Trường trung cấp gặp nhiều thách thức trong tuyển sinh
Đó là nhận định được nhìn nhận trong buổi Họp bèn về công tác giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn TPHCM năm 2013 do Bộ GD-ĐT tổ chức hôm 28/2. Chỉ tiêu nhiều nhưng các trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) chỉ tuyển được 60%, thậm chí có trường chỉ được 20%.
Các năm có khoảng 330.000 chỉ tiêu vào hệ TCCN nhưng năm 2012 các trường tuyển được trên 60% so với chỉ tiêu. Đặc biệt, TPHCM lại tuyển được thấp hơn các năm trước. Phía Bộ GD-ĐT cho rằng các quy định, văn bản về TCCN đã khá thông thoáng, việc xác định chỉ tiêu được giao cho các trường dựa trên cơ sở cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên thế nhưng các trường vẫn gặp nhiều khó khăn, thậm chí có trường chỉ tuyển được 20-30%. Trong buổi họp hôm qua, phía Bộ GD-ĐT và các trường cùng tìm nguyên nhân của vấn đề.
Dự kiến tuyển sinh TCCN trong năm 2013 sẽ khó khăn.
Ông Đỗ Hữu Khoa – hiệu trưởng Trường Trung cấp Công nghệ thông tin Sài Gòn chia sẻ: “Cơ sở vật chất, đội ngũ thầy cô đầy đủ, trường khang trang đó nhưng buồn một nỗi là vắng học sinh. Hình như là tổng cung đang vượt cầu, các em đang tập trung vào các trường CĐ, ĐH nhiều, nếu thi lỡ năm nay thì tiếp tục thi năm sau chứ nhất quyết không chịu vào trung cấp. Do vậy, xu hướng tuyển sinh năm nay sẽ rất căng thẳng”. Trong khi đó, ông Huỳnh An Lộc – phó hiệu trưởng trường Trung cấp Việt Khoa than thở rằng; “Giữ giáo viên đã khó nhưng tuyển sinh không được, trường vẫn phải trả lương giảng viên. Thực sự quá nặng nề với trường”.
Ông Lương Quang Ngọc – hiệu trưởng trường Trung cấp Bến Thành kiến nghị rằng vấn đề là Bộ GD-ĐT phải ổn định chính sách vĩ mô chứ nay chính sách này, mai thay đổi khác thì khó phát triển được. “Thú thật là 3 năm qua, chúng tôi xoay vần với chính sách tuyển sinh. Trong tình cảnh tìm người học đã khó thì chính sách liên thông mới ra đời đã chặn ngay trong tư tưởng học sinh muốn vào học trung cấp”. Theo ông Ngọc: sau 3 năm mới được liên thông thì quá dài, đề nghị rút ngắn xuống còn 2 năm.
Video đang HOT
Vụ trưởng vụ GDCN Hoàng Ngọc Vinh cho rằng các trường phải tự nâng chất lượng đào tạo để thu hút người học.
Nhiều ý kiến các trường cho rằng cần đánh giá tác động của Thông tư 57 để xem lợi, hại mà có điều chỉnh. Thông tư 57 hơi bất công khi xác định chỉ tiêu, các trường ĐH lại cạnh tranh học sinh với trường trung cấp.
Ông Phạm Như Nghệ – phó vụ trưởng vụ GDCN (Bộ GD-ĐT) phân tích rằng: Các nước trên thế giới cũng thế chứ không riêng gì Việt Nam, người học có quyền lựa chọn và đa phần học sinh vẫn không muốn vào trung cấp. Mục đích đào tạo của hệ TCCN là để đi làm chứ nếu cứ muốn vào trung cấp để lên ĐH thì xoá luôn TCCN đi. Ông Nghệ đánh giá Thông tư 57 đã tiến bộ hơn nhiều khi trước đây chỉ tiêu do Bộ ấn định xuống thì nay đã cho phép các trường tự xác định. “Nói là các trường ĐH có đào tạo TCCN giảm dần chỉ tiêu đến năm 2017 nhưng thực tế số lượng giảm rất nhiều nên các trường trung cấp không nên lo ngại”, ông Nghệ trấn an.
TS Hoàng Ngọc Vinh – Vụ trưởng vụ GDCN (Bộ GD-ĐT) đánh giá thách thức rất lớn đối với tuyển sinh TCCN khi quy mô số lượng học sinh THPT đang có chiều hướng giảm. Theo định hướng phân luồng người học thì các trường trung cấp nên hướng vào đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS. Đặc biệt, vấn đề mấu chốt cần giải quyết là các trường phải tự nâng chất lượng đào tạo của mình trước. Nâng chất lượng đào tạo vì sự phát triển của quốc gia chứ không phải chỉ riêng trường mình.
Lê Phương
Theo dân trí
Phát hành hồ sơ đăng ký dự thi ĐH,CĐ 2013
Hôm qua 1/3, Bộ GD-ĐT chính thức phát hành hồ sơ ĐKDT ĐH, CĐ 2013. Theo đó, hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) năm nay bổ sung 2 mục dành cho thí sinh dự thi liên thông.
Thí sinh cần nghiên cứu kỹ về trường dự thi trước khi đăng ký.
Hồ sơ ĐKDT bao gồm: Một túi đựng hồ sơ, phiếu số 1, phiếu số 2. (Phiếu số 1 do Sở Giáo dục và đào tạo lưu giữ, Phiếu số 2 do thí sinh giữ để sử dụng trong các trường hợp cần thiết); 3 ảnh chân dung cỡ 46cm được chụp trong thời gian 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKDT; 3 phong bì đã dán sẵn tem ghi rõ họ, tên và địa chỉ, số điện thoại của thí sinh. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
Riêng thí sinh có nguyện vọng học tại các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các đại học (sau đây gọi chung là trường) thì cần nộp thêm bản photocopy mặt trước của tờ phiếu ĐKDT số 1.
Học sinh đang học lớp 12 trung học phổ thông (THPT) tại trường nào thì nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT tại trường đó.
Thời hạn thu nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT quy định thống nhất trên phạm vi toàn quốc như sau: Theo hệ thống của sở GD&ĐT: Từ ngày 11/3 đến 17.00 giờ ngày 11/4/2013; Tại các trường tổ chức thi: Từ ngày 12/4 đến 17.00 giờ ngày 19/4/2013.
Các sở GD-ĐT, các trường không thay đổi thời hạn, không kết thúc việc nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT trước hoặc sau thời hạn quy định.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Cử nhân cao đẳng luyện thi... đại học Sau tết, các "lò" luyện thi ĐH trên địa bàn TP.HCM xuất hiện nhiều cử nhân cao đẳng (CĐ) đến đăng ký ôn luyện. Có cử nhân đã đi làm nhưng cũng xin nghỉ để đến "lò" luyện thi chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh liên thông lên ĐH chính quy sắp tới. Sáng 26/2, các lớp luyện thi sau tết của...