Trường trọng điểm hay chất lượng cao hãy để người học và xã hội đánh giá

Theo dõi VGT trên

Các trường đại học Mỹ được đánh giá cao là do qua thực tiễn cuộc sống chọn lọc, quy luật đó là tự nhiên. Trong khi nước ta hay dùng ý chí hành chính áp đặt.

Ngày 27/8/2019 tại Trường đại học Sư phạm Hà Nội II, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phối hợp với Trường đại học Sư phạm Hà Nội II tổ chức Hội thảo Khoa học cấp Quốc gia với chủ đề các giải pháp ổn định, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên hiện nay và trong thời gian tới.

Đây là hội thảo được Hiệp hội quyết định tổ chức đột xuất, nhằm hưởng ứng và triển khai ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp với Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 2 tháng 8/2019.

Hội thảo đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đến từ các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên trong cả nước.

Nhiều ý kiến bày tỏ sự lo lắng trong việc sắp xếp lại hệ thống các trường sư phạm. Trong đó, nhiều lo ngại xung quanh việc giải thể, sáp nhập… rồi quy hoạch các trường sư phạm theo hướng trọng điểm, không trọng điểm.

Trường trọng điểm hay chất lượng cao hãy để người học và xã hội đánh giá - Hình 1

Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (ảnh Trinh Phúc).

Liên quan đến các vấn đề trên, phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng – nguyên Ủy viên trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng ban Thường trực Ban tuyên giáo trung ương, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – cho rằng:

“Trong quá trình tổ chức lại đừng để các trường sư phạm tan ra, rồi tản mát mỗi người đi mỗi nơi, cơ sở vật chất và đất đai thu lại làm mục đích khác.

Đừng để tình trạng đó xảy ra”.

Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng nêu quan điểm, không giải thể các trường sư phạm và ông lý giải quan điểm của mình rằng: Hiện nay, yêu cầu bồi dưỡng giáo viên vẫn còn nhiều. Ngành giáo dục đang tổ chức thay đổi chương trình, thay đổi cách dạy cách học, phát triển công nghiệp 4.0…thì câu chuyện chuẩn bị giáo viên vẫn còn nhiều việc chứ không phải hết việc.

Trường trọng điểm hay chất lượng cao hãy để người học và xã hội đánh giá - Hình 2

Trường trọng điểm hay chất lượng cao hãy để người học và xã hội đánh giá - Hình 3

Các đại biểu đến từ các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên và các nhà khoa học, chuyên gia về giáo dục về tham gia hội nghị (ảnh Trinh Phúc).

Theo Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, các trường sư phạm nên theo hướng chuyển đổi sang đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực để tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, nòng cốt phải đào tạo sư phạm, đào tạo giáo viên, đào tạo nhà quản lý giáo dục, khoa học giáo dục, tâm lý học là mảng chính.

Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết:

“Nước Mỹ rất nhiều trường trong tổng số 100 trường hàng đầu thế giới. Khi sang Mỹ, tôi hỏi có ai quy định các trường đó hàng đầu không, thì họ trả lời là không có. Cũng không ai quy định các trường đó là trọng điểm, là chất lượng cao hay hàng đầu gì hết.

Kết quả các trường đại học ở Mỹ được đánh giá cao đó là tự nhiên hết, qua thực tiễn cuộc sống chọn lọc, quy luật đó là tự nhiên. Trong khi nước ta hay dùng ý chí hành chính áp vào trường này phải đầu đàn, phải trọng tâm.

Quy luật tự nhiên trong đàn Hải Âu có một con đầu đàn và không ai quy định nó đầu đàn hết. Tự nhiên nó khỏe biết đi thế nào tránh gió bão, đi thế nào đến vùng đất bình an nên tự nó thành đầu đàn.

Ta phải có tư duy đó chứ đừng xét trọng điểm thế này thế khác”.

Còn về cơ chế như thế nào để các trường sư phạm hoạt động theo ông cần có thảo luận chuyên đề để thông qua cơ chế, chính sách như chính sách đất đai, tài chính, đào tạo theo đặt hàng…Liên quan đến ý kiến các trường sư phạm nên mở các trường phổ thông thực nghiệm, trường dịch vụ, đa cấp học kể cả mầm non, ngoại ngữ, tin học, phổ biến thông tin khoa học, câu lạc bộ khoa học… Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng cho rằng cần đa dạng, mở rộng ra.

“Tôi cho rằng, chính sách không phân biệt trường địa phương hay trung ương; quốc tế hay trong nước; công lập và ngoài công lập mà phải tạo ra sân chơi chung, bình đẳng” – Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng nêu ý kiến.

Cuối cùng tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng nhấn mạnh: “Cần có cuộc bàn riêng về cơ chế chính sách đến dạy học trong điều kiện mới. Bởi chỉ nói về dạy học sử đã nhiều chuyện lớn phải bàn”.

Trinh Phúc

Theo GDTĐ

Các trường sư phạm địa phương: "Lúng túng" vì không biết sẽ đi đâu về đâu?

Đại diện nhiều trường Sư phạm bày tỏ băn khoăn, lúng túng trong định hướng phát triển, không biết đang đứng ở đâu trong hệ thống giáo dục quốc dân và sẽ đi về đâu trong giai đoạn tới.

Các vấn đề về sắp xếp mạng lưới cơ sở đào tạo sư phạm được thảo luận tập trung tại hội thảo khoa học quốc gia Các giải pháp ổn định, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên hiện nay và trong thời gian tới tại Đại học Sư phạm 2 (tỉnh Vĩnh Phúc) do Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam phối hợp với Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức ngày 27/8.

Các trường sư phạm địa phương: Lúng túng vì không biết sẽ đi đâu về đâu? - Hình 1

GS.TS Trần Hồng Quân (giữa), PGS.TS Trần Xuân Nhĩ (trái), TS. Vũ Ngọc Hoàng (phải) chủ tọa phiên thảo luận.

Tại hội thảo, các đại biểu đều trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ sự băn khoăn, thậm chí có cả những ý kiến bức xúc, lo lắng đối với công tác đào tạo giáo viên hiện nay. Trong khi ngành Giáo dục chưa hoàn thiện

Đề án sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm... để trình Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt, thì nhiều địa phương đã "hăng hái, tích cực" sắp xếp lại các cơ sở đào tạo giáo viên theo Nghị quyết số 19-NQ/TW của Đảng về "tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập" (NQ-19). Điều này đang gây lo ngại cho nhiều cán bộ, giáo viên tâm huyết với nghề sư phạm.

Theo TS. Dương Đức Hùng (Trường ĐH Hải Phòng), hiện nay cả nước có 133 cơ sở đào tạo giáo viên; trong đó có 15 trường đại học sư phạm; 48 trường đại học đa ngành có đào tạo giáo viên; 30 trường cao đẳng sư phạm; 19 cao đẳng đa ngành có đào tạo giáo viên và 2 trường trung cấp sư phạm. Các cơ sở đào tạo phân bố dài trải ở tất cả vùng, miền, địa phương trong cả nước

Thực tế, vẫn còn 183.958 người ngoài biên chế trong các trường mầm non và phổ thông, theo cách hiểu thông thường là giáo viên thừa. Mặt khác vẫn còn khoảng 65.000 sinh viên sư phạm thất nghiệp, tức là tổng số người cần việc chính thức khoảng 250.000 người, một con số gây nhức nhối cho những người làm công tác giáo dục.

Nếu mỗi năm ngành giáo dục bổ sung được 50.000 biên chế (một con số không dễ thực hiện trong bối cảnh tinh giảm biên chế) trong đó có 10.000 biên chế mới, 40.000 thay thế giáo viên về hưu thì cũng phải mất 5 năm nữa, trong điều kiện các trường dừng đào tạo sư phạm, chúng ta mới giải quyết xong số dôi dư này.

Nhưng các trường thì không thể dừng đào tạo. Vậy giải pháp nào cho vấn đề này?

Các trường sư phạm địa phương: Lúng túng vì không biết sẽ đi đâu về đâu? - Hình 2

TS. Dương Đức Hùng (Trường Đại học Hải Phòng).

TS Hùng cho rằng, cùng với việc cần tập trung vào bồi dưỡng, đào tạo lại giáo viên theo chương trình phổ thông mới, trong bối cảnh hiện nay, việc sắp xếp lại là rất cần thiết. Vậy sắp xếp như thế nào để vừa đảm bảo yêu cầu trước mắt, vừa lâu dài.

Thứ nhất, đối với các trường Trung cấp Sư phạm cần chuyển đổi mô hình sang loại hình khác như Trung tâm học tập cộng đồng hoặc Trung tâm giáo dục thường xuyên... Nếu không chuyển đổi được thì nên giải thể.

Thứ hai, đối với các trường Cao đẳng Sư phạm trước mắt chỉ đào tạo giáo viên mầm non (theo Luật Giáo dục sửa đổi, trình độ chuẩn giáo viên từ bậc tiểu học trở lên tối thiểu là đại học), về lâu dài nên chuyển đổi mô hình sang loại hình trường khác hoặc làm vệ tinh cho các trường sư phạm trọng điểm.

Thứ ba, đối với các trường đại học địa phương cần tập trung vào đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, đồng thời đảm nhận việc bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn.

Thứ tư, đối với các trường đại học Sư phạm lớn, trọng điểm cần tập trung vào đào tạo giáo viên trung học phổ thông và sau đại học; bồi dưỡng, tập huấn giáo viên các trường đạị học địa phương và cốt cán giáo viên phổ thông; nghiên cứu khoa học sư phạm.

Như vậy, về lâu dài, trong hệ thống sẽ chỉ còn tồn tại các trường Sư phạm lớn, trọng điểm và các trường đại học địa phương có đào tạo giáo viên.

TS. Dương Đức Hùng - Trường Đại học Hải Phòng kiến nghị quan điểm về sắp xếp trường sư phạm.

TS. Dương Đức Hùng cũng phân tích vai trò và lợi thế của các trường sư phạm địa phương trong việc đào tạo giáo viên phục vụ phát triển giáo dục địa phương: phục vụ kinh tế - xã hội địa phương, trong đó có đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, vừa là lý do tồn tại, vừa là động lực để phát triển bền vững của các trường đại học địa phương.

Câu hỏi đặt ra là, có cần thiết phải tồn tại mô hình các trường đại học địa phương có đào tạo giáo viên? Trả lời câu hỏi này, ông Hùng nhận định: "rất cần thiết".

Các trường sư phạm địa phương: Lúng túng vì không biết sẽ đi đâu về đâu? - Hình 3

"Trên nhiều diễn đàn, không ít ý kiến lo ngại về chất lượng đào tạo giáo viên các trường đại học địa phương. Sự thật chất lượng đào tạo giáo viên của nhiều trường đại học địa phương rất tốt. Chưa có công trình khoa học nào khẳng định chất lượng đào tạo của các trường đại học sư phạm lớn, trọng điểm cao hơn các trường đại học địa phương, nếu cùng chất lượng đầu vào.

Chất lượng đầu vào phụ thuộc 3 yếu tố: việc làm, thu nhập, điều kiện làm việc sau khi tốt nghiệp. Trong lúc các yếu tố trên chưa thực sự hấp dẫn thì việc áp dụng mức điểm sàn xét tuyển riêng cho khối ngành đào tạo giáo viên như hiện nay là cần thiết.

Về lâu dài, nếu giải quyết được đồng bộ 3 yếu tố trên thì tôi tin chắc rằng, chất lượng đầu vào của sinh viên Sư phạm sẽ nằm trong top cao nhất của điểm trúng tuyển đại học. Việc giải quyết 3 yếu tố trên hoàn toàn khả thi, khi đó chúng ta không phải băn khoăn về chất lượng đầu vào cũng như đầu ra của sinh viên Sư phạm", đại biểu này bày tỏ.

Sắp xếp lại mạng lưới trường Sư phạm: Cần có lộ trình

Trong khi đó, TS. Hồ Cảnh Hạnh (Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu ) cũng cho rằng, sự tồn tại của các trường Sư phạm địa phương là rất cần thiết nhưng cần có định hướng xuất phát từ chính sách và thực tiễn.

Ông Hạnh trình bày thực trạng quy mô đào tạo của các trường cao đẳng Sư phạm ngày càng giảm, do cắt giảm nhu cầu, chi tiêu, nguồn tuyển khó (do cơ chế tuyển sinh với lộ trình chưa phù hợp, khó khăn trong tìm kiếm việc làm); không được cơ quan quản lý giao thêm nhiệm vụ liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng; chưa giải quyết nhanh chóng, dứt điểm hoặc tháo gỡ những tồn tại của trường Sư phạm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, liên kết đào tạo,...).

TS. Hồ Cảnh Hạnh cho rằng, việc sắp xếp các cơ sở đào tạo giáo viên phải có lộ trình.

"Đa số các trường Sư phạm còn lúng túng trong định hướng phát triển, không biết đang đứng ở đâu trong hệ thống giáo dục quốc dân và sẽ đi về đâu trong giai đoạn tới", TS Hạnh bày tỏ trăn trở.

Đại diện này kiến nghị sắp xếp lại mạng lưới trường Sư phạm theo hướng có phân nhóm (các trường sư phạm địa phương nơi có trường ĐHSP hoặc trường đại học đào tạo giáo viên trình độ ĐH; các trường Sư phạm địa phương khác) để thành phân hiệu trường ĐH Sư phạm hoặc sáp nhập với Đại học hoặc phát triển thành trường Sư phạm với tên gọi (Trường Sư phạm địa danh).

Sắp xếp lại mạng lưới trường Sư phạm có lộ trình cụ thể tương ứng với các điều luật liên quan. Chẳng hạn, trong giai đoạn trước mắt có thể giao trường Sư phạm đào tạo chuyển tiếp cho các trường đại học Sư phạm. Trường ĐH Sư phạm tập trung đào tạo trình độ sau đại học là chủ yếu và đào tạo trình độ ĐH (một số ngành trường sư phạm địa phương không đào tạo được hoặc nhu cầu không lớn); trường Sư phạm địa phương đào tạo trình độ chuẩn; liên kết, phối hợp với trường ĐH Sư phạm đào tạo trình độ trên chuẩn.

Trường SP là hệ thống vừa đào tạo giáo viên vừa bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục; đồng thời nên là trung tâm học tập cộng đồng, có hệ thống trường chất lượng (mầm non, phổ thông) là các cơ sở thực hành, thực tập sư phạm trực thuộc và vệ tinh.

Trường Sư phạm là cơ sở đào tạo mang tính đặc thù nghề nghiệp cao, nên trường Sư phạm cần phải có cơ chế quản lý riêng, được ưu tiên trong đầu tư, chế độ đãi ngộ và tham gia xã hội hóa.

Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các trường Sư phạm để các trường thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và tận dụng các nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục.

Các trường sư phạm địa phương: Lúng túng vì không biết sẽ đi đâu về đâu? - Hình 4

Các đại biểu đến từ nhiều trường sư phạm cả nước tham dự hội thảo.

PGS.TS Bùi Văn Quân - Trường Đại học Thủ đô Hà Nội chia sẻ: "Trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay, cơ cấu mạng lưới và phương thức đào tạo giáo viên chắc chắn cần phải có sự thay đổi. Những thay đổi này là đòi hỏi tất yếu của yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, đồng thời cũng xuất phát từ những hạn chế của cơ cấu mạng lưới và phương thức đào tạo giáo viên trong giai đoạn lịch sử vừa qua. Tuy nhiên, tái cấu trúc hệ thống này cần được thực hiện như thế nào là điều cần được bàn thảo kỹ".

Kiến nghị trước mắt và lâu dài

Kết luận hội thảo với nhiều ý kiến tâm huyết, sôi nổi, GS.TS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổng kết và rút ra các kiến nghị từ hội thảo. Theo đó, hội thảo kiến nghị trước mắt (cho tới năm 2025): cơ bản giữ nguyên hệ thống các cơ sở sư phạm như hiện nay.

Các trường sư phạm địa phương: Lúng túng vì không biết sẽ đi đâu về đâu? - Hình 5

GS.TS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam.

Thực hiện phân tầng hệ thống này thành các trường đại học sư phạm/đại học giáo dục trọng điểm, các cơ sở sư phạm trung ương, các trường/khoa đại học sư phạm địa phương, các trường/khoa cao đẳng sư phạm địa phương.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ sớm thành lập trường thực hành chất lượng cao trong các trường/khoa sư phạm.

Thực hiện đào tạo và bồi dưỡng giáo viên chủ yếu theo địa chỉ (không theo cơ chế thị trường). Xây dựng cơ chế "đặt hàng đào tạo giáo viên" từ các địa phương.

Sinh viên Sư phạm phải được ưu tiên vay tín dụng nhà nước và được xóa nợ tín dụng nếu chấp nhận làm việc trong ngành Sư phạm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các chuẩn của cơ sở sư phạm, chuẩn chương trình đào tạo giáo viên (nội dung cứng) và các chuẩn khác để tạo cơ chế liên thông, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống giáo dục.

GS.TS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổng kết hội thảo.

Việc nâng chuẩn trình độ của giáo viên (như theo Luật Giáo dục sửa đổi 2019) phải gắn liền với quy hoạch nâng cấp đào tạo của các cơ sở sư phạm.

Về lâu dài (từ sau năm 2025), Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam kiến nghị, các cơ sở sư phạm từng bước chuyển thành trường giáo dục trong các đại học đa lĩnh vực hoặc khoa sư phạm trong các trường đại học địa phương/ cao đẳng cộng đồng để có sự ổn định trong hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo và huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn cơ sở giáo dục đại học trong đào tạo giáo viên khi xuất hiện nhu cầu lớn. Chuyển nhiệm vụ khác cho các cơ sở sư phạm không đảm bảo chất lượng.

Lệ Thu

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sao nam hot nhất lúc này: Được Trấn Thành o bế, vướng tin đồn yêu Tiểu VySao nam hot nhất lúc này: Được Trấn Thành o bế, vướng tin đồn yêu Tiểu Vy
06:18:45 20/01/2025
4 tháng đen tối của Thiên An khi mang thai lần 34 tháng đen tối của Thiên An khi mang thai lần 3
08:43:16 20/01/2025
Mẹ bỏ đi, bố bị tâm thần bỗng một ngày đưa về nhà đứa em "nhặt được", người con trai rơi vào khó xử - Cú ngoặt thế kỷ xảy ra!Mẹ bỏ đi, bố bị tâm thần bỗng một ngày đưa về nhà đứa em "nhặt được", người con trai rơi vào khó xử - Cú ngoặt thế kỷ xảy ra!
08:50:51 20/01/2025
Rộ tin cặp chị - em Vbiz hẹn hò bí mật nay đã rạn nứt, đàng trai nghi cặp Hoa hậu hot hàng đầu VbizRộ tin cặp chị - em Vbiz hẹn hò bí mật nay đã rạn nứt, đàng trai nghi cặp Hoa hậu hot hàng đầu Vbiz
07:09:06 20/01/2025
Thiên An âm thầm chịu nợ nần, chi tiết số dư tài khoản thật gây sốcThiên An âm thầm chịu nợ nần, chi tiết số dư tài khoản thật gây sốc
08:53:57 20/01/2025
Người đàn ông ở Hà Nội mất gần nửa tỷ đồng khi làm "số định danh" cho conNgười đàn ông ở Hà Nội mất gần nửa tỷ đồng khi làm "số định danh" cho con
06:28:06 20/01/2025
3 phim Hàn 18+ cổ trang hay tuyệt cú mèo nhất định phải xem: Một siêu phẩm hủy hoại nàng ngọc nữ gây phẫn nộ3 phim Hàn 18+ cổ trang hay tuyệt cú mèo nhất định phải xem: Một siêu phẩm hủy hoại nàng ngọc nữ gây phẫn nộ
06:20:23 20/01/2025
Mở minishow quy tụ dàn khách mời khủng toàn Chị Đẹp, Ngọc Phước vẫn sợ ế vé trước thềm Tết đếnMở minishow quy tụ dàn khách mời khủng toàn Chị Đẹp, Ngọc Phước vẫn sợ ế vé trước thềm Tết đến
06:54:09 20/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vì sao người xưa đặc biệt kiêng kị việc xới cơm một lần?

Vì sao người xưa đặc biệt kiêng kị việc xới cơm một lần?

Trắc nghiệm

09:51:05 20/01/2025
Theo quan niệm dân gian, việc xới cơm một lần mang ý nghĩa không tốt. Người xưa bảo: Một cây hòe trước nhà không chiêu của báu cũng chiêu tiền bạc
T1 và Zeus có thể đều đang lạc lối

T1 và Zeus có thể đều đang lạc lối

Mọt game

09:43:43 20/01/2025
Cùng gặp vấn đề nhưng T1 sáng cửa hơn Zeus rất nhiều. Một trong những drama lớn nhất giai đoạn cuối năm 2024 của làng LMHT chính là giữa T1 - Zeus.
Rộ trend loại bỏ phòng khách truyền thống: 3 thiết kế thay thế được gọi tên

Rộ trend loại bỏ phòng khách truyền thống: 3 thiết kế thay thế được gọi tên

Sáng tạo

09:40:53 20/01/2025
Phòng khách là một trong những không gian quan trọng của gia đình, thậm chí còn được xem là vị trí đắc địa vì là bộ mặt của ngôi nhà, là nơi tiếp đón khách đến chơi.
Những 'quái vật' gây ám ảnh nhất Việt Nam, có con thật sự tồn tại trên đời

Những 'quái vật' gây ám ảnh nhất Việt Nam, có con thật sự tồn tại trên đời

Lạ vui

09:38:57 20/01/2025
Những câu chuyện xoay quanh các sinh vật kỳ bí và đáng sợ luôn kích thích sự chú ý và trí tưởng tượng của công chúng. Từ những loài vật được cho là mang đến tai họa cho đến các ẩn bí ẩn chưa được giải đáp
Tô thắm thêm tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Tô thắm thêm tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Thế giới

09:24:40 20/01/2025
Trong không khí vui tươi, sôi nổi và đoàn kết, các sinh viên, khách mời của cả Việt Nam, Campuchia đã cùng nhau biểu diễn, thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, giao lưu và tình hữu nghị giữa thế...
Mẹ bầu trầm cảm ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Mẹ bầu trầm cảm ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Sức khỏe

09:22:48 20/01/2025
Tuy không phải phụ nữ nào có thai cũng sẽ bị trầm cảm nhưng thai phụ và gia đình cần nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh để có biện pháp hỗ trợ, khắc phục trầm cảm khi mang thai hiệu quả.
Danh hài Hoài Linh U60: Tôi tăng 6kg, thi thoảng bị rối loạn nhịp tim

Danh hài Hoài Linh U60: Tôi tăng 6kg, thi thoảng bị rối loạn nhịp tim

Sao việt

08:49:25 20/01/2025
Sau biến cố cuộc sống và sức khỏe, NSƯT Hoài Linh sống đơn giản, suy nghĩ tích cực. Anh tìm niềm vui bên gia đình, thú vui đi rẫy, nuôi chim cá để tinh thần nhẹ nhõm.
Bức ảnh chụp tại giường bệnh khiến triệu người xúc động: "Hóa ra tình yêu chân thành là vậy"

Bức ảnh chụp tại giường bệnh khiến triệu người xúc động: "Hóa ra tình yêu chân thành là vậy"

Netizen

08:45:08 20/01/2025
Năm 2021, những bức ảnh chụp tại giường bệnh của Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Nhân dân Ngân Châu, Chiết Giang do y tá bệnh viện chia sẻ đã thu hút đông đảo sự chú ý của cư dân mạng nước này.
Nhan sắc ngọt như kẹo của Yên Đan phim Đi về miền có nắng

Nhan sắc ngọt như kẹo của Yên Đan phim Đi về miền có nắng

Hậu trường phim

08:43:47 20/01/2025
Dù đảm nhận vai nữ phụ nhưng Yên Đan lại đang nhận được nhiều sự chú ý trong phim Đi về miền có nắng trên VTV3.
Ruud Van Nistelrooy không cần thương hại

Ruud Van Nistelrooy không cần thương hại

Sao thể thao

08:36:26 20/01/2025
Trận thua Fulham ở tối thứ Bảy là trận thua thứ bảy của họ tại Premier League - điều chỉ xảy ra 4 lần trong lịch sử của đội vô địch Premier League 2015/16.
Sao nam quậy banh showbiz nợ gần 13 triệu vẫn vung tiền gây sốc cho hot girl, ngông cuồng đòi dẹp cả ngân hàng

Sao nam quậy banh showbiz nợ gần 13 triệu vẫn vung tiền gây sốc cho hot girl, ngông cuồng đòi dẹp cả ngân hàng

Sao châu á

07:17:37 20/01/2025
Dư luận xứ tỷ dân đang tỏ ra ngán ngẩm với thái độ hành xử ngông nghênh, ngạo mạn, không biết đúng sai trước sau của Lý Minh Đức.