Truy tìm nguồn phóng xạ bị mất tại nhà máy luyện thép
Ở khoảng cách 10 cm nguồn phóng xạ có thể gây ra suất liều chiếu xạ là 2,5mSv/h, trong khi mức liều chiếu xạ cho phép đối với người dân bình thường trong một năm chỉ là 1mSv. Do đó nguồn phóng xạ có thể gây ra tác hại cho sức khỏe của con người khi tiếp xúc trực tiếp.
Chiều 6-4, Sở Khoa học công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kết hợp cùng các bên liên quan đã xuống hiện trường để nắm thông tin, có văn bản yêu cầu Nhà máy Pomina 3 (xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành) báo cáo nhanh sự cố mất nguồn phóng xạ tại nhà máy.
Đại diện Pomina 3 cho biết, ngày 25-3, công ty có bàn giao công tác quản lý về an toàn bức xạ giữa ông Đào Đức Hùng và ông Nguyễn Văn Út (nhân viên của nhà máy).
Sau khi bàn giao hồ sơ, ông Út tiến hành kiểm tra và phát hiện mất một nguồn phóng xạ Co-60, hoạt độ 1,58×104 TBq, trên dây chuyền sản xuất (lò đúc thứ ba trong số năm lò đúc).
Pomina 3 báo cáo đã thông báo và tìm kiếm nguồn phóng xạ bị thất lạc trong toàn nhà máy nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy.
Sở KH&CN đã đề nghị Pomina 3 báo cáo khẩn cấp, giải trình sự việc gửi về Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân- Bộ Khoa học và Công nghệ để có cơ sở hỗ trợ tìm kiếm. Đồng thời, yêu cầu Pomina 3 tiếp tục triển khai các biện pháp ứng phó sự cố bức xạ tại cơ sở theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Hình ảnh cục phóng xạ bị mất
Trước đó, ngày 4-4, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Cục An toàn bức xạ và hạt nhân triển khai ngay các biện pháp tìm kiếm, thu hồi nguồn phóng xạ bị mất.
Nguồn phóng xạ Co-60 bị mất của Nhà máy Pomina 3 sử dụng để đo mực thép lỏng trên dây chuyền sản xuất phôi thép ở lô số 3. Nguồn phóng xạ có hoạt độ hiện tại khoảng 233mCi. Ở khoảng cách 10 cm nguồn phóng xạ có thể gây ra suất liều chiếu xạ là 2,5mSv/h, trong khi mức liều chiếu xạ cho phép đối với người dân bình thường trong một năm chỉ là 1mSv. Do đó nguồn phóng xạ có thể gây ra tác hại cho sức khỏe của con người khi tiếp xúc trực tiếp.
Tin- ảnh: Ngọc Giang
Theo_Người lao động
Huy động nhiều thiết bị, khẩn trương truy tìm nguồn phóng xạ bị mất
Liên quan đến vụ việc nguồn phóng xạ của Nhà máy thép Pomina 3 bị mất, ngày 6/4, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã họp khẩn với các cơ quan chức năng của tỉnh, Công ty Cổ phần Thép Pomina để triển khai các giải pháp nhanh chóng truy tìm nguồn phóng xạ đã bị mất.
Hình ảnh cục phóng xạ bị mất (có trọng lượng khoảng 7kg). (Ảnh: TTXVN)
Đoàn chuyên gia của Bộ Khoa học và Công nghệ do ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân làm Trưởng đoàn cũng đã dự họp và mang theo nhiều thiết bị dò tìm phóng xạ từ Hà Nội vào để hỗ trợ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Tại cuộc họp, ông Lê Thanh Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu yêu cầu các cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp với Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung thực hiện các biện pháp như: Dùng thiết bị dò tìm tại Nhà máy thép Pomina 3 (đóng tại Khu công nghiệp Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), kể cả ở các điểm thu mua phế liệu; điều tra các khả năng có thể xảy ra. Công ty Cổ phần Thép Pomina tổ chức họp thông báo tới toàn bộ cán bộ nhân viên và thưởng cho ai cung cấp thông tin để tìm nguồn phóng xạ bị mất.
Một đại biểu tham dự cuộc họp phát biểu ý kiến. (Ảnh: TTXVN)
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần thông báo rộng rãi bằng hình ảnh nguồn phóng xạ bị mất, cảnh báo nguy hiểm trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân được biết.
Được biết, nguồn phóng xạ bị mất là loại Co-60 (Nguồn phóng xạ thuộc nhóm 4) do Công ty Cổ phần thép Pomina nhập về từ năm 2010 dùng để đo mức thép lỏng trên dây chuyền lò đúc số 3, trong tổng số 5 dây chuyền của nhà máy.
Theo đại diện Công ty Thép Pomina, ngày 25/3/2015, Công ty thực hiện bàn giao công tác quản lý về an toàn bức xạ từ ông Đào Đức Hùng cho ông Nguyễn Văn Út thì ông Út đã phát hiện mất nguồn phóng xạ trên. Ngày 1/4, Công ty đã trình báo Công an Đồn Khu công nghiệp và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh.
Theo ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ), nguồn phóng xạ Co-60 bị mất có hoạt độ phóng xạ hiện tại khoảng 2,33 mCi. Ở khoảng cách tiếp xúc 10cm, nguồn phóng xạ này có thể gây ra liều chiếu xạ khoảng 2,5 mSv/giờ, trong khi liều chiếu xạ cho phép đối với một người bình thường trong 1 năm chỉ là 1 mSv. Như vậy, nếu người dân vô tình tiếp xúc trực tiếp lâu dài với nguồn phóng xạ này sẽ nguy hiểm cho sức khỏe.
Đoàn Mạnh Dương
Theo TTXVN
TAND tỉnh Quảng Ngãi chốt lịch xét xử vụ Tòa huyện Đức Phổ "ém nhẹm" bản án Không thỏa mãn với kết quả xét xử của TAND huyện Đức Phổ, ông Nguyễn Văn Út gửi đơn kháng cáo với 3 nội dung. Theo giấy mời của TAND tỉnh Quảng Ngãi, hai vợ chồng ông Út tham gia dự phiên tòa vào ngày 3/4 tới. Ba nội dung kháng cáo của ông Nguyễn Văn út lên TAND tỉnh Quảng Ngãi gồm:...