ đồng. Như vậy, hành vi của 10 bị can trong vụ gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 5,4 tỷ đồng.
Trong vụ, cơ quan truy tố xác định có trách nhiệm của một số cán bộ, nhân viên khác thuộc CDC và một số doanh nghiệp tư nhân nhưng sai phạm của họ có vai trò thứ yếu, không hưởng lợi… nên không bị xử lý hình sự.
Ngoài gói thầu số 15 nói trên, CDC Hà Nội còn thực hiện đấu thầu 16 gói mua thiết bị, vật tư khác trị giá hơn 81 tỷ đồng và đã thanh toán hơn 69 tỷ đồng. Có 2 gói thầu thiết kế, in ấn và phát sóng các nội dung tuyên truyền phòng chống COVID với giá trị hơn 1,9 tỷ đồng cũng được CDC thực hiện và đã thanh toán hơn 1,3 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra cho rằng các hoạt động đấu thầu nêu trên có dấu hiệu của tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” nên đã tách hồ sơ để tiếp tục điều tra, xử lý.
"Có hay không 5 doanh nghiệp "sân sau" nhập khẩu thiết bị chống dịch COVID-19?"
Với thủ đoạn mua bán lòng vòng, các can phạm đã nâng khống giá thiết bị y tế lên gấp nhiều lần giữa đại dịch COVID-19.
Sáng 26/10, Quốc hội thảo luận các báo cáo về công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020. Trong đó, đại biểu Nguyễn Bá Sơn (đoàn Đà Nẵng) nêu ý kiến với vụ việc lợi dụng dịch COVID-19, đã có trường hợp cán bộ trong chính cơ quan, tổ chức có chức năng phòng, chống dịch lại vi phạm pháp luật khi mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế để phục vụ cho phòng, chống dịch.
"Có một điều đáng quan tâm và cần được điều tra làm rõ là có hay không 5 doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu và phân phối thiết bị y tế trong vụ việc này. Theo đó, hình thành một mặt bằng giá thiết bị y tế để đẩy các CDC tại các địa phương vào tình trạng buộc phải mua với giá cắt cổ, vì không còn con đường nào khác. Vậy những doanh nghiệp đó là ai? Có phải là "sân sau" của một vài người?", đại biểu Bá Sơn nói.
Cựu giám đốc CDC Hà Nội - Nguyễn Nhật Cảm (giữa) và đồng phạm.
ĐBQH Đoàn Đà Nẵng cũng đặt câu hỏi: Tại sao những loại thiết bị y tế đặc biệt quan trọng này Nhà nước không nắm giữ, kiểm soát để điều tiết, để phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh cho người dân?
Kết quả điều tra vụ án tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho thấy, các can phạm đã nâng khống giá thiết bị y tế lên gấp nhiều lần giữa lúc cơn đại dịch COVID-19 đang bùng phát rất mạnh. Bản Kết luận điều tra số 56/CSKT-P10 của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an nêu rõ thủ đoạn mua bán lòng vòng, nâng khống giá máy Realtime PCR xét nghiệm COVID-19 từ 2,3 tỷ đồng lên 7 tỷ đồng.
Nhóm bị can gồm: Nguyễn Nhật Cảm (cựu Giám đốc CDC Hà Nội), Nguyễn Vũ Hà Thanh (Trưởng phòng Tài chính kế toán CDC Hà Nội); Đào Thế Vinh (Giám đốc Công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại Việt Nam); Nguyễn Trần Duy (Tổng giám đốc Công ty CP định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành) và 6 bị can khác.
Hành vi của các bị cáo được xác định gây thiệt hại cho Nhà nước 5,4 tỷ đồng. Cơ quan điều tra đã thu hồi được toàn bộ số tiền này do gia đình các bị cáo tự nguyện nộp khắc phục hậu quả./.
Chặn thổi giá thiết bị y tế bằng cách nào? Liệu còn bao nhiêu vụ nâng khống thiết bị y tế chưa được phát hiện? Kẽ hở nào trong liên doanh liên kết ở bệnh viện khiến các đối tượng trục lợi trên thân xác người bệnh? Câu chuyện nâng khống, loạn giá thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập và trách nhiệm của các bên trong liên...