Trường trung cấp: Những “cái chết” được báo trước
Trong 3 năm gần đây, tuyển sinh bậc trung cấp tại TP.HCM ngày càng èo uột. Năm nay, khi cánh cửa vào ĐH, CĐ ngày càng dễ cùng với chính sách hỗ trợ cho bậc trung cấp chưa cụ thể thì vấn đề tồn tại của nhiều trường trung cấp là rất khó.
Ảnh minh họa
Trường Trung cấp Đông Nam Á (TP.HCM) năm 2012 tuyển sinh được 20% chỉ tiêu. Năm 2013 giảm còn 15%. Thế nhưng, trường vẫn sống “lay lắt” được nhờ sở hữu mặt bằng riêng. Còn hầu hết các trường ngoài công lập đều thuê mướn mặt bằng thì tình hình còn bi đát hơn.
Bán trường, thu hẹp ngành nghề hay liên kết đào tạo với nước ngoài là giải pháp trước mắt được nhiều trường khẩn trương thực hiện để vượt qua thời khốn khó. Thạc Sĩ Phan Dũng Danh, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Đông Nam Á cho biết tình hình quá khó khăn. Do đó, phải thay đổi chiến lược thu hút học sinh và chú ý hơn đối với các loại hình đạo tạo ngắn hạn.
Khó khăn của các trường trung cấp diễn ra từ 3 năm nay. Nhiều chuyên gia cho rằng, năm nay sẽ là đỉnh điểm của khó khăn trong tuyển sinh. Do đó, ngoài yếu tố chủ quan thì yếu tố khách quan đến từ các chính sách là rất lớn.
Video đang HOT
Theo ông Đỗ Hữu Khoa, Chủ tịch Khối liên kết các trường chuyên nghiệp TP.HCM, nguồn tuyển sinh dành cho bậc Trung cấp năm nay sắp cạn kiệt.
“Với hơn 1 triệu học sinh tốt nghiệp THPT, chỉ tiêu Đại học Cao đẳng khoảng 700.000 . Còn lại 300.000 dành cho bậc Trung cấp, trong đó khoảng 150.000 đi du học” – ông Đỗ Hữu Khoa nói.
Dù chiếm áp đảo 28/36 trường Trung cấp, nhưng các trường Trung cấp ngoài công lập vẫn trong vòng lẩn quẩn, đầy khó khăn trong nâng cao chất lượng đào tạo. Nguyên nhân do thành phố chưa có quy hoạch trường Trung cấp nên dù doanh nghiệp có tiền đầu tư cũng chưa chắc đã xây được trường, do hầu hết phải thuê mặt bằng nên cũng khó vay vốn ngân hàng. Đối với ngành chức năng thì vấn đề hỗ trợ trường ngoài công lập cũng chỉ dừng lại ở tạo điều kiện thông thoáng.
Năm học vừa qua, các trường Trung cấp trên địa bàn TP.HCM tuyển sinh giảm 9.000 chỉ tiêu. Năm nay tình hình cũng không sáng sủa hơn khi những quy định mới trong tuyển sinh Đại học Cao đẳng của Bộ Giáo dục Đào tạo khiến “cuộc chiến” trong thu hút thí sinh giữa các trường Đại học – Cao đẳng với các trường Trung cấp ngày càng không cân sức.
Tuyển sinh ngày càng èo uột, trong điều kiện “tự bơi” thì nguy cơ về những cái chết của nhiều trường trung cấp, nhất là ngoài công lập, dường như đã được báo trước.
Theo TNO
Thạc sĩ, cử nhân ồ ạt học... trung cấp: Chớ chặn liên thông "xuôi"
Để giải quyết thực trạng "liên thông ngược" gây nhức nhối, các chuyên gia giáo dục đề nghị cần phải thay đổi cơ cấu ngành nghề đào tạo và tạo điều kiện cho người học được học liên thông
Các chuyên gia giáo dục cho rằng sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo và cơ cấu ngành nghề khiến lao động có trình độ cử nhân dư thừa. Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ sẽ khiến Việt Nam thua ngay trên sân nhà khi thị trường lao động tự do trong khối các nước ASEAN thực hiện năm 2015.
Cân đối lại cơ cấu ngành nghề
Ông Đặng Văn Sáng - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Ánh Sáng, TP HCM - cho rằng trong gần 20 năm đổi mới, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ quy mô giáo dục ĐH là sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo các bậc học và mất cân đối về ngành nghề. Cụ thể, năm 2007, tính trên 100 lao động qua đào tạo thì có 30 người học nghề, 31 người học TCCN, 11 người học CĐ và 28 học ĐH. Năm 2011, con số này là 26 - 24 - 11 và 39. "Tỉ lệ giữa trình độ CĐ, ĐH so với nghề nghiệp năm 2007 là 39/61 thì đến năm 2011 tỉ lệ này là 50/50, điều này chứng tỏ cơ cấu lao động qua đào tạo ngày càng mất cân đối nghiêm trọng" - ông Sáng phân tích.
Thí sinh phỏng vấn vào học tại một trường trung cấp
Sự mất cân đối trong đào tạo còn thể hiện ở chỗ chỉ tiêu đào tạo kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư chiếm tỉ trọng thấp, còn các ngành xã hội, luật, kinh tế, ngoại ngữ lại quá cao dẫn đến việc thiếu nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề, trước hết là trong các ngành trọng điểm (cơ khí, điện tử - kỹ thuật điện, hóa chất...) và ở các khu công nghiệp lớn, các khu kinh tế mới.
GS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), cho rằng vấn đề phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh thời gian qua thực hiện không tốt nên người học cứ ào ào vào ĐH. Theo GS Nhĩ, tư tưởng "phi ĐH bất thành phu, phụ" vẫn còn nặng mà ít ai nghĩ tới "nhất nghệ tinh nhất thân vinh".
Một số ý kiến khác cho rằng cần chỉnh cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực theo hướng tăng q uy mô tuyển sinh cho dạy nghề, TCCN, giảm chỉ tiêu ĐH, CĐ để cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2020 là: 1 ĐH/4 trung cấp/60 công nhân kỹ thuật lành nghề/20 công nhân bán lành nghề và 15 lao động phổ thông. Ngoài ra, GS Nhĩ cho rằng việc mà ngành giáo dục phải làm là hướng nghiệp để khoảng 50% học sinh sau THCS tiếp tục học lên THPT để vào ĐH, CĐ; 30%-40% đi học nghề.
Mở lối vào trung cấp
Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 25-12-2012 quy định người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, TCCN, CĐ nghề, CĐ sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH.
Phó hiệu trưởng một trường ĐH cho rằng để khuyến khích người học h ọc trung cấp, học nghề thì đừng gây khó khăn cho họ khi muốn học cao hơn. Tâm lý của người học là ít ai chấp nhận chỉ dừng lại học trung cấp mà phải liên thông lên những bậc học cao hơn. Vì vậy, cần phải cho phép người học được liên thông ngay lên bậc học cao hơn khi họ có nhu cầu và khả năng học liên thông.
TS Nguyễn Kim Quang, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM, cho rằng Thông tư 55 không còn phù hợp khi các trường ĐH, CĐ được tự chủ tuyển sinh. "Tốt nhất, bộ cần để các trường được chủ động và chịu trách nhiệm trong tuyển sinh liên thông. Bộ chỉ nên giám sát và kiểm tra tiêu chí của các trường. Trong những trường hợp cụ thể, bộ có thể dùng chỉ tiêu để bảo đảm chất lượng" - TS Quang nêu ý kiến.
Theo VNE
Trường cao đẳng, trung cấp lo không còn nguồn tuyển Ngay sau khi hàng loạt đề án tuyển sinh riêng của các trường đại học được Bộ GD-ĐT phê duyệt, trong đó có hình thức xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT, các trường cao đẳng, trung cấp như ngồi trên đống lửa. Sinh viên CĐ cần đào tạo theo hướng thực hành nhiều hơn để có đầu ra tốt - Ảnh: Mỹ...