Trường xây dang dở, học sinh học ‘chay’ nhiều môn
Đó là thực trạng đã và đang xảy ra tại Trường THCS xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) nhiều tháng nay.
Công trình phòng học chức năng của Trường THCS xã Vân Sơn gồm khu nhà hai tầng (chín phòng học), khởi công xây dựng từ tháng 8/2014.
Theo kế hoạch, công trình này sẽ được đưa vào sử dụng trong quý 1/2015, đáp ứng nhu cầu học tập các môn thực hành như hóa học, tin học, tiếng Anh, sinh học, vật lý của 338 học sinh trường THCS xã Vân Sơn. Tuy nhiên, đến cuối tháng 10/2015, công trình mới chỉ được xây dựng phần thô gồm tường nhà, dầm, trần tầng một.
Công trình phòng học chức năng của Trường THCS xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) đang xây dựng dang dở.
Thầy Lê Sỹ Hưng – hiệu trưởng Trường THCS Vân Sơn – cho biết: “Công trình phòng học chức năng của trường xây dựng dở dang đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của nhà trường. Vì thiếu phòng học chức năng nên nhiều môn học cần phải thực hành, thí nghiệm trực quan, giáo viên đều phải dạy “chay”, học sinh đành học “chay”, rất khó tiếp thu kiến thức các môn học này.
Trong khi đó, trang thiết bị phục vụ các môn học cần thực hành, thí nghiệm, nhà trường đã đặt mua từ lâu nhưng đến nay chưa thể đem về trường được”.
Video đang HOT
Theo đại diện UBND xã Vân Sơn, công trình phòng học chức năng Trường THCS Vân Sơn có tổng vốn đầu tư gần 5 tỷ đồng, do UBND xã làm chủ đầu tư.
Do thiếu kinh phí, đến nay UBND xã mới chuyển cho nhà thầu được khoảng 600 triệu đồng, vì vậy nhà thầu chỉ xây dựng phần thô, hiện đang tạm dừng thi công. UBND xã đành phải chờ hỗ trợ của huyện, tỉnh mới hoàn thiện công trình này.
Ông Lê Quang Hùng – chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn – cho biết: “Sau khi đón bằng công nhận xã nông thôn mới, UBND tỉnh, huyện sẽ thưởng, hỗ trợ xã Vân Sơn 2 tỷ đồng. UBND xã sẽ lấy số tiền thưởng này để hoàn thiện công trình phòng học chức năng của Trường THCS Vân Sơn”.
Theo Hà Đồng/Tuổi Trẻ
Trường dạy làm nàng tiên cá đầu tiên ở Singapore
Với chiếc đuôi xinh đẹp được nhập khẩu từ Đức, học viên tại trường dạy làm tiên cá đầu tiên ở Singapore học cách di chuyển, nhảy múa, biểu diễn dưới nước.
Năm 2015, Syrena mở trường dạy làm nàng tiên cá đầu tiên ở Singapore, theo CNN. Cô cũng là nghệ sĩ đầu tiên tại quốc đảo sư tử vào vai nhân vật này để biểu diễn.
"Tôi muốn tạo ra một cộng đồng, nơi những người cùng sở thích có thể chia sẻ với nhau", Syrena, còn được biết đến với nghệ danh Cara Nicole Neo, nói.
Lớp học sẽ bắt đầu với lý thuyết nàng tiên cá. Các học viên ngồi bắt chéo chân trên sàn nhà.
Syrena truyền đạt tinh thần nàng tiên cá tới người học: "Thế giới lạnh lùng và khắc nghiệt. Nhưng tại đây, chúng ta tìm thấy hòa bình và hữu nghị. Chúng ta từ bỏ nỗi đau, sự cạnh tranh. Chúng ta lựa chọn chấp nhận, mạnh mẽ, tự do và dũng cảm".
Theo cô, việc mang nội tâm của một nàng tiên cá cũng quan trọng như khả năng bơi thành thạo với một cái đuôi. Vì thế, các học viên sẽ học về văn hóa, lịch sử và thần thoại nàng tiên cá.
Trước khi trường học được cấp phép hoạt động, Syrena đã lên giáo trình gồm 4 giai đoạn, từ trình độ Đồng cho người mới bắt đầu đến Bạc, Vàng và Bạch kim. Ở trình độ cuối cùng, học viên sẽ học vũ đạo dưới nước.
Trường tuyển sinh tất cả những người biết bơi và hứng thú với nàng tiên cá. Học phí cho một khóa học khoảng 490 USD (gần 11 triệu đồng), chưa bao gồm phí thuê đuôi.
Theo Syrena, khóa học đào tạo nàng tiên cá giúp học viên phát triển thể chất, trí tuệ và tâm hồn. Họ có thể giữ dáng, tăng cường sức khỏe, thư giãn và kết bạn với những người có chung sở thích.
Một nàng tiên cá biểu diễn tại công viên giải trí Weeki Wachee Springs ở bang Florida, Mỹ. Ảnh: CNN.
Để tạo cảm hứng cho học viên, Syrena tìm kiếm những "tiên cá" từ khắp nơi trên thế giới. Trường nhập khẩu đuôi từ Đức. Chúng được làm bằng nhựa dẻo phủ lớp sợi nhân tạo có thể co giãn.
Ở dưới nước, chúng giống như những chiếc đuôi cá bình thường. Hai chân người dùng bị buộc chặt với nhau. Mọi chuyển động đều phụ thuộc phần eo.
"Bạn phải tự nhắc nhở mình không cong đầu gối. Đây là phần khó nhất khi tập luyện", Natalie, một học viên, chia sẻ.
Đối với cựu vận động viên bơi lội cấp quốc gia Nicole, việc hóa thân thành nàng tiên cá giống quá trình thoát ly thực tế hơn.
Mặc dù trường mới chỉ hoạt động trong thời gian vài tháng, số lượng học viên còn ít, Syrena hy vọng trường dạy làm nàng tiên cá đầu tiên tại Singapore có thể truyền tình yêu đến mọi người.
"Khi học cách khám phá vẻ đẹp nội tâm và biết yêu quý bản thân, bạn sẽ có trách nhiệm lan tỏa tình yêu ấy đến những người xung quanh. Đây không phải là một cộng đồng tiên cá ích kỷ, tự coi bản thân là trung tâm. Chúng tôi muốn tạo ra sự thay đổi", cô nói.
Theo Zing
Hàng loạt trường trung cấp, cao đẳng 'thoi thóp' Năm học 2015-2016, nhiều trường cao đẳng (CĐ), trung câp chuyên nghiệp (TCCN) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đối mặt nguy cơ đóng cửa vì thiếu sinh viên. Nhiều công trình được đầu tư hàng chục tỷ đồng đành đóng cửa phơi nắng, nhiều hạng mục xuống cấp chỉ sau vài năm sử dụng. Tại Trung cấp Kinh tế - Kỹ...