Truy nã đặc biệt đối tượng điều hành MB24
Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội đã ra quyết định truy nã đặc biệt Nguyễn Tuấn Minh – Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty CP Đào tạo Mua bán trực tuyến MB24.
Nguyễn Tuấn Minh thời còn làm Chủ tịch HĐQT MB24
Trước đó, CQĐT đã khởi tố bị can đối với Nguyễn Tuấn Minh về hành vi “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, theo điều 226B Bộ luật Hình sự. Cùng bị khởi tố đối với Nguyễn Tuấn Minh có Ngô Văn Huy (39 tuổi), trú ở đường Hàm Nghi, Mỹ Đình, Từ Liêm – Tổng giám đốc (TGĐ) MB24; Lê Văn Cường (37 tuổi), trú ở Mỹ Đình 1, Từ Liêm, Phó chủ tịch, Phó TGĐ MB24 và Nguyễn Mạnh Hà (32 tuổi), trú ở Quang Tiến, Sóc Sơn – Trưởng phòng kỹ thuật MB24.
TGĐ Ngô Văn Huy – người đại diện pháp luật của MB24 quê ở huyện Lạng Giang, Bắc Giang. Năm 2003, Huy ra Hà Nội và bắt đầu tham gia vào con đường kinh doanh đa cấp tại Công ty Thiên Ngọc Minh Uy, trụ sở tại Cầu Diễn, Từ Liêm. Khi công ty này bị “tẩy chay”, năm 2009, Huy chuyển sang Công ty Tâm mặt trời (EMT) có phương thức kinh doanh gần giống với MB24. Trong thời gian làm tại EMT, Huy kết bạn với 2 hội viên là Nguyễn Tuấn Minh và Lê Văn Cường. Ba đối tượng đã tìm hiểu và phát hiện việc chia hoa hồng cho các cấp từ số tiền 520D (tương ứng 5,2 triệu đồng để mua một gian hàng điện tử) mà hội viên EMT phải đóng khi tham gia sẽ không bao giờ được chia hết, vẫn còn một số dư nhất định trong hệ thống, có thể rút ra để chiếm đoạt mà các hội viên khác không biết. Do vậy, trong một cuộc gặp gỡ hội viên của EMT tại TP.HCM, “bộ ba” này đã rủ nhau tách ra làm ăn riêng và thống nhất thành lập Công ty MB24 vào tháng 5-2011.
Video đang HOT
Với chức danh TGĐ, Huy được phân công phụ trách mảng phát triển thị trường, thực hiện các công việc như định hướng cho các VIP và giám đốc chi nhánh, đại lý tại các tỉnh, thành về cách phát triển mạng lưới. Còn Nguyễn Tuấn Minh – Chủ tịch HĐQT, có vai trò chủ chốt sáng lập và điều hành hoạt động của MB24 phụ trách mảng hành chính – kế toán. Mọi việc thu chi cũng như “ăn chia” tiền thu từ các thành viên, hội viên của MB24 do Minh quyết định; điều lệ hoạt động của công ty cũng do Minh soạn thảo.
Do không có chuyên môn về công nghệ cao nên Huy, Cường và Minh phải nhờ đến Nguyễn Mạnh Hà – Trưởng phòng Kỹ thuật – admin của MB24. Với trình độ cử nhân Toán, Hà đã nghiên cứu phương thức kinh doanh của rất nhiều mạng lưới kinh doanh đa cấp tại Việt Nam và trên thế giới, từ đó xây dựng phần mềm chi trả hoa hồng bằng thuật toán “Tìm kiếm ngược” – đi từ nhánh dưới cùng lên. Dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Tuấn Minh, Nguyễn Mạnh Hà đã tạo tài khoản trên hệ thống của trang web muaban24.vn, để có thể đưa tiền ảo (tiền D) vào hệ thống, nhằm rút số tiền thừa (tiền mặt) ra. Hàng tháng sau khi hạch toán, cân đối chi phí, Nguyễn Tuấn Minh chia số tiền thừa này làm 4 phần cho Minh, Huy, Cường và Hà.
Theo các đối tượng Huy, Cường khai nhận, MB24 chưa có cấp “giám đốc kim cương”. Cao nhất là 3 giám đốc gồm Nguyễn Tuấn Minh, Ngô Văn Huy và Lê Văn Cường. Phía dưới có 18 cấp phó giám đốc, 83 cấp VIP lãnh đạo, 680 VIP và khoảng 136.000 hội viên (trong đó hơn 17.000 hội viên từ Công ty Tâm mặt trời chuyển sang). CQĐT xác định, thông qua MB24, Ngô Văn Huy đã chiếm đoạt trên 3 tỉ đồng, Lê Văn Cường chiếm đoạt khoảng 6 tỉ đồng và Nguyễn Mạnh Hà chiếm đoạt trên 1,2 tỉ đồng. Nguyễn Tuấn Minh được cho là được chia phần nhiều nhất.
Cơ quan điều tra xác định, “cao thủ” nhất trong dàn lãnh đạo MB24 chính là Chủ tịch HĐQT Nguyễn Tuấn Minh. Ngay cả khi các cơ quan báo chí lên tiếng phản ánh những dấu hiệu bất minh của MB24, Minh vẫn hùng hồn tuyên bố hoạt động MB24 là đúng pháp luật. Và khi mạng lưới MB24 bị sập, những dấu hiệu lừa đảo bị lộ tẩy, Nguyễn Tuấn Minh cũng chính là kẻ nhanh chân tháo chạy trước đồng bọn.
CATP Hà Nội cho biết đang phối hợp với Cục Cảnh sát truy nã
tội phạm – Bộ Công an, truy bắt đối tượng Nguyễn Tuấn Minh – kẻ cầm đầu một nhóm đối tượng chuyên lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng. Ai biết Nguyễn Tuấn Minh trốn ở đâu, báo cho cơ quan công an nơi gần nhất, hoặc Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm CATP Hà Nội (điện thoại 04.62571516) để kịp thời bắt giữ.
Theo ANTD
Ấn Độ hủy hợp đồng mua trực thăng VIP vì nghi án hối lộ
Ngày 1-1, Ấn Độ đã hủy hợp đồng mua máy bay trực thăng trị giá 770 triệu USD với Tập đoàn quốc phòng Finmeccanica của Italia sau những cáo buộc tham nhũng liên quan đến tập đoàn này, nhưng đồng ý tham gia quá trình hòa giải pháp lý.
Hợp đồng này đã được Ấn Độ ký với công ty cung cấp trực thăng AgustaWestland thuộc Tập đoàn quốc phòng Finmeccanica vào tháng 2-2010 để mua 12 chiếc máy bay trực thăng vận chuyển tổng thống, thủ tướng và các quan chức cấp cao khác của Ấn Độ.
Đến nay, phía Italia đã chuyển giao 3 chiếc trực thăng cho Ấn Độ. 9 chiếc còn lại dự kiến sẽ được chuyển giao nốt vào giữa năm 2014 nếu hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
Theo dự kiến, Ấn Độ sẽ tiếp tục thanh toán hợp đồng vào tháng 2-2014. Tuy nhiên, họ đã ngừng thanh toán và hủy hợp đồng sau khi cựu giám đốc điều hành Finmeccanica bị bắt hồi tháng 2 do bị cáo buộc hối lộ để đánh bại các đối thủ của Nga và Mỹ, giành lấy hợp đồng trên. Vụ này khiến chính phủ Ấn Độ gặp rắc rối trước các cuộc bầu cử quốc hội dự kiến diễn ra vào tháng 5-2014.
Việc hủy bỏ hợp đồng này, sẽ phải trải qua một thủ tục pháp lý lâu dài, sẽ là một thất bại đối với Finmeccanica nhưng lại tạo cơ hội cho các đối thủ khác như Sikorsky, EADS và Lockheed Martin.
Quyết định hủy bỏ này được ra đưa vài giờ sau cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng A.K. Anthony với Thủ tướng Manmohan Singh.
"Chính phủ Ấn Độ đã hủy bỏ có hiệu lực ngay lập tức hợp đồng được ký với công ty AugustaWestland hôm 8-2-2010 về việc cung cấp 12 chiếc trực thăng VIP trên cơ sở vi phạm hiệp ước trung thực trước hợp đồng", Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết trong một tuyên bố.
Bình luận về quyết định này, phát ngôn viên Finmeccanica Roberto Alatri cho rằng công ty này sẽ bảo vệ quan điểm của mình và khởi kiện lên tòa án tại Ấn Độ dựa theo đạo luật phân xử và hòa giải năm 1996 của Ấn Độ.
Theo ANTD
Chuyển biến diện mạo vùng ven đô Đồn Công an số 23, CAH Từ Liêm phụ trách địa bàn các xã Đại Mỗ, Tây Mỗ và Trung Văn, vốn là những khu vực giáp ranh, phức tạp về TTATGT, TTĐT, VSMT. Chủ động nắm chắc tình hình, Đồn đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm đảm bảo, duy trì trật tự giao thông đô thị. Tuyến đường Lê Văn...