Trường tư có được tựu trường trước 1.9?
Chủ trương không tựu trường trước 1.9 của Bộ GD-ĐT nhận được sự ủng hộ của dư luận. Tuy nhiên, với trường tư thục và tự chủ, lịch tựu trường ra sao?
Các trường tư thục tại Hà Nội đều lên kế hoạch tựu trường từ tháng 8 – M.C
Vấn đề càng được quan tâm khi lâu nay các trường này vốn áp dụng chương trình 10 tháng/năm học và cho học sinh (HS) nhập học trước trường công lập ít nhất 1 tháng.
Nhiều trường đã lên lịch tựu trường từ tháng 8
Tại Hà Nội, các trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đoàn Thị Điểm, Lương Thế Vinh, Alpha School, Marie Curie Hà Nội, Vinschool… đều dự kiến tựu trường từ đầu hoặc giữa tháng 8 tới. Các trường này hầu hết đều đã xây dựng kế hoạch giáo dục riêng của nhà trường với thời lượng học tập là 10 tháng/năm, thay vì 9 tháng như các trường công lập, để bổ sung các hoạt động trải nghiệm, kỹ năng sống, thực hành… cho HS, dựa trên sự cam kết giữa nhà trường và gia đình.
Một số trường công lập tự chủ như Trường THCS – THPT Nguyễn Tất Thành, trong thông báo tuyển sinh cũng nêu rõ tựu trường là 1.8, và buổi học văn hóa đầu tiên với lớp 6 là 3.8; lớp 10 lịch tập trung HS 7.8 và buổi học văn hóa đầu tiên là 17.8. Trường THPT Phan Huy Chú, THPT chuyên Khoa học tự nhiên… cũng dự kiến tựu trường với lớp 10 từ đầu hoặc nửa cuối tháng 8.
Một số trường trên đã kết thúc năm học và cho HS nghỉ hè từ đầu tháng 6 vừa qua nên việc tựu trường từ tháng 8 cũng bảo đảm HS được nghỉ hè từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng.
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý – Giáo dục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, cho hay ông ủng hộ chủ trương phải có thời gian cho HS nghỉ hè, kể cả trường công hay tư. Nhưng về thời điểm tựu trường, với các trường tư thục và trường tự chủ thì không thể áp đặt một cách máy móc, vì họ có những đặc thù về chương trình dạy học, cam kết thực hiện nhu cầu của cha mẹ HS và tự chủ về tài chính.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông Tùng Lâm cũng cho rằng nhiều trường tư thục, điển hình như Trường THPT Đinh Tiên Hoàng mà ông đang làm chủ trường, chất lượng đầu vào gần như không có chọn lọc nên nhiều HS có học lực và hạnh kiểm dưới trung bình. Do vậy, rất cần thêm quỹ thời gian trong năm học để phụ đạo cho HS về mặt kiến thức, ý thức trách nhiệm trong học tập, đạo đức, lối sống… chứ không chỉ học hết tiết trong chương trình là đạt yêu cầu.
Do vậy, ông Tùng Lâm kiến nghị Bộ cần nêu rõ trong quy định về khung kế hoạch thời gian năm học để đảm bảo quyền tự chủ của các trường, thay vì giao cho các địa phương quyết định, vì điều này rất dễ dẫn đến việc các địa phương thực hiện một cách máy móc, áp đặt.
Cho phép trường tư được bổ sung 4 tuần dạy học
Năm 2017, khi Sở GD-ĐT Hà Nội có văn bản yêu cầu các trường tư thục cũng phải thực hiện lịch tựu trường giống như hệ thống trường công lập, một nhóm lãnh đạo các trường tư thục đã có “tâm thư” để phản đối việc này.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch hội đồng Trường THCS – THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội), nêu quan điểm các trường ngoài công lập được nhà nước cho phép hoạt động và được hoạt động theo cơ chế đặc thù do Bộ GD-ĐT ban hành. Ngoài việc chấp hành các quy định pháp luật nhà nước, các trường tư thục còn phải hoạt động theo thỏa thuận với cha mẹ HS, tự lo về nguồn tài chính, cơ sở vật chất, tuyển sinh, bảo đảm sự tồn tại và phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và có trách nhiệm trong những cam kết và thỏa thuận với cha mẹ HS.
Tiến sĩ Hòa cũng viện dẫn năm 2011 Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 13 về quy chế hoạt động của các trường ngoài công lập, trong đó mục 3 điều 14 có ghi: “Trường phổ thông tư thục cấp THCS, THPT được bổ sung thời gian học tập không quá 4 tuần/năm ngoài quy định đối với trường phổ thông công lập cùng cấp học, nhưng không thu thêm học phí cho thời gian học bổ sung”. Từ đây, ông Hòa đặt vấn đề: “Nếu các trường THCS và THPT tư thục tổ chức hoạt động giáo dục trước 1 tháng có được coi là thời gian hoạt động bổ sung ngoài quy định đối với trường phổ thông công lập cùng cấp học hay không?”.
Ông Hòa cũng cho rằng việc tổ chức hoạt động trước 1 tháng so với trường công hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh, HS và không thu thêm bất cứ khoản kinh phí nào so với các tháng trong năm học.
“Những HS không có nhu cầu học trong tháng này, chúng tôi hoàn toàn không bắt buộc và HS nghỉ học tháng này cũng không ảnh hưởng tới chương trình chính khóa, vì chúng tôi tuyệt đối không tổ chức dạy học trước chương trình. Nếu HS trường ngoài công lập không được học giãn thêm 4 tuần thì cả HS và nhà trường đều “lao xuống dốc” so với trường công”, ông Hòa nói.
Không áp đặt với trường tư
Trao đổi với PV Thanh Niên, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ khẳng định, Bộ đang tính toán đến yếu tố đặc thù của trường tư và trường công tự chủ trong xây dựng khung kế hoạch thời gian năm học, tinh thần là sẽ không áp đặt các trường này phải theo lịch tựu trường của trường công lập nhưng tự chủ thế nào, có thể tựu trường trước bao lâu thì phải căn cứ vào các quy định cụ thể để đảm bảo HS vẫn có nghỉ hè và không dạy học trước chương trình chính khóa.
Trường tư "nở" nhiều phương án tuyển sinh
Chọn lựa cho con học trường nào mới tốt? Môi trường giáo dục nào phù hợp với con? Tiêu chí tuyển sinh của nhà trường như thế nào...? Có rất nhiều thắc mắc của phụ huynh trong chọn trường cho con.
HS tiểu học ở Hệ thống GD Victory. Ảnh: NTCC
Năm nay, các trường tư thục có cách tiếp cận học sinh và phụ huynh khác nhau.
Trường muốn "tuyển" cả bố mẹ
Alpha school (Hà Nội) thể hiện sự khác biệt trong tuyển sinh lớp 1 năm nay. Khẳng định không chỉ tuyển trò, nhà trường còn lựa chọn cả phụ huynh để đồng hành cùng hoạt động giáo dục.
Đáng chú ý trong cách tính điểm xét tuyển đầu vào, năng lực của HS chỉ được tính 30% điểm xét tuyển; còn 30% điểm là từ bài chia sẻ quan điểm giáo dục do bố mẹ HS viết; 40% điểm từ Chương trình trải nghiệm Smart Family với sự tham gia của cả phụ huynh và con. Ông Nguyễn Sĩ Thư (Chủ tịch HĐQT Hệ thống Giáo dục Alpha) cho biết: Đây hoạt động nhà trường thiết kế nhằm tạo gắn kết giữa gia đình (bố mẹ và con), cũng như giúp nhà trường có cơ hội quan sát sự tương tác, mối quan hệ giữa bố mẹ và con.
"Trong ngày Chủ nhật, cha mẹ và các con được trải nghiệm việc đi xe tuyến đến trường, sinh hoạt, ăn và nghỉ trưa tại trường. Chúng tôi hiểu rằng: Để lựa chọn một môi trường giáo dục, cha mẹ cần phải hiểu trường sắp cho con học, biết thực tế ở trường con mình như thế nào", ông Nguyễn Sĩ Thư chia sẻ.
Lãnh đạo Hệ thống giáo dục Alpha cho rằng: Khi nhà trường và gia đình đồng hành được cả về quan điểm, phương pháp và định hướng, trẻ em sẽ được hưởng thụ điều tốt nhất. Vì vậy, muốn theo học tại Hệ thống giáo dục Alpha, phụ huynh buộc phải trả lời các câu hỏi của nhà trường tìm ra điểm tương đồng, phù hợp với định hướng giáo dục tại trường.
Ông Nguyễn Sĩ Thư bày tỏ quan điểm: "Mong muốn của nhà trường là được chia sẻ thông tin với phụ huynh trong việc chọn trường cho con. Để có cùng quan điểm giáo dục với phụ huynh, nhà trường cần thấu hiểu và thật sự đồng hành với phụ huynh trong hành trình này".
Theo ông Nguyễn Sĩ Thư, sự chia sẻ của phụ huynh cũng như việc trải nghiệm cùng con sẽ giúp nhà trường quan sát xem trẻ tương tác với thầy cô, cha mẹ ra sao, phụ huynh có quan điểm, định hướng giáo dục phù hợp với nhà trường hay không... Kể cả vấn đề đưa đón trẻ đi học, khả năng đóng góp tài chính của gia đình cũng cần được rõ ràng ngay từ tiếp xúc đầu tiên giữa gia đình với nhà trường.
Thông báo của Trường Marie Curie trên website của trường thể hiện tuyển sinh lớp 1 "thần tốc".
Mỗi trường một chiêu tuyển sinh
Chị Đào Ly (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: "Xác định cho con học trường tư, nhưng tôi không ngờ cuộc chạy đua xin suất vào lớp 1 chẳng khác gì "chạy" trái tuyến ở trường công".
Điều khiến chị Ly choáng nhất là dự định ban đầu xin cho con vào học Trường Marie Curie (Hà Nội), nhưng chưa kịp đăng ký đã nghe tin hết chỉ tiêu sau 1 ngày tuyển sinh.
"Đọc báo thấy thầy hiệu trưởng thừa nhận trường hết hồ sơ xin vào lớp 1 chỉ trong 1 ngày. Trước tình thế này, gia đình quyết định thay đổi trường cho con, thậm chí không cho con theo học trường tư nữa mà sẽ học đúng tuyến ở trường công", chị Ly bộc bạch.
Thầy Nguyễn Xuân Khang (Hiệu trưởng Trường Marie Curie, Hà Nội) cho biết cũng "bất ngờ" với việc tuyển sinh nhanh chóng (trong 1 ngày đã hết hồ sơ vào lớp 1). Theo thầy Khang, do dịch bệnh nên kế hoạch tuyển sinh đầu cấpcũng bị ảnh hưởng. Thay vì khoảng đầu tháng 3 nhà trường phát hành hướng dẫn và hồ sơ tuyển sinh lớp 1, năm nay tình hình đảo lộn, việc công bố phương án tuyển sinh muộn hơn mọi năm. Có thể vì điều này khiến phụ huynh lo lắng, sốt ruột, nên ngày đầu trường phát hành 360 hồ sơ tuyển sinh vào lớp 1 ở cơ sở Mỹ Đình, phụ huynh đã đăng ký gần hết.
Thay vì đưa ra những điều kiện tuyển sinh ngặt nghèo. Nhiều trường ngoài công lập năm nay tìm cách thu hút học sinh và phụ huynh bằng việc đưa ra những chương trình giáo dục hấp dẫn. Hệ thống giáo dục thực nghiệm Victory (Hà Nội) công bố "Chương trình tiểu học quốc tế Mỹ" với thời gian học linh hoạt, phù hợp với bất cứ hoàn cảnh nào. Trường này khẳng định: "Học sinh có thể học tại nhà, vào thời gian nào phù hợp, đăng ký tham gia khóa học vào bất kỳ thời điểm nào trong năm"; "Các khóa học được xây dựng trên nền tảng công nghệ dễ sử dụng và thân thiện với người dùng, có thể học trên máy tính và điện thoại, tablet"...
Học sinh xếp hàng dài đo nhiệt độ, phụ huynh tất bật tìm mua nhiệt kế Sáng 4.5, khoảng 10 triệu học sinh trên cả nước đã trở lại trường sau 3 tháng nghỉ học để phòng dịch COVID-19. Được đến trường, gặp lại bạn bè, thầy cô, học sinh vô cùng vui mừng, háo hức. Còn với các cơ sở giáo dục, ưu tiên hàng đầu là đảm bảo sức khỏe của học sinh và giáo viên, nên...