Trường tư tăng học phí
Tại TPHCM, gần 17.000 học sinh không được vào lớp 10 trường công lập trong năm học 2012-2013 sẽ phải đối mặt với việc tăng học phí ở hầu hết các trường THPT ngoài công lập .
Sở GD-ĐT TPHCM vừa công bố danh sách các trường THPT ngoài công lập tuyển sinh lớp 10 kèm theo quy định mức thu học phí hằng tháng ở mỗi trường. So với năm học 2011-2012, mức học phí quy định ở hầu hết các trường này đều tăng.
Trường tốp dưới tăng mạnh
Điểm qua một loạt các trường có thể thấy mức tăng học phí ở những nhóm trường là khác nhau. Trong khi những trường tốp trên đã tạo được thương hiệu nhưng học phí chỉ tăng nhẹ thì nhóm trường tốp dưới tăng mạnh.
Trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến thông báo học phí áp dụng trong năm học 2012-2013 là 1.500.000 đồng/tháng, tăng 18% so với năm học 2011-2012. Tương tự, Trường THPT tư thục Trương Vĩnh Ký thu 1.800.000 đồng/tháng, tăng khoảng 17% Trường THPT tư thục Ngô Thời Nhiệm thu 1.900.000 đồng/tháng, tăng 12%…
Học sinh Trường THCS và THPT Việt Anh (quận Phú Nhuận – TPHCM) giờ tan trường.
Theo thống kê, các trường tốp dưới tăng học phí mạnh nhất. Trường THPT Âu Lạc tăng từ 2.100.000 đồng lên 3.800.000 đồng/tháng. Trường THPT Á Châu tăng từ 6.411.000 đồng lên 7.373.000 đồng/tháng Trường THPT Phan Bội Châu tăng từ 950.000 đồng lên 2.350.000 đồng/tháng Trường THPT Thái Bình Dương tăng từ 4.800.000 đồng lên 5.400.000 đồng/tháng.
Cũng có vài trường như THPT Sao Việt, THPT Nam Mỹ, THPT APU giảm học phí từ 500.000 – 2.175.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, mức học phí đang áp dụng ở những trường này lâu nay rất cao: Trường THPT APU thu 20.618.000 đồng/tháng, THPT Nam Mỹ và THPT Sao Việt cùng thu 10.500.000 đồng/tháng.
Video đang HOT
Tăng học phí để chống trượt giá
Theo bà Nguyễn Yên Chi, Phó Hiệu trưởng Trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến và hiệu trưởng nhiều trường THPT ngoài công lập khác, chi phí phục vụ bán trú và những chi phí khác đều tăng nên phải điều chỉnh học phí.
Bà Phạm Thị Thúy Vĩnh, Hiệu trưởng Trường THPT tư thục Ngô Thời Nhiệm, nói phải tăng học phí nhằm cải thiện lương cho giáo viên và chống trượt giá đồng thời tăng cường mua sắm , đầu tư trang thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo .
Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD- ĐT TPHCM, cho rằng học phí và nhiều khoản thu khác của các trường ngoài công lập không chịu sự ràng buộc của các cơ quan Nhà nước mà do sự thỏa thuận của phụ huynh với nhà trường.
Nói đúng hơn là trường quy định các mức thu, phụ huynh chấp nhận được thì cho con theo học. Do vậy, khi đăng ký vào trường ngoài công lập, phụ huynh cần tìm hiểu kỹ các khoản thu cũng như điều kiện dạy học để chất lượng dạy học tương xứng với kinh phí bỏ ra.
Đầu tư chưa đồng đều Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TPHCM, hiện có 50.148 học sinh THPT đang học tại các trường ngoài công lập. Đội ngũ giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng hầu hết đạt chuẩn, quy mô và chất lượng tại nhiều trường ngày càng phát triển. Một số trường đã đầu tư cơ sở vật chất và trang bị phương tiện dạy học hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện cho học sinh. Tuy nhiên, mức độ đầu tư củacác trường không đồng đều. Hiện vẫn còn 18 trường có diện tích nhỏ (dưới 6 m2/học sinh), 9 trường không có sân chơi, 6 trường không có thư viện, 17 trường thiếu các phòng thực hành thí nghiệm. Có trường nhiều cơ sở phân tán ở các địa bàn khác nhau với nhiều cấp học, như Trường THPT Á Châu có 11 cơ sở, trong đó có 5 cơ sở THCS và THPT. Một số trường không tổ chức dạy đầy đủ, không thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh.
Theo Huy Lân
Người Lao Động
Bỏ hoang phòng học hàng trăm triệu đồng
Đã hơn 2 năm nay, một phòng học kiên cố trị giá hàng trăm triệu đồng tại buôn Gia Rai - Kroa, xã Ea Kuêh, huyện Cư M'gar, Đắk Lắk được xây lên rồi để bỏ hoang. Trong khi đó, hàng chục HS tại xã này phải học trong những phòng học tạm bợ.
Phòng học kiên cố hàng trăm triệu đồng tại buôn Gia Rai - Kroa, xã Ea Kuêh, huyện Cư M'gar, Đắk Lắk được xây lên để bỏ hoang hơn 2 năm nay.
Người dân địa phương tại buôn Gia Rai - Kroa cho biết phòng học này được xây dựng năm 2009 theo chương trình 135 của Nhà nước. Đây là một trong 6 điểm trường thuộc Trường Mẫu giáo Buôn Win (xã Ea Kuêh, , huyện Cư M'gar, Đắk Lắk) cách đó 3 km. Sau khi phòng học hoàn tất nhưng thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, không điện nên việc học tập tại điểm trường khó khăn.
Điểm trường không điện, thiếu thốn cơ sở vật chất lại xây dựng nơi héo hút nên không thu hút con em địa phương theo học.
Ông Niê Y Kua, trưởng buôn Gia Rai - Kroa, cho hay: "Trường mầm non buôn Gia Rai - Kroa được xây năm 2009 nhưng cơ sở vật chất thiếu thốn, đồ chơi cho con trẻ không có, không điện nên nhiều gia đình có điều kiện đã gửi con em ra điểm trường chính Buôn Win ở trung tâm xã và buôn Hluk để học vì điều kiện ở đây tốt hơn lại được đi đường thảm nhựa, trong khi phòng học này được xây dựng nơi hẻo lánh đi lại khó khăn". Anh Hoàng Văn Nguyện (40 tuổi, buôn Gia Rai - Kroa) nói thêm: "Bà con chúng tôi mong muốn phòng học có điện, đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị để con em học hành thuận tiện, chứ phòng học xây lên giờ bỏ hoang lãng phí hàng trăm triệu đồng của Nhà nước".
Nghịch cảnh ở chỗ, trong khi phòng học kiên cố hàng trăm triệu đồng tại buôn Gia Rai - Kroa bỏ trống thì cách đó khoảng 10 km tại buôn Xê Đăng cũng thuộc xã Ea Kuêh này hàng chục HS của điểm Trường Tiểu học Lý Tự Trọng "đánh vật" ngồi học trong những phòng học tạm bợ, tuềnh toàng. Điểm học tạm bợ tại buôn Xê-Đăng được xây dựng cách nay khoảng 8 năm bằng gỗ, không có ô cửa, lợp tạm bằng mái tôn. Điểm trường có 3 phòng học với 65 HS là con em người đồng bào dân tộc thiểu số Xê Đăng, Dao có tất cả 6 lớp học chia làm 2 ca sáng, chiều gồm: lớp 1A49 HS 2A­­­­­­4 9 HS 3A4 8 HS 4A­4 6 HS và 5A­4 có 4 HS và một lớp mầm non 20 HS.
Điểm học này vô cùng khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn bộn bề, việc học hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết. "Những ngày nắng nóng mái tôn trần nhà hừng hực phát hỏa thì thầy trò mồ hôi ướt đẫm. Mỗi lần gió lên, bụi đất đỏ bên ngoài cứ thế thổi vào phòng khiến thầy trò đỏ mắt cả buổi vì hứng phải bụi. Mưa đến thì hầu như lớp học không thể dạy được vì nước mưa tạt phăng ướt cả phòng, con em lại nhà xa..." - thầy Phạm Duy Hùng (30 tuổi) GV giảng dạy tại điểm trường buôn Xê Đăng cho biết.
Cô Phạm Thị Thủy, hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Buôn Win, giãi bày: "Trường Mầm non Buôn Win có 6 điểm trường, sau khi xây dựng xong điểm trường tại buôn Gia Rai - Kroa, nhà trường cho GV vào giảng dạy nhưng do thiếu HS nên không thể duy trì lớp học...".
Đáng nói, Trường mầm non Buôn Win có 6 điểm trường nhưng thiếu đến 2 phòng học ở Buôn Xê-Đăng và Buôn Triết, trong khi ở buôn Gia Rai - Kroa thì phòng học bỏ hoang.
Cũng tại xã Ea Kuêh, hàng chục HS của điểm Trường Tiểu học Lý Tự Trọng "đánh vật" ở buôn Xê Đăng ngồi học trong những phòng học tạm bợ, tuềnh toàng.
Phòng học tạm bợ ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Đinh Văn Liên, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Cư M'gar, cho hay: "Sở dĩ phòng học này bỏ trống do kế hoạch xây dựng từ đầu của UBND xã này không khả thi. Ban đầu người ta dự tính di dời các hộ dân từ buôn Xê-Đăng cách đó 10 km ra buôn Gia Rai - Kroa để thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, dân sinh nên xây dựng tại buôn Gia Rai - Kroa 2 phòng học năm 2009 khoảng 230 triệu đồng, một của Gia Rai - Kroa, một của Xê Đăng nhưng sau đó người dân ở buôn Xê Đăng không di cư ra sinh sống dư dự tính. Thành ra để trống một phòng học cho con em buôn Xê Đăng còn một phòng phục vụ việc học tập cho con em tại buôn Gia Rai - Kroa nhưng HS ở buôn này thích ra điểm trường chính cách đó hơn 2 km mặc dù xa hơn nhưng đường sá đi lại thuận lợi hơn, có đủ cơ sở vật chất".
Theo ông Liên, để khắc phục tình trạng này cần đầu tư cơ sở vật chất, đồ chơi học tập để mở 1 lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi, 1 lớp nhà trẻ 1 - 3 tuổi.
Được biết, xã Ea Kuêh là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Cư M'gar, thành lập năm 2004, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 66%, tỷ lệ hộ nghèo hiện chiếm 24%.
Viết Hảo
Theo dân trí
Trường bỏ hoang, trẻ em học nhờ nhà văn hóa Xây xong phần thô, nhà thầu ngừng thi công khiến khu trường học cỏ dại mọc um tùm, sắt thép han gỉ... Trong khi đó, hơn một năm qua hàng trăm học sinh tiểu học phải đi học nhờ tại các nhà văn hóa xóm. Tháng 10/2010, người dân xã miền núi Nghĩa Dũng và Nghĩa Hợp (Tân Kỳ, Nghệ An) vui mừng...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Doraemon Movie 44: Đẹp như triển lãm hội họa, đủ sức lay động cả người lớn
Phim châu á
23:34:22 25/05/2025
Chung Hán Lương gây tranh cãi khi đóng vai cha của Tiêu Chiến trong Tàng Hải Truyện
Hậu trường phim
23:17:11 25/05/2025
Những cặp đôi tỏa sáng tại Liên hoan phim Cannes 2025
Phong cách sao
23:10:28 25/05/2025
Lisa, Rosé và những sao Hàn có sự nghiệp solo thành công
Nhạc quốc tế
23:04:28 25/05/2025
Bố đơn thân cùng con trai đến show hẹn hò, nên duyên cùng cô giáo mầm non
Tv show
22:52:31 25/05/2025
Vẻ ngoài điển trai, cơ bụng sáu múi của 'người yêu tin đồn' Hương Giang
Sao việt
22:48:54 25/05/2025
Đối tượng xông vào đập phá ngai vàng vua: Ai chịu trách nhiệm?
Tin nổi bật
21:32:42 25/05/2025
Đợt lây nhiễm Covid-19 hiện nay ở Trung Quốc 'đang đạt đỉnh'
Thế giới
21:27:14 25/05/2025
Vợ chồng Beckham muốn hàn gắn, con trai cả Brooklyn có thái độ thờ ơ
Sao âu mỹ
21:23:42 25/05/2025
Toàn cảnh vụ án kẹo Kera liên quan hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên
Pháp luật
20:38:27 25/05/2025