Trường Trung học cơ sở Văn Lang quận 1 có nhiều sai phạm trong tài chính
Ủy ban nhân dân quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành kết luận thanh tra tài chính tại trường trung học cơ sở Văn Lang.
Ngày 25/3/2021, ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành kết luận số 345/KL-UBND, về kết quả thanh tra công tác thu chi tài chính tại trường trung học cơ sở Văn Lang, quận 1.
Căn cứ theo kết luận này, ngoài một số ít kết quả đã được của nhà trường, đoàn thanh tra của quận 1 cũng đã chỉ ra được rất nhiều thiếu sót, sai phạm trong công tác thu chi tài chính tại đơn vị trường học này.
Cụ thể: Trường đã chưa thực hiện miễn, giảm học phí đầy đủ cho các em học sinh thuộc đối tượng miễn, giảm với tổng số tiền hơn 1,83 triệu đồng.
Nguồn thu tiền tổ chức phục vụ, quản lý học sinh bán trú: Quản lý, theo dõi nguồn thu chưa chặt chẽ, báo cáo chưa chính xác số tiền tổ chức phục vụ và quản lý học sinh bán trú thực tế đã thu của học sinh.
Nguồn thu tiền vệ sinh bán trú: Theo dõi nguồn thu chưa chặt chẽ, chi trùng đối với cùng một nội dung chi, với số tiền 5,3 triệu đồng. Thực hiện chưa đúng theo quy định của Luật Kế toán năm 2015. Về vấn đề này, trường đã khắc phục, thu hồi hoàn trả quỹ số tiền chi trùng này, được phát hiện qua thanh tra.
Nguồn thu tiền học kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin: Quản lý, theo dõi nguồn thu chưa chặt chẽ, thu tiền kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin không đúng đối tượng, với số tiền hơn 7,3 triệu đồng. Thực hiện chưa đúng theo thông báo số 132/VL và Quy chế chi tiêu nội bộ.
Nguồn thu tiền học tăng cường tiếng Anh, tiền tổ chức dạy hai buổi/ngày, tiền điện và bảo trì máy lạnh, tiền mua sắm thiết bị, vật dụng phục vụ bán trú: Quản lý, theo dõi nguồn thu chưa chặt chẽ, chưa chính xác số thu thực tế đối với các nguồn thu tiền học tăng cường tiếng Anh, tiền tổ chức dạy hai buổi/ngày, tiền điện và bảo trì máy lạnh, tiền mua sắm thiết bị và vật dụng phục vụ bán trú.
Thu dư tiền ăn bán trú của học sinh (do học sinh nghỉ học sau khi thi, không đăng ký ăn) với số tiền là hơn 12,5 triệu đồng, nhưng chưa thực hiện giảm trừ vào tiền ăn phải thu của tháng sau, là chưa phù hợp theo thực tế.
Chi thanh toán tiền cơm trưa cho giáo viên, nhân viên văn phòng từ tiền ăn của học sinh, với số tiền là hơn 7,9 triệu đồng là không đúng mục đích sử dụng theo hướng dẫn tại Công văn 2600/UBND-GDĐT.
Chưa kiểm tra, đối chiếu số suất ăn thực tế và số tiền thanh toán cho nhà cung cấp thức ăn trưa, dẫn đến việc thanh toán thiếu số tiền 3,69 triệu đồng. Về vấn đề này, trường Văn Lang đã thanh toán số nợ còn lại cho nhà cung cấp.
Video đang HOT
Nguồn thu tiền học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài: Quản lý, theo dõi khoản chi chưa chặt chẽ, thực tế đã chi thanh toán nhưng chưa hạch toán đúng nguồn sổ sách kế toán, thực hiện chưa đúng Luật Kế toán năm 2015.
Nguồn thu tiền học Kỹ năng sống: Quản lý, theo dõi nguồn thu chưa chặt chẽ, thu học phí kỹ năng sống nhiều hơn thời lượng học thực tế của học sinh, với số tiền là 36,14 triệu đồng. Thực hiện chưa đúng theo thỏa thuận đối với khoản thu hộ – chi hộ tại Thông báo 132/VL và Quy chế chi tiêu nội bộ.
Chưa quản lý, theo dõi chặt chẽ việc thanh quyết toán đối với Công ty Rồng Việt, dẫn đến chênh lệch số học sinh quyết toán so với thực tế, với số tiền còn phải thanh toán cho Công ty Rồng Việt là 24,15 triệu đồng.
Về vấn đề này, nhà trường đã thanh toán số tiền 20,59 triệu đồng cho Rồng Việt, số tiền còn lại trường sẽ tiếp tục thanh toán cho Rồng Việt cho đến khi đủ.
Trường trung học cơ sở Văn Lang, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: P.L)
Nguồn thu tiền học kỹ năng tư duy sáng tạo (khối 8,9): Quản lý, theo dõi nguồn thu chưa chặt chẽ, thu tiền học phí học kỹ năng tư duy sáng tạo nhiều hơn số tháng học thực tế, với số tiền là 36,148 triệu đồng. Thực hiện chưa đúng theo quy định của Luật Kế toán năm 2015.
Nguồn thu tiền học Kỹ năng sáng tạo công nghệ (STEM): Quản lý, theo dõi chưa chặt chẽ , thanh quyết toán thiếu cho KDI với số tiền là 4,82 triệu đồng.
Chưa có phương án hiệu quả, đảm bảo thực hiện thu hồi số tiền nợ tiền học phí công lập và các khoản thu khác, với tổng số tiền 32,981 triệu đồng.
Không nhập quỹ tiền mặt đơn vị, theo dõi ngoài sổ sách kế toán đối với một số nguồn thu tại đơn vị (Cụ thể: Nguồn thu được trích để lại từ lớp học kỹ năng sống là 10,2 triệu đồng, nguồn thu được trích để lại từ lớp học kỹ năng tư duy sáng tạo là 6,94 triệu đồng, nguồn thu, chi trích để lại từ lớp học kỹ năng sáng tạo công nghệ STEM là 120,375 triệu đồng (đã chi thanh toán 90% cho KDI là hơn 108,3 triệu đồng, trường được trích lại số tiền hơn 12 triệu đồng) là thực hiện chưa đúng theo Luật Kế toán năm 2015. Về vấn đề này, trường đã khắc phục, nhập số tiền được theo dõi ngoài sổ sách kế toán nêu trên vào quỹ tiền mặt của đơn vị.
Nguồn kinh phí vận động từ cha mẹ học sinh: Không gửi kế hoạch vận động tài trợ cho Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 1 phê duyệt, không lưu giữ đầy đủ các chứng từ kế toán, công khai báo cáo thu chi không chính xác (trường đã chấn chỉnh, khắc phục thiếu sót đã chi mua lắp đặt hệ thống camera giám sát ).
Không lưu giữ đầy đủ chứng từ kế toán của nguồn kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Nguồn vận động, hỗ trợ trang bị máy lạnh thì quản lý, lưu trữ chưa đầy đủ hồ sơ, chứng từ kế toán là chưa đúng quy định.
Việc quản lý đầu tư xây dựng: Nhà trường cũng có nhiều sai sót khác nhau.
Trước những thiếu sót, sai phạm nêu trên, đoàn thanh tra nhấn mạnh: Trách nhiệm đầu tiên thuộc về Hiệu trưởng trường trung học cơ sở Văn Lang – cô Vũ Thị Phương Chi.
Đó là: Việc quản lý, điều hành chưa đảm bảo chặt chẽ, thiếu biện pháp kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận phụ trách dẫn đến còn tồn tại các thiếu sót, sai phạm trong công tác quản lý tài chính, kế toán tại trường trong năm học 2019-2020, chưa chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện miễn giảm học phí cho học sinh thuộc đối tượng này, quản lý, theo dõi nguồn thu chi tại đơn vị chưa chặt chẽ dẫn đến việc báo cáo, hạch toán chưa chính xác, đầy đủ các nguồn thu chi, chi trùng đối với cùng một nội dung chi.
Thu tiền không đúng đối tượng, chưa chỉ đạo, kiểm tra việc thanh quyết toán với các đơn vị hợp tác dẫn đến việc thanh quyết toán chưa đúng với thực tế, chưa có phương án đảm bảo thực hiện thu hồi số tiền nợ tiền học phí công lập, các khoản thu khác trong năm, không nhập quỹ tiền mặt đơn vị mà theo dõi ngoài sổ sách kế toán đối với một số nguồn thu tại đơn vị, chua chỉ đạo việc quản lý, theo dõi chứng từ, sổ sách kế toán chưa chặt chẽ.
Chưa chỉ đạo hạch toán đầy đủ, kịp thời vào sổ sách kế toán các khoản thực tế đã thu, chi, chưa chỉ đạo, theo dõi chặt chẽ công tác tiếp nhận, quản lý, sử dụng báo cáo công khai nguồn vận động cha mẹ học sinh năm học 2019 – 2020, lưu trữ hồ sơ kế toán liên quan đến nguồn kinh phí vận động từ cha mẹ học sinh, chưa thực hiện công khai quyết định giao dự toán, tình hình thực hiện dự toán, quyết toán hàng năm theo quy định, chưa chỉ đạo xây dựng kế hoạch tự kiểm tra tài chính, kế toán tại đơn vị, quản lý chưa chặt chẽ công tác sửa chữa công trình dẫn đến thanh quyết toán chi phí nhiều hơn khối lượng thực tế, chưa chỉ đạo khắc phục đầy đủ các thiếu sót, tồn tại sau kết quả kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền trong quận 1.
Ngoài ra, kết luận thanh tra này cũng đã chỉ ra rất nhiều trách nhiệm của 2 nguyên Kế toán và 1 nguyên thủ quỹ của nhà trường.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 1 giao Hiệu trưởng nhà trường: Phải tổ chức họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, các cá nhân có liên quan đối với các thiếu sót, sai phạm được nêu trong kết luận này, có mời Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra quận 1 cùng dự.
Cô Vũ Thị Phương Chi còn phải nghiêm túc thực hiện, khắc phục mọi thiếu sót, sai phạm nêu trong kết luận, như: Hoàn trả lại rất nhiều khoản tiền, thanh toán tiền cho một số đơn vị đối tác của trường, hạch toán đúng nguồn vào sổ sách kế toán, thu hồi và nộp ngân sách Nhà nước chi phí chênh lệch giảm trừ do thanh quyết toán nhiều hơn thực tế…
Phòng Nội vụ quận 1 được giao đề xuất Ủy ban nhân dân quận biện pháp xử lý sau kiểm điểm (nếu có) đối với người đứng đầu nhà trường, các cá nhân có liên quan đến các thiếu sót, sai phạm nêu trong kết luận này.
Hiệu trưởng bị tố cắt xén suất ăn: 'Thời buổi nào rồi'
Bà Dương cho rằng, việc vệ sinh trong ăn uống ở Trường Tiểu học & THCS Quy Mông luôn được đặt lên hàng đầu vì trường liên tục bị kiểm tra.
Liên quan đến tin tố nữ hiệu trưởng lạm thu, cắt xén suất ăn, ngày 18/3, trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Thùy Dương - nguyên Hiệu trưởng trường Tiểu học & THCS (TH&THCS) Quy Mông (huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) cho rằng, việc này cơ quan chức năng đã tiến hành điều tra và bà đã phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự việc.
"Tuy nhiên, việc dư luận phản ánh như thế tôi thấy có cái đúng, có cái sai. Một bếp ăn ở trường có rất nhiều người trong đó, người nấu thức ăn trong bếp lại là phụ huynh của trường chứ không phải lấy người ở đâu vào. Nấu cơm bằng tủ to, đến giờ ăn tôi mới cho lấy cơm trong tủ ra và mang lên lớp.
Vệ sinh trong ăn uống ở trường tôi luôn đặt lên hàng đầu vì nhà trường liên tục bị kiểm tra. Thời buổi nào rồi mà có chuyện ăn cơm thiu bởi các mẫu thức ăn từ cơm, canh thịt chúng tôi đều phải lưu lại mẫu để trong tủ lạnh, hết ngày hôm sau không xảy ra việc gì mới bỏ chỗ đó đi", bà Dương cho biết.
Bữa ăn của học sinh trường Tiểu học và THCS Quy Mông. Ảnh: Lao động
Theo bà Dương, giáo viên chủ nhiệm là người chia suất cơm cho học sinh hàng ngày nên bữa ăn hôm đó nếu có vấn đề gì thì giáo viên phải phản ánh.
Trước đó, theo phản ánh, Hiệu trưởng Trường TH&THCS Quy Mông yêu cầu phụ huynh đóng các khoản thu vô lí như: Ghế ngồi, túi hồ sơ, vật tư trang thiết bị các bếp ăn nội trú, chi phí lắp đặt camera, sổ liên lạc điện tử... Điều đáng nói, các khoản thu đều không họp bàn, thống nhất với đại diện Hội Phụ huynh.
Ngoài ra, số tiền ăn của học sinh bán trú trong năm học 2019 - 2020 và 3 tháng đầu năm 2021 chênh lệch lên tới gần 143 triệu đồng.
Cũng theo các phụ huynh TH&THCS Quy Mông, không chỉ dừng lại ở việc số tiền ăn bị cắt xén, bữa cơm của học sinh bán trú còn không đảm bảo vệ sinh.
Theo thông tin trên báo Lao Động, nhiều phụ huynh phản ánh, thời gian gần đây, con em mình thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kêu đói sau khi tan học. Thậm chí, không ít học sinh còn tỏ ra ám ảnh, sợ hãi khi phải ăn trưa tại trường.
"Khi vào nhà bếp trường kiểm tra, tôi thực sự rất đau lòng. Cơm các con ăn có mùi chua, không thể nuốt nổi. Trong các bữa ăn, học sinh được cô giáo trộn một ít đậu và thịt xay vào cơm. Nhiều cháu còn nói kêu sợ, thà nhịn đói chứ không dám ăn cơm tại trường" - phụ huynh Bùi Thị Thuỷ chia sẻ.
Cũng liên quan đến vấn đề này, phụ huynh Nguyễn Thị Hiên (36 tuổi) cho biết, theo số tiền nhà trường thu đầu năm, một học sinh ở bán trú sẽ phải đóng 12.000 đồng/ngày. Nhưng trên thực tế, thực đơn tại nhà bếp lại không đáp ứng đúng mức giá này.
Về việc này, ông Trần Đông - Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết, huyện vừa tiến hành điều chuyển công tác đối với bà Nguyễn Thị Thùy Dương.
Học sinh trường huyện ở Quảng Trị đóng tiền ăn gấp đôi giáo viên Hơn 600 học sinh Trường Tiểu học số 1 Khe Sanh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) phải đóng tiền ăn bán trú gấp đôi so với giáo viên. Ngày 10/3, nguồn tin của PV cho hay, Thanh tra tỉnh Quảng Trị vừa ban hành "Kết luận về thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa trong việc thực hiện...