Trường tình thương bên trại phong Ea Na
Vẻn vẹn toàn trường có hơn 230 học sinh (HS) thì có gần 100% là HS người bào dân tộc thiểu số Ê-đê, đặc biệt, trong số đó có hơn 1/4 HS là con em của các bệnh nhân trước đây mắc phải căn bệnh quái ác – bệnh phong cùi.
Ngôi trường ấy là Trường tiểu học Tình thương – nằm gần trại phong Ea Na (xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk).
Lớp học tạiTrường Tiểu học Tình thương (xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk).
Cơn mưa chiều nặng hạt của đại ngàn Tây Nguyên không hề làm gián đoạn câu chuyện xúc động hơn 18 năm về trước của thầy hiệu trưởng Phạm Văn Liên khi kể về Trường tiểu học Tình Thương.
Thầy Liên kể, trước kia Trường Tiểu học Tình thương vốn là một phân hiệu thuộc Trường PTCS Lê Quý Đôn (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk). Vì nhiều lý do, năm 1994, thầy Liên đã lập văn bản đề nghị các ban ngành chức năng tách riêng điểm trường và là người khởi xướng đặt tên trường là “Trường Tiểu học Tình thương”.
Điều đặc biệt, tên gọi này khi đó đã khiến không ít GV công tác tại điểm trường băn khoăn. Sở dĩ ngôi trường mang tên tình thương, theo thầy Liên, HS theo học tại đây phần lớn là con em người đồng bào dân tộc thiểu số Ê-đê tại chỗ, trong số đó lại có nhiều HS vốn là con em các bệnh nhân phong cùi quái ác một thời khiến thầy bao đêm trằn trọc về những học trò tội nghiệp của mình.
Ý niệm mà thầy hiệu trưởng muốn gửi gắm qua tên gọi này là phản ánh hiện thực khó khăn con em bệnh nhân phong cùi, con em người đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời qua tên gọi này ngầm mong muốn các tổ chức xã hội, từ thiện chung tay, góp sức vun đắp trọn vẹn ước mơ cho các thế hệ HS vốn thua thiệt theo học tại đây.
“Xuất phát từ thực tế HS theo học ở đây vô cùng đáng thương, năm 1994, khi điểm tường được tách ra tôi đã khởi xướng đặt tên là trường tình thương. “Tình thương” nôm na có nghĩa là thương yêu, bao bọc lấy những hoàn cảnh HS khốn khó. Tên gọi ấy cũng toát lên thông điệp gửi gắm đến các tổ chức xã hội, nhà hảo tâm hãy chung tay giúp đỡ các thế hệ HS theo học ở đây vượt qua khó khăn”, thầy Liên nói về ý nghĩa của Trường tiểu học Tình thương.
Video đang HOT
HSTrường Tiểu học Tình thương chăm chú học bài.
Trước ngày chính thức thành lập trường (1994), Trường Tình thương khi đó chỉ là một dãy nhà cấp 4 gồm có 5 phòng học bán kiên cố của một tổ chức từ thiện xã hội tại TPHCM hỗ trợ xây dựng. Cơ sở vật chất thiếu thốn trầm trọng, cuộc sống GV vất vả, biết bao thế hệ GV khi đến đây giảng dạy đều luân chuyển công tác. “Số lượng HS yếu kém, ngôn ngữ bất đồng, thiếu thốn cơ sở vật chất đã khiến không ít GV sau một thời gian công tác đã luân chuyển. Thú thực, trước kia nhà trường thường đứng vị trí xếp loại thứ nhất trong toàn huyện… nhưng “từ dưới lên”, thầy Liên chân thành nói về những khó khăn ban đầu.
Cô giáo H’Rúp Êban (33 tuổi) – phụ trách lớp 1A (29HS), là người có 15 năm tham gia giảng dạy tại Trường Tình Thương. Cô kể, khi mới về công tác, điểm trường là một trong những nơi khó khăn nhất toàn huyện. HS theo học ở trường phần lớn là con em người đồng bào dân tộc thiểu số, con em bệnh nhân điều trị bệnh phong nên điều kiện học tập thiếu thốn trầm trọng.
Để vượt qua khó khăn đòi hỏi GV phải có tình yêu thương như chính tên ngôi trường. “Dạy học ở Trường Tình thương cũng có nghĩa không tách rời tình yêu thương HS. Khả năng tiếp thu của các em HS hạn chế nên GV chúng tôi luôn lấy việc kiên trì trong giảng dạy là ưu tiên hàng đầu…”, cô H’Rúp Êban chia sẻ.
Trường Tiểu học Tình thương có hơn 230 HS thì có gần 100% là HS người bào dân tộc thiểu số Ê-đê, đặc biệt, trong số đó có hơn 1/4 HS là con em của các bệnh nhân trước đây mắc bệnh phong cùi.
Cô Nguyễn Thanh Thúy (phụ trách lớp 4A1, có 24 HS) cho biết thêm, ngôn ngữ là một trong những rào cản lớn nhất trong quá trình tiếp thu của HS. Để giúp các em tiếp thu kiến thức trên lớp, GV thường kéo thời gian từ 40 đến 60 phút/tiết giảng dạy thật kỹ nhiều lần, đi từng phương pháp cụ thể… khi đó HS mới có thể hiểu bài. Ngoài ra, GV cũng thường tăng cường thời lượng giảng dạy các môn Toán, Tiếng Việt cho HS.
“Gia đình nghèo nên ngày mùa, ngày Tết thì các em nghỉ học phụ giúp gia đình rất nhiều. Mỗi khi các em nghỉ học, sáng sớm không thấy đến trường thì buổi trưa hôm đó GV chúng tôi lập tức đến nhà vận động, thậm chí ra đến rẫy nơi các em đang hái, mót nông sản vận động các em quay lại trường”, cô Thúy tâm sự.
“Cái mà GV chúng tôi gắn bó ở đây có lẽ là các em HS em nào cũng thật thà, lễ phép lại quý mến thầy cô giáo. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, điều kiện học tập thiếu thốn cho nên mỗi bước tiến của các em trong quá trình học tập cũng là niềm vui của GV chúng tôi”, cô Thúy trải lòng.
Cô Thúy cho biết thêm, khi mới về công tác, vì trường nằm gần trại phong đã khiến không ít GV e dè. Tuy nhiên, khi qua tìm hiểu thực tế cùng tình yêu thương học trò, tấm lý ấy sớm bị loại bỏ, các GV đều yên tâm công tác.
Chia tay chúng tôi, thầy hiệu trường Trường Tiểu học Tình thương vui mừng cho biết, năm học 2012-2013 là năm học đầu tiên nhà trường đưa môn Anh văn vào giảng dạy tăng cường chương trình giảng dạy Tiếng Việt, vận dụng các phương pháp dạy học mới mở rộng các lớp giảng dạy tiếng Ê-đê là 6/11 lớp nhằm nâng cao từng bước chất lượng dạy học. Năm học 2011-2012, nhà trường có 29 HS giỏi 51 HS khá 24 HS được khen các mặt tỷ lệ lên lớp hơn 91%.
Viết Hảo
Theo dân trí
Tủi phận trường nghèo
Năm học 2012-2013, TPHCM có thêm 17 trường với 2.499 phòng học mới được đưa vào sử dụng. Niềm vui của trường này cũng là nỗi chạnh lòng của không ít trường khác khi đón ngày khai giảng trong những ngôi trường đã xuống cấp nghiêm trọng.
Niềm vui được học trong ngôi trường khang trang, thơm mùi sơn mới có lẽ là niềm mong ước xa xỉ của thầy và trò trong những ngôi trường bị "treo" cả hơn 10 năm nay.
"Treo" hơn 10 năm
Sau cơn mưa ngày 31/8, lúc chúng tôi đến mảnh sân của Trường THCS Nguyễn Ánh Thủ (quận 12- TPHCM) vẫn còn đọng lại những vũng nước lớn. Bà Nguyễn Thị Thắm, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Ảnh Thủ, cho biết: "Năm nay có 4 phòng mới được nâng nền. Mọi năm mưa nhỏ hay lớn đều ngập đến đầu gối, bởi trường nằm ở vùng đất thấp nhất tại khu vực này, nước chỉ đọng lại mà không thể thoát. Lo nhất khi trời mưa, điện bị nhiễm nước thì không biết được chuyện gì sẽ xảy ra".
Trường THCS Nguyễn Ảnh Thủ chỉ là 2 dãy nhà cấp 4 lụp xụp, khá "nổi tiếng" của quận 12 vì vướng giải tỏa từ năm 1998. Bà Thắm cho biết: "Qua 4 đời hiệu trưởng với hơn 5 nhiệm kỳ nhưng hy vọng về một ngôi trường mới cứ ngày càng xa vời. Giờ thì chúng tôi bó tay. Niềm mong ước nhất lúc này là được quận đầu tư xây thêm một lầu trên nền nhà cũ làm các phòng chức năng để học sinh đỡ thiệt thòi".
Phải làm việc cả ngoài hành lang tại Trường Nguyễn Ánh Thủ, quận 12 - TPHCM
Toàn bộ các phòng, ban của trường như phòng của ban giám hiệu, phòng y tế, đoàn thanh niên, phòng tài vụ... dồn vào căn phòng chưa đầy 40m2, quá chật chội, phải kê một cái bàn ngoài hành lang để có chỗ làm việc. Khi trời mưa, nơi này bị tạt nước, lúc nắng gắt thì phải lôi bàn ra nơi khác. Còn vài chỗ trống, trường tận dụng kê vài ghế đá làm chỗ cho giáo viên nghỉ trưa.
Năm nay, một số phòng học đã có cửa sổ, không phải dùng mảnh vải để che mưa như mọi năm. Ông Trần Trung Hiếu, Trưởng Phòng GD-ĐT quận, cho biết: "Trường THCS Nguyễn Ánh Thủ là trường khó khăn nhất của quận 12 vì 10 năm qua chưa xây dựng được do vướng mặt bằng, phụ huynh rất ngại đưa con vào học ngôi trường này vì trường quá chật chội, ẩm thấp".
Chung cảnh "treo" hơn 10 năm là tình trạng xảy ra ở Trường Tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt (quận 5 -TPHCM). Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 5, cho biết: "UBND quận nhiều lần thuyết phục nhưng 10 năm qua, một hộ dân vẫn chưa chịu bàn giao mặt bằng".
Ngay trong nội thành, ước mong một ngôi trường khang trang, có hàng cây xanh, ghế đá có lẽ chỉ có trên sách vở. Điển hình, Trường Tiểu học Lý Thái Tổ, (quận 8-TPHCM) 10 năm qua cũng chỉ được sơn, quét vôi, hiện trạng vẫn không cải thiện được gì. Đây là ngôi trường sống chung với một nhà sách, học sinh không có chỗ vui chơi.
Tại quận 3-TPHCM, theo bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó Phòng GD-ĐT quận 3: "Phần lớn các trường mầm non được cải tạo từ nhà ở nên rất hạn chế về sân chơi, như Trường Mầm non Hoa Mai đang xuống cấp nghiêm trọng nhưng xin 10 năm nay vẫn chưa xây dựng được bởi vướng biệt thự bảo tồn".
Nghe... thực hành!
Ngoài cơ sở vật chất thiếu thốn, học sinh những trường nghèo cũng chịu không ít thiệt thòi. Bà Thắm chia sẻ: "Nói là nghe thực hành chắc chẳng ai tin nhưng trường THCS Nguyễn Ánh Thủ lâu nay không có phòng thực hành, không phòng thí nghiệm, không phòng chức năng, cho nên phần học thực hành, thí nghiệm chỉ làm... trên giấy!
Tận dụng nhà để xe dùng làm sân chơi cho học sinh tại Trường Tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt, quận 5 - TPHCM
Sân trường chật hẹp nên ngày khai giảng, học sinh chẳng biết rước cờ là gì". Nói về việc đánh giá tiêu chuẩn các trường, bà Thắm bức xúc: Xã hội công bằng học tập nhưng hệ thống đánh giá lại rất bất công.
Khi đánh giá chẳng có mục nào ghi chú trường nào khó khăn. Đơn cử, trường ở xa trung tâm, nếu muốn học sinh tham gia phong trào phải thuê một chuyến xe, rẻ nhất cũng phải 300.000 đồng, làm sao trường chúng tôi có tiền để tham gia phong trào lấy thành tích. Còn bà Võ Ngọc Thu nhìn nhận: Trường Huỳnh Mẫn Đạt như một nhà tập thể, học sinh phải tận dụng nhà để xe, hành lang lớp học để chơi và tầng thượng làm sân thể dục.
Ông Đặng Thái Bình, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạnh An (huyện Cần Giờ), lại băn khoăn: "Bao nhiêu năm vẫn không thể có kinh phí để lát gạch hoặc tráng xi măng cho sân trường. Hiện tại, sân vẫn là nền đất trơn trượt khi trời mưa, trời nắng thì bụi mù. Vận động cha mẹ học sinh thì không thể vì địa bàn này có tới gần 100% dân thuộc hộ nghèo. Vận động trẻ đến trường đủ đã là may mắn lắm rồi".
Sĩ số học sinh ngày càng giảmBà Nguyễn Thị Thắm phân tích vào mùa tuyển sinh, trường khác người ta tìm cách chạy vào, còn trường mình thì người ta tìm mọi cách chạy đi vì phụ huynh chê. Để có được nguồn ngân sách Nhà nước (tính trên đầu học sinh), trường nhận hết những em ở mái ấm, nhà mở, những học sinh diện KT3, KT2, cả những diện tạm trú ở các trường khác. Tóm lại, nơi nào không nhận thì trường chúng tôi nhận hết nên chất lượng không thể đồng đều.Vậy mà sĩ số học sinh cũng không cao. Năm nay Trường THCS Nguyễn Ánh Thủ chỉ tuyển được khoảng 700 em. Năm trước, theo phân tuyến từ Trường Thuận Kiều về đây phải có 270 em vào lớp 6, nhưng khi chốt danh sách chính thức chỉ còn 200 em, mất 70 em tương đương với mất 2 lớp. Còn Trường Tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt sĩ số học sinh cũng ngày càng giảm. Theo bà Võ Ngọc Thu, sĩ số học sinh năm nay ở trường này chỉ vào khoảng 28-30 em/lớp.
Theo người lao động
"Lớp học dập dềnh" Mất gần 40 phút đi thuyền siêu tốc với giá vô cùng đắt đỏ (gần 2 triệu đồng/tiếng) chúng tôi mới tới được "lớp học dập dềnh". Gọi là "lớp học dập dềnh" bởi nó ở trên biển. Đó là lớp học của trẻ em làng chài Cửa Vạn, ngôi làng nằm trong vùng lõi của Vịnh Hạ Long. Và lớp học này...





Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Trang Nhung tuổi 39: Mang thai lần 3, chồng đạo diễn chăm lo từng chút
Sao việt
22:12:15 22/02/2025
Tại sao Saudi Arabia muốn làm trung gian hòa giải giữa Mỹ và Iran?
Thế giới
22:07:03 22/02/2025
Kim Kardashian hậu ly hôn Kanye West: Là tỷ phú USD, ngày càng quyến rũ
Sao âu mỹ
22:05:38 22/02/2025
Lý do tiền vệ kỳ cựu Kevin De Bruyne chia tay Man City
Sao thể thao
22:04:18 22/02/2025
Đã xuất hiện những mặt trái: fan sờ soạng, bám đuôi và có hành vi đầu độc nghệ sĩ - Giới hạn nào cho "văn hoá thần tượng quốc nội"?
Nhạc việt
21:43:25 22/02/2025
Tình thế nguy hiểm của nhóm nữ không có "lỗ hổng visual"
Nhạc quốc tế
21:40:16 22/02/2025
"Thần đồng" học xong chương trình tiểu học trong 1,5 ngày, 10 tuổi thi đỗ ĐH nhưng nhanh chóng lâm vào bi kịch: Chuyện gì đã xảy ra?
Netizen
21:01:39 22/02/2025
Chó dại thả rông chạy vào chợ cắn 3 người ở Bình Thuận
Sức khỏe
20:06:11 22/02/2025
Kinh hoàng clip nữ diễn viên bị xe đụng, hoảng loạn nhưng phản ứng của ekip mới gây phẫn nộ
Hậu trường phim
19:49:08 22/02/2025
Trứng quý như vàng, dịch vụ cho thuê gà đẻ nở rộ tại Mỹ
Lạ vui
18:16:32 22/02/2025