Trường tư: Những “cái chết” được báo trước
Đã qua rồi cái thời trường tư cứ hùn vốn mở trường, tuyển sinh rồi thong thả thu lợi đơn giản và chóng vánh. Hệ thống trường từ phổ thông đến đại học đang chứng kiến sự đào thải mạnh mẽ.
Ngày 5/10, Sở GD-ĐT TP.HCM triển khai quyết định đình chỉ hoạt động một năm đối với Trường THCS và THPT tư thục Khai Trí (Q.5) vì trường không đảm bảo những điều kiện bình thường của một cơ sở giáo dục. Trường này được cấp phép hoạt động từ năm 2002 trên mặt bằng ở tầng 4 và tầng 5 một khu nhà. Trường không có sân, không có phòng bộ môn lý, hóa, sinh, không đủ cơ sở vật chất đảm bảo giảng dạy các môn thể thao, nhạc, họa, nghề phổ thông, các hoạt động ngoài giờ lên lớp…
Đóng cửa
Đây là trường tư thứ hai trên địa bàn TP.HCM bị đề nghị đình chỉ hoạt động trong vài tháng nay.
Trước đó, Trường THPT tư thục Phương Nam (Q.Thủ Đức) với thâm niên hơn 15 năm, là một trong những trường tư ra đời sớm nhất tại TP.HCM, đã phải ngưng hoạt động từ ba tháng qua vì những hạn chế, yếu kém từ đội ngũ giáo viên đến việc tổ chức giảng dạy không đạt yêu cầu.
Với ước muốn đầu tư cho giáo dục, chủ đầu tư Trường THPT tư thục Hiền Vương (trước đây là Trường THPT Hữu Hậu, Q.Tân Bình, TP.HCM) đã “chạy vốn” xây trường trên diện tích hơn 1.500m2 đất của gia đình mình. Trường khá khang trang nhưng suốt sáu năm qua vẫn không thể hoạt động ổn định vì thiếu người học, và thiếu cả sự thống nhất quan điểm giữa hiệu trưởng và chủ đầu tư. Không thể cầm cự được nữa, đầu năm học này trường đã âm thầm ngưng hoạt động vì gặp nhiều khó khăn về tài chính. Hơn 70 HS được chuyển sang trường khác. Ngày 26-10, Sở GD-ĐT TP.HCM kiểm tra hoạt động của trường này. Theo sự thống nhất từ phía trường, sở đang tiến hành thủ tục ra quyết định ngưng hoạt động trường này.
Một lớp học sinh viên năm 3 Trường ĐH Phan Châu Trinh (Quảng Nam) chỉ lèo tèo vài sinh viên – Ảnh: Đ.Cường
Chưa thành “hoa” đã sắp “tiêu”
Video đang HOT
Ở bậc sau phổ thông, sự đào thải cũng căng thẳng không kém. Ngày 6-11, chúng tôi trở lại Trường ĐH Phan Châu Trinh (Quảng Nam). Dù đang trong giờ học nhưng trường vắng lặng đến lạ thường. Ngay từ cổng vào, nhiều phòng học vắng tanh. Cửa đóng im ỉm, không thấy bóng dáng sinh viên. Phía cuối trường có ba lớp học với lơ thơ chỉ vài chục sinh viên ngồi lọt thỏm trong căn phòng. Ngay ở phòng tuyển sinh không khí cũng rất tiêu điều. Phòng có 4-5 cán bộ làm công tác tư vấn tuyển sinh nhưng tuyệt nhiên chẳng thấy bóng thí sinh. Đây không phải là năm tuyển sinh èo uột đầu tiên của trường. Nhiều năm nay, năm nào trường cũng bù lỗ và thực hiện tinh giản bộ máy để cân đối thu chi. Đại diện nhà trường cho biết trường có hơn 80 cán bộ, giảng viên, nhân viên nhưng phải “cắt” đi 1/3 để duy trì hoạt động. Ngược lại lịch sử của trường, nhiều người sẽ ngỡ ngàng bởi Trường ĐH Phan Châu Trinh ra đời với tham vọng “xây dựng thành một ĐH tư thục “hoa tiêu” hoạt động theo mô hình chất lượng cao…”.
Ở Trường ĐH Văn Hiến (TP.HCM) đang gặp rất nhiều khó khăn, sau nhiều tháng chạy khắp nơi tìm nhà đầu tư mới để cứu trường, cuối cùng lãnh đạo trường mới tìm được “ông chủ” mới sau nhiều sóng gió từ chính trong nội bộ của trường. Ngày 30-10, Công ty Hùng Hậu chính thức trở thành nhà đầu tư chiến lược toàn diện và duy nhất của Trường ĐH Văn Hiến và sẽ tham gia hỗ trợ nhằm cải thiện cơ sở vật chất, tăng cường đội ngũ giảng viên, khắc phục khó khăn hiện tại. Đây đã là lần thứ hai trường này được “sang tay” cho nhà đầu tư. Trước đó, trường đã khó lại còn khó hơn khi bị Bộ GD-ĐT đình chỉ tuyển sinh.
Tương tự, Trường ĐH Hùng Vương (TP.HCM) cũng bị dừng tuyển sinh trong kỳ tuyển sinh năm nay khiến tình hình càng trở nên căng thẳng sau nhiều năm “bạo bệnh”. Hiện lãnh đạo nhà trường (hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng quản trị) vừa được UBND TP.HCM trả lại quyền điều hành trường sau sáu tháng đình chỉ chức vụ do mâu thuẫn gay gắt giữa đôi bên nhưng nay tình trạng mâu thuẫn dần trở lại. Việc khắc phục những “dư chấn” còn lại sau một thời gian dài không phải là chuyện một sớm một chiều.
Một trường tư khác đã bị đình chỉ tuyển sinh do vi phạm hàng loạt sai phạm là Trường CĐ Kinh tế – kỹ thuật Sài Gòn. Sở GD-ĐT đã cảnh báo trong trường hợp trường vẫn tiếp tục không ổn định, sở sẽ trình UBND TP.HCM và Bộ GD-ĐT xem xét xử lý theo quy định của pháp luật, tức đình chỉ hoạt động giáo dục của nhà trường.
“Sống mòn”
Cũng phải kể đến hàng loạt trường đang tuyển sinh rất lèo tèo hoặc phát triển kém hơn so với thời trước. Nhiều trường không tuyển đến 200 người học mỗi năm học. Và 200 HS được xem là con số “báo động đỏ” cho sự sống còn của một trường phổ thông tư. Quá ít lớp, lớp lèo tèo mươi HS rất khó duy trì hoạt động giáo dục và cũng không đảm bảo nguồn thu để cầm cự.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM vào tháng 4-2012, có hơn 30 trường tư có số HS dưới 200, có trường dưới 50 HS. Đầu năm học này, theo thông tin từ chính các trường tư, tình hình tuyển sinh khó khăn hơn nữa, số HS các trường đồng loạt giảm ở hầu hết các trường.
Bỏ ra gần 500 triệu đồng chi phí quảng cáo nhưng trường T (Q.Tân Phú, TP.HCM) chỉ thu về được vài chục HS mới, chưa kể đã vào học rồi nhiều phụ huynh vẫn đổi ý đòi rút hồ sơ. Hiệu trưởng một trường tư thục cho rằng những khó khăn trong tuyển sinh đang đẩy nhiều trường tư đến những khó khăn trong tổ chức giảng dạy. Quá ít HS, trường rất khó mời được giáo viên tốt vì lẽ trường không có tiền và cũng khó xếp thời khóa biểu. Thực tế do khó mời giáo viên nên nhiều trường cho giáo viên dạy “ghép môn”, dạy cả những môn không đúng chuyên môn của mình hoặc có giáo viên phải dạy từ lớp 6 đến lớp 12. Tổ chức dạy không tốt sẽ mất HS. Mất HS, nguồn thu hạn hẹp, không đầu tư được làm chất lượng dạy kém hơn nữa. Một vòng luẩn quẩn khó khăn.
Theo tuổi trẻ
Chuyện "cô giáo nhí"
Nhớ lại thời cắp sách đến trường, tôi lại cười một mình vì lần đầu tiên được làm "cô giáo nhí".
Ngày ấy, tôi học trường làng ở xã Phước Trạch, quận Hiếu Thiện (bây giờ là huyện Gò Dầu), tỉnh Tây Ninh. Sức học dạng trên trung bình một chút nhưng tính hay cẩu thả, điểm số cứ thất thường, nhất là môn toán. Khi thì điểm cao chót vót, khi thì thấp lè tè.
Tôi còn nhớ học hết lớp nhất (lớp 5 bây giờ), phải qua kỳ thi tuyển lên trung học, bắt đầu là lớp đệ thất. Cô Oanh chủ nhiệm thường phê bình tôi trước lớp: "Em học hành tương đối khá, thông minh nhưng tính hay cẩu thả nên đi thi khó mà đạt kết quả tốt". Thật thế, năm ấy tôi thi rớt.
Ảnh minh họa (NLĐ)
Sau thời gian làm công tác tư tưởng, ba tôi đành cho học lớp luyện thi ở Tư thục Hữu Đức. Lời ba dạy cứ văng vẳng bên tai: "Học trường tư tốn nhiều tiền đã đành, lại còn thua các bạn hết một năm. Liệu hồn! Năm nay mà rớt nữa thì ở nhà chăn trâu". Chăn trâu tôi không sợ mà chỉ mắc cỡ với bạn bè nên tôi quyết tâm phải học sao cho giỏi để không phụ lòng ba mẹ.
Ngày đầu vào lớp, nghe các bạn kể tôi choáng váng. Thầy Đức vừa là hiệu trưởng vừa trực tiếp đứng lớp dạy môn toán. Thầy rất khó, đánh học trò bằng roi mây. Khi thầy vào lớp, trên tay cầm chiếc roi mây tròn bằng ngón tay út, dài cả thước. Thầy có cách dạy rất lạ so với thầy cô trước đây.
Ngày đầu tiên, thầy cho làm bài kiểm tra xem trình độ học sinh dở tới cỡ nào. Bởi đa số đều là học sinh thi rớt mới vào đây. Sau đó, thầy chia tổ. Hai tháng sau, thầy chia lớp ra làm ba nhóm để dạy cho học sinh dễ tiếp thu. Mỗi tổ học sinh gồm bảy, tám em, có tấm bảng học nhóm riêng.
Giờ học nhóm diễn ra trước giờ học chính thức 40 phút. Khuôn viên trường rất rộng, có nhiều cây to, bóng mát. Mỗi tổ mang tấm bảng và băng ghế ra từng gốc cây theo quy định để học. Tổ trưởng có nhiệm vụ truy bài đầu giờ, hướng dẫn và kiểm tra bài tập, sau đó cùng làm bài tập thầy quy định cho mỗi tổ trong ngày.
Qua hai tháng, tôi từ tổ viên được "cất nhắc" lên làm tổ trưởng. Hết một học kỳ, có lẽ do tôi tiến bộ vượt bậc nên thầy cho làm "cô giáo nhí", hướng dẫn các tổ khác nếu có bài toán nào khó mà các bạn không giải ra. Được làm "cô giáo nhí", tôi mừng không thể tả, về khoe với ba. Ba rất vui lại còn thêm một câu: "Được làm cô giáo nhí là giỏi rồi, nhưng cô giáo phải cố gắng không ngừng, để học trò hỏi mà cô giáo bí...thì có nước độn thổ".
Ngày thi tuyển vào lớp đệ thất cũng đến. Thật không uổng công chút nào, năm ấy tôi đỗ thủ khoa và được nhận học bổng của trường. Tôi vô cùng phấn khởi như đang đi trên mây. Ngày ấy, đi đâu tôi cũng được mọi người trầm trồ khen ngợi: "Coi nhỏ con vậy chứ đậu thủ khoa đó!" Có người còn tò mò hỏi nhỏ đó con ai? Người ta bảo: "Con ông tư Thể ở Gò Chùa (tên thường gọi của xã Phước Trạch)... Tôi nghe mà nở cả mũi.
Có lẽ nghề giáo đã vận vào tôi từ bé, nên sau này khi lớn lên tôi vào ngành sư phạm. Ra trường được hai năm, nhờ vận dụng cách dạy của thầy Đức năm nào tôi cũng là giáo viên dạy giỏi, và được đề bạc làm hiệu trưởng trường tiểu học...
Cho đến bây giờ, gặp lại những người bạn ngày xưa ngồi hàn huyên tâm sự, thể nào họ cũng nhắc tới chuyện cô giáo nhí ngày xưa làm tôi vô cùng xúc động và tự hào. Có lẽ ba mẹ tôi cũng lấy làm tự hào nơi chín suối.
Theo người lao động
Cho trúng tuyển dưới điểm sàn: Hy vọng cho trường ngoài công lập Thời điểm Bộ GD-ĐT đưa chính sách đặc thù dành cho 3 vùng khó đã quá muộn nên nhiều trường công thuộc khu vực này quyết định không áp dụng trong năm nay. Trong khi đó, các trường tư thì quyết tâm sẽ tận dụng tối đa lợi thế này. Theo chính sách đặc thù mới mà Bộ GD-ĐT đưa ra thì các...