Trường top trên phải lấy ngưỡng điểm xét tuyển cao hơn
Theo Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, một số đại học top trên đã công bố điểm xét tuyển thì rút lại và công bố ngưỡng điểm chuẩn sao cho tương xứng vị thế của trường.
Tại buổi tổng kết năm học 2015 – 2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 tại Hà Nội sáng 5/8, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu hiệu trưởng các trường đại học lớn, các trường thuộc tốp trên công bố mức điểm sàn cao hơn ngưỡng điểm sàn của Bộ GD&ĐT để xét tuyển.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, điểm sàn 15 mà Bộ GD&ĐT công bố là mức tối thiểu. Năm ngoái, rất nhiều thí sinh đăng ký vào các trường này và “mắc kẹt” vì mức điểm chuẩn đầu vào chênh lệch quá xa so với điểm sàn và điểm của thí sinh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị ngày 5/8. Ảnh: Quyên Quyên.
Video đang HOT
Do đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị hiệu trưởng các trường đại học lớn, các trường tốp trên phải công bố mức điểm sàn cao, sát với điểm chuẩn đầu vào dự kiến, tạo thêm cơ hội tuyển sinh cho các trường tốp dưới và quan trọng nhất là minh bạch, không làm mất cơ hội của thí sinh có mức điểm xung quanh ngưỡng điểm sàn.
Cũng theo người đứng đầu ngành giáo dục, nếu các trường đã công bố điểm rồi thì rút lại và công bố ngưỡng điểm chuẩn sao cho tương xứng vị thế của trường.
Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo rất sát sao vấn đề này để tránh thiệt thòi cho các thí sinh và các trường tốp dưới.
Theo Zing
Các trường đại học phải công bố ngưỡng xét tuyển
Từ ngày 1/8, các trường đại học bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1 của thí sinh.
Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD&ĐT, năm nay, công tác công bố điểm thi, xét tuyển nguyện vọng 1 của thí sinh có nhiều thay đổi.
Cụ thể, sau khi các cụm thi chấm điểm xong, dữ liệu sẽ được đưa về Bộ GD&ĐT và chạy đối sánh. Chỉ khi nào kết quả dữ liệu khớp, các cụm mới được công bố điểm thi cho thí sinh.
"Khác với năm 2015, năm nay, 120 cụm thi sẽ công bố điểm thi cho thí sinh. Các trường, các sở GD&ĐT đã chuẩn bị cơ sở hạ tầng Internet để phục vụ công việc này" - ông Mai Văn Trinh cho biết.
Điểm mới trong công tác xét tuyển nguyện vọng 1 của các trường đại học năm nay là thời gian xét tuyển chỉ kéo dài 12 ngày. Thí sinh có thể đăng ký bằng nhiều phương thức như đăng ký trực tuyến, đăng ký qua bưu điện và qua một số phương thức khác do các trường đại học quy định.
Thí sinh trao đổi thông tin bài thi sau kỳ thi THPT quốc gia 2016. Ảnh: Việt Hùng.
"Năm nay, trước khi tiếp nhận đăng ký của thí sinh, các trường phải công bố ngưỡng nhận hồ sơ sau khi Bộ GD&ĐT công bố ngưỡng chất lượng tối thiểu. Điểm này khác với năm trước" - ông Trinh chia sẻ.
Mặt khác, ông Trinh cũng cho biết thêm, để phục vụ công tác đăng ký tuyển sinh trực tuyến của thí sinh, các trường THPT có hệ thống máy tính phải mở cửa hết công suất để phục vụ thí sinh.
Sau khi đã trúng tuyển nguyện vọng 1 và xác định được trường trúng tuyển, thí sinh sẽ có một thời gian nhất định để nộp phiếu chứng nhận kết quả thi về trường. Nếu hết thời gian quy định, thí sinh không nộp, coi như không có nguyện vọng học tại trường đó.
Theo Nghiêm Huê/Tiền Phong
Xét tuyển bằng học bạ có thể đăng ký nhiều trường Theo quy định của Bộ GD&ĐT, với các trường tuyển sinh riêng, thí sinh có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào nhiều đại học. - Xét tuyển bằng học bạ có được đăng ký cùng lúc nhiều trường? - Với các trường tuyển sinh riêng, em có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển ở bao nhiêu trường cũng...