Trường trung học Nguyễn Trung Trực nhập nhèm giữa tiết chính khóa và tăng tiết
Phụ huynh thắc mắc Trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực dạy tiết học chính khóa chung tăng tiết, nhưng Hiệu trưởng nói nhà trường làm vậy là không sai.
Trường Nguyễn Trung Trực, Kiên Giang bị phản ánh là dạy tiết chính khóa chung với tăng tiết (ảnh: TTO)
Báo nhận được thắc mắc của phụ huynh học sinh khối 11 thuộc Trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá, Kiên Giang một số vấn đề liên quan trực tiếp đến việc học của học sinh.
Xếp tiết học chính khóa và tăng tiết học chung
Cụ thể, phụ huynh phản ánh, ở Trường Nguyễn Trung Trực có hiện tượng một số lớp xếp tiết học tăng tiết (có thu tiền) chung với tiết dạy chính khóa, thực hiện ngay từ đầu năm học, và tiến hành học luôn.
Nhà trường nói rằng, đây là hình thức tổ chức học 2 buổi mỗi ngày theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngoài ra, theo phản ánh của phụ huynh, ngày 15/1, Hiệu trưởng nhà trường ra quy định (bằng miệng, không có văn bản) là bắt đầu từ ngày hôm ấy, học sinh muốn nghỉ học thì phải có giấy của bệnh viện, thì mới được tính là có phép.
Nếu không, học sinh sẽ bị tính là nghỉ học không phép, nội qui nhà trường đầu năm cũng không có quy định này.
Trong học kỳ 1, phụ huynh phải đóng 150.000 đồng/học sinh/học kỳ đóng góp vào quỹ cha mẹ học sinh, phụ huynh không rõ đây là khoản thu bắt buộc, hay tự nguyện, dùng để chi vào việc gì?
Hiệu trưởng giải thích
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên vào ngày 17/1, ông Nguyễn Xuân Phượng – Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực đã giải đáp các thắc mắc của phụ huynh rất rõ ràng.
Theo thầy Phượng, việc xếp chung tiết chính khóa với các giờ học tăng tiết mà phụ huynh phản ánh là có thật.
Tuy nhiên, theo giải thích của thầy Phượng, nguyên nhân là do các buổi chiều thứ 2,4,6 hàng tuần, học sinh được học thêm 3 tiết gọi là giờ tăng tiết.
Như vậy, mỗi tuần học sinh sẽ có thêm 9 tiết học tăng tiết. Có một số lớp chỉ có tăng tiết được 7 hay 8 tiết, mà tiết học chính khóa buổi sáng vẫn chưa đủ, thì nhà trường đã quyết định dành thêm một vài tiết học chính khóa để dạy chung vào buổi chiều.
Sở dĩ nhà trường chỉ dành thứ 2,.4,6 để tăng tiết cho học sinh, là do thứ 3 thì dành cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, thứ 5 dành cho sinh hoạt chuyên môn, đoàn thể, còn chiều thứ 7 thì dành cho các hoạt động kiểm tra (nếu có).
Đối với phản ánh của phụ huynh nói rằng, muốn nghỉ học có phép thì phải có giấy của bệnh viện, nếu không sẽ là không phép, thầy Nguyễn Xuân Phượng đã bác thông tin này, và nói cho tới nay vẫn chưa có bất cứ văn bản nào của nhà trường quy định việc này.
Thầy Nguyễn Xuân Phượng giải thích: Đầu đuôi câu chuyện là do trong thời gian vừa qua, số buổi nghỉ học của học sinh khối 12, kể cả số buổi nghỉ học không phép đều nhiều hơn tổng số buổi nghỉ của khối 10, 11 rất nhiều.
Ban đại diện cha mẹ học sinh trường cho rằng, nhà trường phải có biện pháp quản lý số buổi nghỉ học của học sinh, nên lãnh đạo nhà trường tiếp thu.
Đích thân Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Phượng đã nói chuyện, tìm hiểu về số buổi nghỉ học của học sinh, tìm hiểu, giải thích cụ thể cho các em hiểu, rồi chấn chỉnh ngay việc này.
Thầy Nguyễn Xuân Phượng nói rằng, trường hợp đặc biệt lắm thì học sinh mới cần phải nghỉ học, do năm nay là lớp cuối cấp.
Với thông tin khoản thu hộ 150.000 đồng/học kỳ khoản tiền đóng góp của cha mẹ học sinh, người đứng đầu Trường Nguyễn Trung Trực, Kiên Giang lý giải: Đây là khoản tiền của Ban đại diện cha mẹ học sinh thu, hoàn toàn tự nguyện.
Mục đích của khoản thu này là có đến 80% dành để khen thưởng cho các em học sinh, còn lại là dành để chi cho văn phòng phẩm, thư mời họp phụ huynh, nước uống của học sinh, chi cho thăm hỏi học sinh ốm đau, bệnh..
Thầy Nguyễn Xuân Phượng nhấn mạnh: Đây là một khoản thu hoàn toàn tự nguyện, không ép buộc học sinh phải đóng. Học sinh nào hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà trường sẽ huy động mạnh thường quân đóng hộ.
Theo Giaoduc.net
Đà Nẵng: Hiệu trưởng 'cầm nhầm' hàng chục triệu đồng tiền phụ cấp
Bà Anh đã không đứng dạy các lớp theo đúng quy định nhưng vẫn nhận trợ cấp ưu đãi. Việc làm này khiến nhiều phụ huynh bức xúc, tố cáo.
Những hình ảnh do phụ huynh trường Lý Công Uẩn cung cấp "tố" nhà trường "xà xẻo" bữa ăn của con em họ.
Ngày 15/12, theo nguồn tin riêng của PV báo điện tử Người Đưa Tin, Thanh tra quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng đã chính thức công bố kết luận liên quan đến trường tiểu học Lý Công Uẩn (Đà Nẵng) và cá nhân bà Lê Thị Hoàng Anh, Hiệu trưởng.
Trước đó, từ đơn thư tố cáo của nhân dân, UBND quận Hải Châu chỉ đạo đơn vị thanh tra vào cuộc xác minh. Cơ quan chức năng đã lần lượt kết luận 3 nội dung theo trình tự của đơn tố cáo.
Cụ thể hơn, từ năm 2014 - 2017 bà Hoàng Anh, nguyên Phó Hiệu trưởng và nay là Hiệu trưởng trường Lý Công Uẩn đã nhận phụ cấp ưu đãi ngành không đúng quy định với số tiền tiền gần 45 triệu đồng. Đây là số tiền mà chức danh Hiệu trưởng, Hiệu phó phải đứng giảng dạy mới được nhận, tuy nhiên, dù đã được phân công giảng dạy nhưng bà Anh đã không thực hiện với các lý do như hội họp, công tác, tập huấn... Việc làm này của bà Hoàng Anh bị thanh tra kết luận vi phạm Thông tư số 28/2009/TT-BGDT.
Liên quan đến nội dung tố cáo về khẩu phần ăn cho học sinh của trường là nghèo nàn, không đúng với mức thu tiền. Đây là vấn đề từng gây xôn xao dư luận Đà Nẵng trong thời gian qua. Thậm chí, có nhiều thời điểm phụ huynh đã kéo lên trường để "phản ánh" gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học tập. Các phụ huynh cho rằng có sự "xào xẻo" trong khẩu phần ăn của con em mình.
Bà Lê Thị Hoàng Anh, Hiệu trưởng trường Lý Công Uẩn bị kết luận có sai phạm
Theo kết luận thanh tra, từ những xác minh bằng chứng từ, hóa đơn, sổ sách... thì không có cơ sở để cho rằng khẩu phần ăn của học sinh là nghèo nàn, không đảm bảo chất lượng, không tương xứng với mức thu. Tuy nhiên, giá cả thực tế các sản phẩm trong khẩu phần ăn của học sinh trường này có cao hơn so với khảo sát của thanh tra tại các siêu thị, cơ sở mua sắm trên địa bàn.
Thanh tra quận Hải Châu cũng xác định thêm nhiều khoản thu chi, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng bán trú của trường Lý Công Uẩn là chưa hợp lý. Theo đó, nhà trường đã lập kế hoạch mua sắm mới nhiều mặt hàng có giá trị cao trong 2 năm liền (2016 - 2017) như bếp công nghiệp, quạt hút công nghiệp, thang tời,... khiến cho tiền thu mua sắm của học sinh bị "đội" lên rất cao.
Chưa hết, trường Lý Công Uẩn chưa thể hiện đúng minh bạch, dân chủ trong thu chi, chưa để phụ huynh toàn trường biết và giám sát. Việc thanh lý đồ dùng bán trú cũng không lập hội đồng thanh lý, không kiểm kê tài sản còn dùng được cho năm sau. Không thông báo công khai để cán bộ, công chức, người lao động biết hoạt động của đơn vị. Tất cả đã vi phạm vào Nghị định số 04/2015/NĐ-CP.
Vấn đề khẩu phần ăn của học sinh đang được dư luận quan tâm. Cần có sự rõ ràng, công khai. Thanh tra quận Hải Châu đề nghị xem xét đến phương án đấu thầu công khai giữa các công ty thực phẩm để chọn đơn vị đủ năng lực.
Chánh thanh tra quận Hải Châu Nguyễn Thị Lãnh cho biết thêm, thanh tra cũng có kiến nghị về hình thức xử lý các sai phạm nói trên của trường Lý Công Uẩn và cá nhân cô Hoàng Anh. Tuy nhiên, tới đây Hội đồng kỷ luật quận sẽ xem xét cụ thể hơn.
Qua sự việc nêu trên, Thanh tra quận Hải Châu cũng yêu cầu trường Lý Công Uẩn họp để kiểm điểm, chấn chỉnh công tác đối với các sai phạm. "Chúng tôi đã yêu cầu và cá nhân bà Lê Thị Hoàng Anh cũng đã hoàn trả số tiền gần 45 triệu đồng đã nhận phụ cấp ưu đãi ngành không đúng quy định và ngân sách nhà nước", bà Lãnh thông tin.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin!
Theo Người Đưa Tin
Thanh Hóa: Kỉ luật hiệu trưởng trường mầm non vì lạm thu Mới đây, bà Trần Thị Ngọc - Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) đã bị kỉ luật vì sai phạm trong thu, chi đầu năm học. ảnh minh họa Sau gần 2 tháng kể từ thời điểm xảy ra vụ việc hàng loạt phụ huynh không cho con đến trường để phản đối lạm thu tại...