Truy bắt 45 đối tượng bỏ trốn khỏi nơi cai nghiện
Đến 21h, ngày 5/5, bằng các biện pháp nghiệp vụ lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk đã bắt được 21 trên tổng số 45 học viên cai nghiện trốn khỏi Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Đắk Lắk (đóng tại xã Tân Tiến, huyện Krông Pắk).
Các đối tượng bỏ trốn bị bắt giữ lại tại cơ quan cảnh sát điều tra.
Ông Nguyễn Ngọc Kia – Phó Giám đốc Trung tâm cho biết, khoảng 6 giờ sáng 5/5, trong lúc 2 cán bộ bảo vệ của trung tâm là Nguyễn Văn Bình và Trần Văn Khang đi kiểm tra tại khu B (có 152 học viên nam đang cai nghiện) thì bất ngờ bị một số đối tượng tại đây dùng kéo và hung khí sắc nhọn khống chế nhốt vào phòng và lấy chìa khóa mở cửa, thoát ra ngoài…
Các đối tượng này đã đạp đổ tường của Trung tâm chạy vào rẫy cà phê, cao su của các hộ dân xung quanh và tỏa đi các hướng bỏ trốn.
Khi phát hiện học viên bỏ trốn, lãnh đạo Trung tâm đã báo cáo vụ việc với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh Đắk Lắk và lãnh đạo huyện Krông Pắk.
Nhận được tin báo, Công an huyện Krông Pắk đã tổ chức khám nghiệm hiện trường và huy động các cán bộ, chiến sĩ phối hợp với công an xã Tân Tiến, cán bộ Trung tâm tổ chức truy bắt nóng các đối tượng.
Video đang HOT
Theo thống kê, đã có 45 đối tượng bỏ trốn, đến nay lực lượng chức năng đã bắt giữ được 21 đối tượng đưa trở lại Trung tâm.
Thượng tá Nguyễn Văn Quý – Phó trưởng Công an huyện Krông Pắk cho biết, đến nay, cơ quan công an huyện đã huy động 50 cán bộ chiến sĩ phối hợp với công an các xã Tân Tiến, Hòa Tiến, Hòa An, Ea Yông, Ea Kênh (Krông Pắk) và công an xã Yang Kang (huyện Krông Bông) và các cán bộ của Trung tâm tổ chức chốt chặn tại 4 điểm là ngã ba các trục đường chính mà đối tượng có thể tẩu thoát để đón bắt.
Ngoài ra, Công an huyện cũng tổ chức đội truy bắt nóng gồm 12 thành viên mặc thường phục đi xe máy quanh các rẫy cà phê, cao su để truy lùng đối tượng và thông báo tới người dân đi làm rẫy nếu phát hiện các đối tượng có nghi vấn, lập tức báo cho cơ quan chức năng.
Chính quyền địa phương cũng đã thông báo trên đài truyền thanh về sự việc để các hộ dân nâng cao cảnh giác trong việc bảo vệ tài sản của mình bởi các đối tượng này rất nguy hiểm, manh động.
Trùng Dương
Theo_VietNamNet
Những tình huống bi hài khi xử lý gái mại dâm
Theo quy định mới không áp dụng biện pháp đưa người bán dâm vào cơ sở giáo dục lao động xã hội như trước đây mà đối tượng này chỉ bị phạt tiền nếu bị bắt quả tang hành nghề. Xoay quanh quyết định này đã có nhiều câu chuyện dở khóc, dở cười.
"Yên tâm" đứng đường "vẫy khách"
Những ngày này, công an TP.Hà Nội và một số địa phương khác đang ra quân truy quét gái mại dâm. Chỉ trong một đêm, cả chục cô gái bán dâm đã được đưa về trụ sở phòng Cảnh sát Hình sự (công an Hà Nội). Chia sẻ với PV, Lê Thị Lụa (SN 1997, trú tại huyện Quốc Oai, Hà Nội) cho biết: "Cháu mới vào "nghề" được khoảng 1 tháng thôi cô ạ. Trước cháu ra trung tâm Hà Nội để kiếm việc làm nhưng xin mãi chả được chỗ nào. Sau đó, cháu gặp một thanh niên cùng quê. Anh ấy thương cháu lắm, hai đứa dắt nhau về ở nhờ nhà một ông anh "ngoài xã hội" thuộc địa bàn quận Cầu Giấy. Cháu có hỏi: "Ông anh ngoài xã hội của anh làm nghề gì mà thỉnh thoảng lại thấy 5, 7 "đệ tử" dữ tướng đến nhà ngủ nhờ, nhưng người yêu cháu không nói.
Cứ vài hôm, người yêu cháu lại cho vài trăm nghìn đồng bảo gửi về quê và nói dối gia đình là tiền lương đi bán hàng thuê. Nào ngờ, được vài tháng thì anh ấy và ông anh ngoài xã hội bị công an bắt về tội bắt giữ người trái pháp luật. Khi đó, cháu thật sự không biết phải làm gì, cứ lang thang vạ vật hết xó nọ đến xó kia. Rồi cháu gặp mấy chị bạn rủ đi bán dâm. Các chị ấy bảo, "nghề" này chẳng vất vả gì mà lại kiếm được tiền. Mấy đàn chị mách, trước kia nếu bị công an bắt thì có khi phải vào trại phục hồi nhân phẩm hoặc bị đưa vào cơ sở chữa bệnh, thế nhưng từ ngày 1/7/2013, theo quy định mới thì chúng cháu chỉ bị xử phạt hành chính rồi cho về. Cháu mới ở quê ra, chả hiểu lắm về quy định này nhưng thấy các chị nói thế nên cũng yên tâm đứng đường vẫy khách".
Ảnh minh họa.
Một gái mại dâm khác, sinh năm 1992, quê ở Phú Thọ bộc bạch: "Đáng ra em đã về quê "tạm nghỉ" 1 tuần nay rồi, nhưng bà chủ cho thuê xe máy cứ gọi xuống Hà Nội bắt đóng tiền. Mỗi ngày bọn em thuê xe máy để đi khách cũng mất tám chục nghìn đồng. Không xuống trả xe thì cũng chết tiền. Tiện thể, em cùng con bạn lại tranh thủ "đi khách", nào ngờ bị công an "tóm sống". Thực ra, bọn em ở quê, sợ công an bắt được mà gọi về xã xác minh thì ê chề lắm nên đợt nào cao điểm đành lắng xuống, chứ mấy chị dân Hà Nội "xịn", có "số má" trong "nghề" thì "vô tư" đi, đằng nào chả mang tiếng gái bán dâm rồi, nên công an cứ thả ra hôm nay, có khi ngày mai lại bắt chỗ khác. Hơn nữa, theo quy định mới, gái mại dâm chỉ bị tạm giữ hành chính trong vòng 24 giờ là phải thả nên các chị ấy càng "vênh". Các chị ấy còn bảo, nếu công an bắt mà chẳng có tiền nộp phạt thì họ vẫn phải thả trong vòng 24 giờ thôi".
"Các chú nhớ không, cuối tuần trước chú vừa thả cháu đấy"
Theo luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi thành từ ngày 1/7/2013 quy định, không áp dụng biện pháp đưa người bán dâm vào cơ sở giáo dục lao động xã hội hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc như trước đây. Đó được cho là một quy định mang tính nhân văn. Tuy nhiên, khi đi vào thực tế, vẫn còn nhiều bất cập, gây không ít khó khăn cho lực lượng chức năng khi truy quét nạn mại dâm.
"Theo quy định mới, cơ quan công an chỉ được tạm giữ hành chính gái mại dâm trong vòng 24 tiếng, nếu họ không có tiền nộp phạt thì vẫn phải thả ra. Mà nếu thả họ ra, không thu được tiền xử phạt vi phạm hành chính thì cán bộ công an không hoàn thành nhiệm vụ. Nhiều người còn trêu đùa, có lẽ phải tự bỏ tiền túi ra nộp phạt cho gái mại dâm... để được hoàn thành nhiệm vụ", vị cán bộ này chia sẻ.
Về vấn đề này, trả lời trên báo chí, ông Lê Văn Quý - phó chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP.Hồ Chí Minh cho biết, trước đây, công tác phòng chống mại dâm đã có nhiều khó khăn nhưng vẫn còn quản lý và giáo dục được đối tượng bán dâm. Tuy nhiên, từ khi có quy định mới thì những đối tượng này hoạt động công khai hơn vì họ biết nếu bị bắt quả tang cũng chỉ bị xử phạt hành chính chứ không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở chữa bệnh như trước. Bên cạnh đó, một số chế tài đối với những cơ sở kinh doanh có vi phạm về mại dâm vẫn chưa đủ tính răn đe.
Một cán bộ điều tra, công tác lâu năm trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội cũng bày tỏ: "Trước đây, cơ quan điều tra có thể tạm giữ gái bán dâm lâu hơn để đấu tranh khai thác, làm rõ đối tượng cầm đầu, môi giới mại dâm. Thế nhưng, theo quy định mới hiện nay, cơ quan công an chỉ được tạm giữ hành chính đối với người bán dâm trong vòng 24 giờ nên rất khó khăn cho việc khai thác mở rộng. Hơn nữa, theo quy định mới, nhiều người cũng lầm tưởng việc không đưa người bán dâm vào cơ sở giáo dục lao động xã hội là "cho phép" mại dâm, nhưng thực chất, đây chỉ là sự thay đổi phương thức quản lý.
Tuy người bán dâm không bị bắt buộc đưa đi "giáo dục", nhưng hành vi bán dâm vẫn là vi phạm, bị xử phạt hành chính. Chỉ có điều, nhiều cô gái bán dâm vẫn cố tình "không hiểu". Họ cho rằng, kiểu gì nếu bị bắt cũng được thả ra trong vòng 24 tiếng nên cứ "yên tâm" hành nghề, thế cho nên mới có chuyện cứ bắt chỗ này, họ lại chạy chỗ khác hoặc bắt hôm nay thì vài ngày sau lại bắt chính cô gái ấy. Chúng tôi từng gặp trường hợp, vừa đưa một cô gái bán dâm về trụ sở, nhìn thấy cán bộ điều tra, cô ấy chào luôn: "Chú có nhớ cháu không, cuối tuần trước chú vừa thả cháu ra đấy!". Đến nước này thì anh em chúng tôi chỉ còn biết lắc đầu ngao ngán".
(Tên gái bán dâm đã được thay đổi)
Theo Người đưa tin
Bắt một Phó trưởng phòng dùng bằng giả Sau khi ra tù, Hà mua bằng đại học giả để xin việc và sau đó được thăng chức lên Phó trưởng phòng.Ngày 2/8, trao đổi với báo giới, Thượng tá Mai Chiến Thắng - Phó trưởng Công an TP Vinh (Nghệ An) cho biết, cơ quan này vừa tiến hành bắt Trần Xuân Hà (SN 1979 - nguyên Phó Trưởng phòng Giáo...