Trường y cạnh tranh bằng học phí sẽ không thể đào tạo bác sĩ giỏi

Theo dõi VGT trên

Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền cho rằng, các trường ngành Y Dược tuyệt đối không nên cạnh tranh bằng học phí, học phí thấp sẽ không thể đào tạo bác sĩ giỏi.

Thông tin Đại học Y dược TP.HCM dự kiến tăng học phí trong năm học 2020- 2021, có ngành tăng gấp 4-5 lần so với năm học 2019-2020 gây ra nhiều luồng ý kiến tranh cãi. Dưới đây là bài viết của PGS.TS Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, về vấn đề này.

Tự chủ đi đôi với tăng học phí

Bắt đầu từ ngày 1/7/2020, Luật Giáo dục Đại học sửa đổi chính thức có hiệu lực. Theo đó, đến tháng 8/2020 tất cả các trường đại học phải hoàn thiện hội đồng trường, đây là một trong những điều kiện tiêu chuẩn để tự chủ đại học.

Các trường Y Dược khi thực hiện tự chủ sẽ không được hưởng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Do vậy các trường đều dự kiến điều chỉnh tăng học phí để đảm bảo việc thu chi, đầu tư khi tự chủ.

Cùng với đó, hiện các trường đại học đều tăng cường cạnh tranh về chất xám. Các nhà khoa học có xu hướng dịch chuyển từ các trường đại học công sang tư hoặc từ trường này sang trường khác. Nếu như các trường không đáp ứng được nhu cầu cơ bản về lương, chế độ nghiên cứu, môi trường làm việc… thì các nhà khoa học rất dễ dịch chuyển.

Điều đó đòi hỏi các trường phải đưa ra kế hoạch tài chính quan trọng, đảm bảo đời sống, thu nhập của cán bộ, viên chức. Như vậy, việc các trường Y Dược tăng học phí trong thời gian tới, khi thực hiện tự chủ, là xu hướng phát triển tất yếu.

Ngoài việc học lý thuyết, sinh viên ngành Y Dược chủ yếu thực hành trong phòng thí nghiệm qua mô hình, thực hành ở bệnh viện… Các thiết bị mô phỏng của trường giống như một bệnh nhân và một bệnh viện thu nhỏ.

Trong khi đó, để mua được thiết bị mô phỏng tích hợp 3D, 4D trong giảng dạy cho sinh viên, cần đầu tư kinh phí rất lớn. Nếu học phí thấp, các trường không thể có nguồn vốn để đầu tư trang thiết bị thực hành, không thể đảm bảo việc đào tạo cho ra lò bác sĩ đạt chuẩn.

Video đang HOT

Trong quá trình học, sinh viên thường xuyên làm thí nghiệm trên động vật như chó, chim bồ câu, ếch…, cũng cần nguồn kinh phí không nhỏ. Nhất là ở bộ môn giải phẫu cơ thể người, cần có phòng giải phẫu, phòng bảo quản xác người được hiến tặng… Việc duy trì phòng này tốn chi phí rất lớn.

Trường y cạnh tranh bằng học phí sẽ không thể đào tạo bác sĩ giỏi - Hình 1

Sinh viên ngành Y Dược trong giờ thực hành thí nghiệm. (Ảnh minh hoạ)

Không cạnh tranh về học phí

Năm học 2019-2020, học phí của các trường ở mức 13,5 triệu đồng, năm học tới sẽ tăng 10% lên mức 14,5 triệu đồng. Nếu tự chủ thì tăng thêm 3 triệu đồng/sinh viên, tương đương 16,5 triệu/năm. Mức phí này là bình thường, không cao, sinh viên vẫn đáp ứng được.

Riêng với sinh viên năm nhất, hiện nay các cơ sở giáo dục khối ngành sức khoẻ chưa thống nhất về mặt bằng học phí. Các trường đang đợi ý kiến từ Bộ Y tế. Tuy nhiên, quan điểm của tôi nếu tăng thì cũng phải tăng có lộ trình cụ thể, rõ ràng.

Đồng thời, các trường khối ngành Y Dược nên thống nhất một khung học phí chung. Việc này rất cấp thiết, nên tạo ra mặt bằng chung giữa cả trường công và trường tư. Các trường chỉ nên cạnh tranh về dịch vụ, về sự hài lòng của sinh viên, còn cạnh tranh về học phí là không phù hợp.

Cần tạo nên sự ổn định về mức phí để đào tạo ra một bác sĩ, không thể quá rẻ, nhưng cũng không thể quá cao. Tuyệt đối không được cạnh tranh về học phí. Nếu trường nào có mức học phí quá thấp thì chắc chắn không ổn khi đào tạo, học phí quá cao thì trách nhiệm với xã hội không đảm bảo.

Nếu so sánh giữa các trường đại học khác, chỉ có chi phí đơn thuần về phòng ốc, điện nước, cán bộ giảng viên sẽ tương đươnng, nhưng riêng với ngành Y Dược, chi phí vật tư tiêu hao trong quá trình sử dụng đều lớn. Đặc biệt, chi phí đầu tư cho các phòng thí nghiệm, giải phẫu… quá lớn. Nếu như không tăng chi phí đào tạo cho ngành Y thì chắc chắn không thể tạo ra được bác sĩ tốt.

Môi trường ngành Y Dược có 3 đặc thù lớn. Thứ nhất, thời gian đào tạo sinh viên trường Y là 6 năm, trong khi các trường khác 3-4 năm. Thứ hai, chi phí đào tạo lớn, học phí cao nên khi sinh viên ra trường, buộc phải trả lương cao cho họ. Thứ ba là trách nhiệm của ngành Y cao hơn, nặng nề hơn vì liên quan đến sinh mạng của con người. Do đó, Nhà nước cần điều chỉnh mức lương để họ sống được bằng nghề của họ.

Trên thế giới giải quyết con đường học y khoa của sinh viên nghèo bằng 2 cách: Sinh viên nghèo cố gắng học giỏi để giành học bổng (hiện nay trường giành 5% quỹ học phí để làm học bổng). Hoặc nhà nước sẽ có gói tín dụng cho sinh viên vay, đặc biệt là sinh viên ngành Y vay với mức ưu đãi riêng biệt. Học phí sinh viên ngành Y cao hơn thì gói cho vay phải lớn hơn, không thể thấp như sinh viên ngành khác.

Ở Việt Nam hiện nay mức cho vay tín dụng sinh viên là 2,5 triệu đồng/tháng, chỉ đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, ăn ở của sinh viên chứ không giải quyết vấn đề học phí, đặc biệt là sinh viên ngành Y Dược càng không thể đủ. Do đó, đi đôi với chính sách tăng học phí khi các trường đại học chủ, Nhà nước cũng nên có những gói tín dụng tốt hơn cho sinh viên.

Học phí ngành Y: 68 triệu/năm trường vẫn lỗ, giảng viên giỏi 'dọa' ra đi

Hiệu trưởng ĐH Y Dược nói với mức học phí 68 triệu đồng/năm trường còn chưa tính đủ chi phí, vẫn lỗ. Trong khi Hiệu trưởng ĐH Y Phạm Ngọc Thạch cho biết trường tư trả lương gấp 10 lần, giảng viên giỏi nói thẳng tình hình này, họ sẽ đi.

Tại hội nghị hội đồng hiệu trưởng khối ngành đào tạo sức khỏe năm 2020, Hiệu trưởng ĐH Y Dược TP.HCM lý giải mức học phí tăng thì cả sinh viên, hệ thống giáo dục và xã hội đều hưởng lợi.

Theo đó, PGS Trần Diệp Tuấn - Hiệu trưởng ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết thời gian qua, nhà trường đã công bố đề án tuyển sinh và mức học phí dự kiến thu trong năm học tới.

Học phí ngành Y: 68 triệu/năm trường vẫn lỗ, giảng viên giỏi dọa ra đi - Hình 1

Ảnh minh họa

Mức học phí một số ngành tăng mạnh như Răng - Hàm - Mặt 70 triệu đồng/năm, Y khoa 68 triệu đồng/năm khiến dư luận có nhiều phản ứng trái chiều. Tuy nhiên, đây không phải mức học phí "khủng" vì thực tế trường vẫn chưa tính đúng, đủ mức phí đào tạo. Thực tế với mức học phí này, trường vẫn còn phải bù lỗ.

Theo ông Tuấn, đó là chi phí cần thiết để đào tạo sinh viên. Chất lượng đào tạo và trải nghiệm của sinh viên khi học ở trường là cốt lõi để trường xây dựng học phí như vậy.

Hiệu trưởng ĐH Y Dược TP.HCM lý giải mức học phí tăng, cả sinh viên, hệ thống giáo dục và xã hội đều hưởng lợi. Xã hội sẽ có những bác sĩ giỏi thực sự, người học sẽ có những trải nghiệm xứng đáng mà mình mong muốn.

Tại ĐH Y Dược TP.HCM sinh viên được nhiều trải nghiệm như lớp học nhóm nhỏ, trung tâm mô phỏng số 1 Việt Nam, chương trình đào tạo phối hợp với Trường Y Havard xây dựng, đội ngũ giảng viên khá hùng hậu... Người học sẽ hưởng hơn cả những gì họ bỏ ra.

Ông Tuấn cho rằng: "Chúng ta ai cũng mong muốn trường đại học cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhưng với mức học phí quá thấp, các trường không thể đào tạo được nhân lực bậc cao, có năng lực cạnh tranh trong khu vực và hội nhập quốc tế. Điều này đồng nghĩa việc các trường tăng học phí, đào tạo nhân lực chất lượng cao sẽ có lợi cho nền kinh tế quốc dân".

Trong khi đó, PGS.TS Ngô Minh Xuân - Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết thời gian qua trường cố gắng giữ chân được giảng viên nhưng với tình hình hiện nay, việc này sẽ càng khó khăn hơn.

"Đào tạo khối ngành sức khỏe phải tốn chi phí gấp 3-4 lần những ngành khác. Nhưng dự kiến năm tới, trường tôi cũng chỉ dám thu 32 triệu đồng/năm. Nếu vẫn cứ tái diễn tình trạng này, rất khó đào tạo bác sĩ chất lượng cao. Các trường công cũng khó giữ chân giảng viên. Trong khi đó, các trường tư sẵn sàng trả mức lương gấp 10 lần để lôi kéo giảng viên giỏi. Giảng viên đã nói thẳng với tình hình này, họ sẽ đi.

Nếu không giữ chân được giảng viên giỏi hoặc những giảng viên có học hàm, học vị, trường sẽ đối diện nguy cơ mất mã ngành đào tạo", PGS.TS Ngô Minh Xuân cho hay.

Tại hội nghị, đa số các hiệu trưởng trường y dược đều cho rằng, học phí thấp khiến các trường khó tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao và đó là bước lùi đối với đào tạo y khoa của Việt Nam. Còn việc xã hội băn khoăn người nghèo học giỏi muốn cơ hội học tập để trở thành thầy thuốc, các trường đều khẳng định đã có chính sách học bổng để giúp sinh viên nghèo vẫn theo học được.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Căng: Duy Mạnh tung loạt clip hiện trường vụ cháy ô tô 5 tỷ đồng, đáp trả 1 thắc mắc của cư dân mạngCăng: Duy Mạnh tung loạt clip hiện trường vụ cháy ô tô 5 tỷ đồng, đáp trả 1 thắc mắc của cư dân mạng
06:16:05 24/04/2025
Theo chân người phụ nữ bán rau ở chợ về đến nhà, choáng váng vì cuộc sống thật: "Phú bà" cũng chỉ đến thế!Theo chân người phụ nữ bán rau ở chợ về đến nhà, choáng váng vì cuộc sống thật: "Phú bà" cũng chỉ đến thế!
07:12:42 24/04/2025
BXH 20 phim lãng mạn - lịch sử Hàn Quốc hay nhất 5 năm qua: Top 1 quá xứng đáng, cặp chính đẹp mê ngườiBXH 20 phim lãng mạn - lịch sử Hàn Quốc hay nhất 5 năm qua: Top 1 quá xứng đáng, cặp chính đẹp mê người
05:54:35 24/04/2025
Vụ ngoại tình bẽ bàng: Tài tử hạng A ruồng bỏ vợ chạy theo hoa hậu nhận "quả báo" không ngờVụ ngoại tình bẽ bàng: Tài tử hạng A ruồng bỏ vợ chạy theo hoa hậu nhận "quả báo" không ngờ
07:35:24 24/04/2025
Người đàn ông rơi từ tầng cao chung cư ở Hà Nội xuống đất tử vong: Camera ghi lại được gì?Người đàn ông rơi từ tầng cao chung cư ở Hà Nội xuống đất tử vong: Camera ghi lại được gì?
07:04:56 24/04/2025
Phát hiện nhiều bộ xương nghi của người trong hang đá ở Nghệ AnPhát hiện nhiều bộ xương nghi của người trong hang đá ở Nghệ An
07:07:14 24/04/2025
Lỡ lời kể chuyện mại dâm trong showbiz, 1 ngôi sao đối diện nguy cơ bị điều traLỡ lời kể chuyện mại dâm trong showbiz, 1 ngôi sao đối diện nguy cơ bị điều tra
06:11:47 24/04/2025
Chị chồng ly hôn về nhà ở, muốn chiếm phòng ngủ của vợ chồng tôi còn phán một câu xanh rờnChị chồng ly hôn về nhà ở, muốn chiếm phòng ngủ của vợ chồng tôi còn phán một câu xanh rờn
05:27:32 24/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Khoảnh khắc hội ngộ của 2 tượng đài điện ảnh Hong Kong gây sốt

Khoảnh khắc hội ngộ của 2 tượng đài điện ảnh Hong Kong gây sốt

Sao châu á

08:28:12 24/04/2025
Châu Nhuận Phát và Lương Triều Vỹ hội ngộ tại một bữa tiệc tại Hong Kong (Trung Quốc) gần đây. Hai nam nghệ sĩ đều được xem là tượng đài nhan sắc và tài năng của điện ảnh xứ hương cảng.
3 sai lầm khi ăn mít

3 sai lầm khi ăn mít

Sức khỏe

08:27:20 24/04/2025
Y học cổ truyền khuyến cáo nên ăn uống cân bằng và biết tiết chế, thuận tự nhiên. Mỗi món ăn, loại quả nếu đặt đúng thời, đúng cơ địa sẽ là thuốc; ngược lại, dùng sai thuốc cũng thành hại.
Mới ra mắt bản test, game bóng đá siêu hot đạt thành tích ấn tượng trên Steam, sẽ là cú "hit" mùa hè này?

Mới ra mắt bản test, game bóng đá siêu hot đạt thành tích ấn tượng trên Steam, sẽ là cú "hit" mùa hè này?

Mọt game

08:25:29 24/04/2025
Chỉ còn gần hai tháng nữa tựa game này sẽ tới tay người chơi. Rematch, tựa game bóng đá từ nhà phát triển Sifu - Sloclap, có vẻ đang tiến rất gần tới thành công lớn.
Trọng Tấn thú nhận "sợ vợ", mê nuôi mèo và trồng cây sau ánh đèn sân khấu

Trọng Tấn thú nhận "sợ vợ", mê nuôi mèo và trồng cây sau ánh đèn sân khấu

Sao việt

08:16:45 24/04/2025
Ca sĩ Trọng Tấn cho biết, bản thân sống đơn giản, luôn tìm niềm vui trong những điều nhỏ bé sau ánh đèn sân khấu.
Mỹ nhân Việt sở hữu nhà vườn 70 tỷ, biệt thự khắp các tỉnh thành: Lên đời phú bà nhờ "phim giả tình thật"

Mỹ nhân Việt sở hữu nhà vườn 70 tỷ, biệt thự khắp các tỉnh thành: Lên đời phú bà nhờ "phim giả tình thật"

Hậu trường phim

07:56:01 24/04/2025
Từ vai diễn định mệnh đến cái kết cổ tích ngoài đời thật, Nhã Phương đã có hành trình lên đời khiến ai cũng phải ghen tị.
Mẹ biển - Tập 28: Nhận ra con trai, Đại liền đuổi Quân khỏi bè cá

Mẹ biển - Tập 28: Nhận ra con trai, Đại liền đuổi Quân khỏi bè cá

Phim việt

07:43:56 24/04/2025
Sau khi biết tên và nghe Quân nhắc đến dượng Sịa trong cuộc nói chuyện điện thoại với mẹ, Đại nhận ra Quân chính là đứa con trai đã xa cách 20 năm trời.
Trung Quốc phản ứng trước cáo buộc công dân nước này tham chiến chống lại Ukraine

Trung Quốc phản ứng trước cáo buộc công dân nước này tham chiến chống lại Ukraine

Thế giới

07:31:16 24/04/2025
Đầu tháng này, Ukraine cho biết đã bắt giữ hai công dân Trung Quốc đang chiến đấu cho quân đội Nga tại tỉnh Donetsk. Tổng thống Volodymyr Zelensky đã tuyên bố rằng vài trăm công dân Trung Quốc đang chiến đấu cho Nga trong cuộc chiến.
'Hoa khôi diễu binh' ở TP.HCM từng lọt top cuộc thi hoa hậu

'Hoa khôi diễu binh' ở TP.HCM từng lọt top cuộc thi hoa hậu

Netizen

07:18:09 24/04/2025
Hạ sĩ Bùi Thị Phương Ngọc, thuộc khối nữ Chiến sĩ Biệt động Sài Gòn, thu hút sự chú ý với sắc vóc nổi bật. Cô tốt nghiệp ĐH Luật TP.HCM và từng tham gia các cuộc thi sắc đẹp.
Toyota Hilux: "Ngựa chiến" không ngại trèo đèo lội suối

Toyota Hilux: "Ngựa chiến" không ngại trèo đèo lội suối

Ôtô

07:10:27 24/04/2025
Trong hành trình chinh phục Tây Bắc, Hilux đã thể hiện rõ thực lực khi mạnh mẽ vượt mọi địa hình dù cõng trên lưng nhiều đồ đạc của các thành viên trong đoàn.
Đi trình báo mất xe máy, nạn nhân được CSGT báo đã bắt tên trộm và thu được xe

Đi trình báo mất xe máy, nạn nhân được CSGT báo đã bắt tên trộm và thu được xe

Pháp luật

07:04:56 24/04/2025
Ngày 23/4, đại diện Cục CSGT cho biết, Tổ công tác của Đội CSGT đường bộ cao tốc số 2, Phòng 6 vừa kịp thời bắt giữ đối tượng trộm xe máy rồi đi vào cao tốc.
Vinicius bị FIFA điều tra, nguy cơ treo giò 2 năm

Vinicius bị FIFA điều tra, nguy cơ treo giò 2 năm

Sao thể thao

07:00:03 24/04/2025
Vinicius Jr, một trong những ngôi sao lớn nhất của Real Madrid và là trụ cột của đội tuyển quốc gia Brazil, đang bị Ủy ban Đạo đức của FIFA điều tra chính thức và có nguy cơ bị treo giò 2 năm