Trượt đại học, khoác balo theo trào lưu “gap year”
Việc dành một năm để đi du lịch và làm tình nguyện ở khắp nơi trên thế giới (hay còn gọi là “ gap year”) là một truyền thống đã có từ lâu, và trào lưu này đang dần phổ biến ở Mỹ.
Không phải tạo ra “lỗ hỏng” và là “làm đầy”
Qua nhiều năm, cụm từ “gap year”mang nhiều nghĩa khác nhau. Holly Bull, 30 tuổi, là giám đốc của Center for Interim Programs – tổ chức tư vấn về “gap year” đầu tiên và lâu đời nhất ở Mỹ đã định nghĩa rằng đó là khoảng thời gian để người ta khám phá những điều mà mình quan tâm. Bull đã từng có một năm “gap year” trước khi bước chân vào đại học cộng thêm một năm nữa khi đang trên giảng đường. Anh đã làm tư vấn về vấn đề này được 20 năm. Anh nói rằng, “gap year” không nhất thiết phải kéo dài một năm và nó cũng có thể được thực hiện ở bất kì độ tuổi nào. Song một “gap year” truyền thống thường có ở những học sinh vừa tốt nghiệp phổ thông và đang chuẩn bị bước vào giảng đường ĐH.”
Gail Reardon – chuyên gia tư vấn “gap year” cho rằng cụm từ này đã bị dùng sai một chút. “Cái tên của nó ngụ ý rằng các em học sinh đang tạo ra một “lỗ hổng” trong việc học tập của mình, song thực sự thì thời gian dừng lại này là để “làm đầy” những gì mà các em không được học ở trường” - bà nói.
“Một năm dừng lại là thời gian để thấy được những gì sẽ diễn ra sau khi tốt nghiệp, thời gian để bạn đưa ra quyết định, để bạn nói lên rằng bạn là ai, bạn muốn đi tới đâu và bạn cần gì để tới đó. Đó là thời gian để bạn hình thành những kĩ năng cần thiết để bắt đầu cuộc sống của riêng mình.”
Để “nhào nặn” cuộc sống của chính mình
Tất cả các chuyên gia tư vấn, những sinh viên, phụ huynh, thậm chí cả những giảng viên đều khẳng định rằng những trải nghiệm từ “gap year” giúp sinh viên trưởng thành, tự tin và định hướng được sự nghiệp rõ ràng hơn.
Steve Goodman – một nhà tư vấn giáo dục nói: “Gap year có thể giúp các em định hướng một cách rõ ràng những mục tiêu trên con đường học tập của mình.”
Rae Nelson và Karl Haigler – 2 tác giả của cuốn “Những lợi ích của gap year” đã điều tra trên 280 sinh viên về việc những trải nghiệm qua “gap year” giúp những sinh viên này “nhào nặn” nên cuộc sống của họ như thế nào.
Video đang HOT
60% nói rằng “gap year” có ảnh hưởng đến việc lựa chọn chuyên ngành và sự nghiệp của họ bằng cách củng cố sự lựa chọn ban đầu hoặc mở ra một hướng đi mới cho họ.
Brown – sinh viên ĐH Binghamton chia sẻ: “Những sinh viên đã trải qua “gap year” đều thể hiện rất tốt khi họ vào học Binghamton. Nhiều người trong số họ trở thành những lãnh đạo trong các câu lạc bộ và các tổ chức văn hóa. Họ có sự thuần thục và nhiều hiểu biết về văn hóa.”
Những sinh viên này đều nhấn mạnh rằng việc học hỏi từ những trải nghiệm qua “gap year” là khác hoàn toàn so với những gì họ nhận được từ trường học. Sills, 19 tuổi cho biết: “Những gì mà tôi đã học được ở tuổi 19 nhiều hơn cả những gì mà mình nhận được trong 2 năm cuối ở trường phổ thông. Khi ở Canada, mình chỉ là một người Mỹ trong một nông trại. Có cả những người Canada, Đức và Australia ở đó. Điều đó giúp mình hiểu về những nền văn hóa khác nhau. Mình đã học được nhiều điều ở Canada. Công việc mà mình làm ở đó làm tôi phải đi ra ngoài khu vực quen thuộc của mình.”
Sills đã dành nửa năm còn lại để thực tập ở một công ty sản xuất phim ở New Zealand. Trải nghiệm này đã giúp cậu có được ít nhiều kinh nghiệm để theo học chuyên ngành điện ảnh vào mùa thu năm nay ở Trường Điện ảnh, New York.
Emily Carr, 19 tuổi đã tham gia một khóa học về sinh vật biển kéo dài vài tháng trên con tàu đi tới phía Đông Caribbean.
Thời gian còn lại của “gap year”, cô dành thời gian làm tình nguyện cho một bệnh viện chim biển và chim cánh cụt ở Cape Town, phía Nam châu Phi; sau đó làm việc ở trung tâm ẩn náu và giải cứu động vật ở bên ngoài thủ đô Bangkok, Thái Lan.
“Gap year đã giúp tôi hình thành những kĩ năng cho cuộc sống. Tôi sẽ trở nên tự lập và trưởng thành hơn.” - Carr nói.
Để không bị “đốt cháy” hết lòng nhiệt tình
Qua vài năm, các giảng viên ngày càng dễ dàng chấp nhận việc sinh viên của họ đã từng có “gap year”. Thậm chí, một vài giảng viên còn khuyến khích các sinh viên làm điều này.
Khoảng 30 năm nay, trong thư báo trúng tuyển của ĐH Harvard thường có một gợi ý rằng, các sinh viên nên dành thời gian để nghỉ ngơi trước khi bước chân vào giảng đường.
Ông William Fitzsimmons – giám đốc quản lý và hỗ trợ tài chính của Harvard đã khuyến khích các sinh viên có một năm &’gap year’ để không bị &’đốt cháy’ hết lòng nhiệt tình khi bước vào trường.
“Những sinh viên nhập trường sau một năm “gap year” là những người “tràn đầy sức sống và rất háo hức khi được quay trở lại trường học”.” – ông nói.
“Bạn càng có nhiều kinh nghiệm sống thì bạn càng thể hiện tốt hơn ở trường.” Năm 2009, có 107 trong số 1.665 sinh viên năm nhất của Harvard đã từng có “gap year”.
Ở ĐH Binghamton, Brown cũng nhận thấy số sinh viên đã từng có “gap year” tăng lên. Năm 2009, có 52 trong số 2.100 sinh viên năm nhất đã ngừng học một năm để làm việc hoặc làm tình nguyện.
Brown cho biết, cô đã thấy những kết quả tích cực từ những sinh viên này.
“Tôi cho rằng “gap year” giúp bạn trưởng thành hơn, tự tin hơn và làm tăng khả năng giải quyết các vấn đề. Đồng thời, tôi nhận ra rằng những điều tuyệt vời mà họ đã làm sẽ giúp chính họ trong việc học tập ở trường.”
Theo VNN
Trượt đại học? Hãy đứng dậy đi tiếp!
Những dòng tâm sự khác của một bạn teen khi biết mình đã bỏ lỡ cánh cửa đại học...
"Mưa! Những cơn mưa cuối mùa hạ xối xả rơi trên mái tôn, tấp vào ô cửa kính ướt sũng nền nhà. Nó nằm im, bất động. Úp mặt vào gối, nó muốn khóc mà không sao khóc được. Không? Tại sao chứ? Tại sao điều này lại xảy ra với nó. Nó đã trượt đại học thật rồi sao?
Nó là một học sinh chuyên Toán suốt 12 năm liền đạt học sinh giỏi. Nó là niềm tự hào, niềm tin tưởng, niềm kỳ vọng của cha mẹ, ông bà, thầy cô. Nhưng tất cả đã sụp đổ từ giờ phút này. Phải chăng cánh cửa tương lai đã đóng sập trước mặt nó. Và... trong một phút yếu lòng, nó đã nghĩ đến cái chết.
Nó đã tưởng chết là giải thoát nhưng nó đã nhầm... Nó sẽ không thể nhìn thấy sự vật vã đau đớn của mẹ và tiếng nấc nghẹn ngào của cha. Nó không nghĩ đến sự ra đi của nó lại có thể gây tổn thương và mất mát lớn lao đến vậy với những người mà nó vẫn hằng thương yêu, kính trọng. Không, nó thực sự không muốn làm họ đau thêm một lần nữa..."
Đừng dừng lại, hãy đứng dậy đi tiếp bạn nhé! (Ảnh minh họa)
Mỗi mùa thi đại học qua đi, người ta lại giật mình trước những cái tin: học sinh trường này tự tử, học sinh trường kia nhảy cầu tự vẫn vì... trượt đại học. Hãy khoan nói đến chuyện áp lực của gia đình và xã hội, hãy khoan nói đến một xã hội đôi khi vẫn bằng cấp đè nặng. Những bạn trẻ cần nhận thức được giá trị của sự sống và giá trị của bản thân mình.
Cách đây vài ngày, tại trung tâm biểu diễn Âu Cơ (Hà Nội), nghệ sĩ Y Moan đã đem đến cho khán phòng một không khí rực lửa của Tây Nguyên. Đằng sau cánh gà, chú vẫn phải truyền dịch để chống lại căn bệnh ung thư giai đoạn cuối. Nhiều giọt nước mặt đã rơi cho sự thương cảm nhưng phần nhiều trong đó đã rơi vì sự cảm phục. Chú đã hát hết mình cho tình yêu nghệ thuật và hơn hết cho tình yêu sự sống.
Gần một năm trước, dư luận xót thương cho sự ra đi của Nguyễn Hồng Công, bệnh nhân chạy thận thâm niên ở xóm chạy thận Bạch Mai, tác giả cuốn tự truyện "Khát vọng sống để yêu". Chị là người yêu sống tới mức sợ chết, chị không biết thế giới bên kia như thế nào, chắc sẽ không đau đớn như lúc sống nhưng chắc chắn không có màu xanh của lá, không có âm thanh của sự sống, không có nụ cười của trẻ thơ... và chị đã cố sống ngay cả khi lưỡi hái tử thần luôn rình rập, mỉm cười đáp trả lại sự đớn đau của số phận.
Vậy đó, họ đã cố để giành giật lấy sự sống ngay cả khi sự sống muốn khước từ họ, ngay cả khi số phận đớn đau đè lên đôi vai họ. Còn bạn? Cớ sao bạn lại nghĩ đến cái chết khi bạn mới 18, 20 tuổi đầu, khi bạn còn cả tương lai và con đường phía trước. Con người ta chỉ có thể vững vàng và cứng cáp hơn khi được trải qua thử thách. Bạn còn nhớ hồi bé đã phải trải qua bao nhiêu lần vấp ngã mới có thể cứng cáp đi trên đôi chân của mình không? Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
Không phải mọi ước mơ đều trở thành hiện thực, nhưng đời sẽ nhạt nhẽo và vô vị đi nhiều nếu ta thiếu ước mơ và khát vọng. Những người thành công đều là những người không dễ dàng từ bỏ ước mơ của mình... Dù ttrong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được thôi cố gắng, bởi con người sinh ra là để cố gắng, hướng suy nghĩ và hành động của mình đến những điều tươi sáng, tốt đẹp. Tương lai nằm ở phía trước và chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng vào một tương lai tươi sáng, chỉ cần chúng ta không từ bỏ ước mơ.
Có nhiều cơ hội khác đang ở phía trước, đại học không phải là con đường duy nhất, càng không phải cứ học đại học xong, sự nghiệp của mình sẽ công thành danh toại. Nếu bạn có kiến thức, có năng lực thực sự thì nhất định bạn sẽ kiếm được một việc làm, một danh tiếng xứng đáng với những gì bạn đã bỏ ra. Không có con đường nào bằng phẳng cả. Đường đến đài vinh quang không chỉ có hoa hồng mà còn có những mũi gai. Bởi thế, bạn hãy tự tin "xốc" lại bản thân mình và kiên cường bước tiếp nhé!
Theo PLXH
Giải pháp cho thí sinh trượt đại học Nếu bạn vào học một trường nghề và ra trường với tấm bằng công nghệ thông tin, rồi có đủ khả năng làm việc cho bất kì một tập đoàn, doanh nghiệp CNTT nào với mức lương "ngất ngưởng" thì chuyện không đỗ đại học với bạn không còn là cú sốc lớn. 62% thí sinh, tương ứng với hơn 650.000 học sinh,...