Trường tiểu học Quang Trung – lá cờ đầu của ngành giáo dục Bà Rịa – Vũng Tàu
Trường tiểu học Quang Trung ( thành phố Vũng Tàu) đã nỗ lực phấn đấu rất nhiều để trở thành lá cờ đầu của ngành giáo dục Bà Rịa – Vũng Tàu.
Ngày 19/3/1991, Trường tiểu học Quang Trung được thành lập theo quyết định của Ủy ban nhân dân Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo.
Trường nằm trên địa bàn Phường 9 – một trong những phường trọng điểm của thành phố Vũng Tàu; đời sống dân cư ổn định, có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, văn hóa.
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên 98 người ; giáo viên đạt chuẩn 52/52 (100% ); trên chuẩn: 51/52 (98,1%).
Tập thể sư phạm Trường Tiểu học Quang Trung – Lãnh đạo Thành phố đến trao Cờ thi đua Chính phủ
Cảnh quan sư phạm được quan tâm xây dựng theo tiêu chí “Xanh – Sạch – Đẹp và Thân thiện”, có nhiều trang thiết bị phục vụ học sinh học tập, vui chơi thuận lợi: vườn cỏ, hệ thống cây cảnh, hệ thống xích đu, “Thư viện mở”, “ Thư viện xanh”, sân bóng mini,…
Những công trình này là thành quả của công tác “ xã hội hóa” giáo dục tạo nên.
Một góc cảnh quan xanh – sạch – đẹp – thân thiện của nhà trường
Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện, động viên đội ngũ cán bộ, giáo viên học tập, giao lưu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị; qua việc cập nhật, tìm hiểu các văn bản của ngành nhằm giúp tập thể sư phạm luôn vững vàng về kiến thức sư phạm và tri thức cuộc sống.
Đội ngũ giáo viên nắm vững qui chế chuyên môn, phương pháp giảng dạy, đảm bảo đủ hồ sơ giáo án với chất lượng tốt khi lên lớp, chú ý đến sự phát triển phẩm chất, năng lực, nâng cao tính chủ động trong học tập; tạo cho học sinh hứng thú, tích cực học tập.
Mỗi giáo viên luôn ý thức tự học, tự bồi dưỡng, tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển tư duy và theo sát các đối tượng học sinh; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; động viên, đôn đốc giáo viên thực hiện tiết dạy tốt, giáo án tốt, khai thác hiệu quả đồ dùng dạy học hiện có và đồ dùng tự làm.
Các hoạt động thực hành thí nghiệm không chỉ diễn ra tại phòng khoa học của trường; không bó buộc trong phạm vi lớp học mà luôn được khuyến khích tạo ra những môi trường, không gian học tập mở, ngoài trời,… với những phương pháp dạy học tích cực, dễ hiểu và hiệu quả nhất.
Giáo viên tổ Tiếng Anh luôn đổi mới phương pháp dạy học, trang bị và tận dụng tối đa các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để tạo ra những tiết học Tiếng Anh trên lớp, ngoài trời hiệu quả.
Sinh hoạt chuyên môn có nề nếp đi sâu vào chất lượng. Duy trì và nâng cao chất lượng học tập của học sinh qua công tác phụ đạo và bồi dưỡng; tổ chức các phong trào thi đua học tập hiệu quả thiết thực.
Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp quan tâm, chịu trách nhiệm rèn luyện học sinh theo tiêu chuẩn thi đua.
Video đang HOT
Xây dựng và phát triển nề nếp học tập tích cực, khoa học phù hợp với tâm lí trẻ thông qua những qui định, hướng dẫn và rèn luyện tâm thế học tập cho học sinh.
Hướng các em phong cách chủ động: tự học – tự tìm hiểu – tự chiếm lĩnh và chia sẻ kiến thức trong các giờ học.
Động viên khuyến khích và bồi dưỡng kịp thời năng khiếu cũng như thái độ tích cực học tập để tạo động lực phấn đấu cho học sinh.
Chú trọng bồi dưỡng phong cách “sống đẹp” và truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho học sinh.
Nhân ngày 22/12, nhà trường tổ chức cho học sinh đến với 5 “địa chỉ đỏ”: viếng đền Liệt sĩ, thăm và tặng quà trại điều dưỡng thương binh Long Hải, chúc mừng Hội cựu chiến binh Phường 9, đơn vị bộ đội E261, Công ty Trực thăng Miền Nam; tổ chức Về Nguồn và trải nghiệm cuộc sống: Khối 4 – thăm Bến Nhà Rồng, khu vui chơi Kitty; Khối 5: tìm hiểu di tích và trải nghiệm khu Nhà Lớn Long Sơn.
Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, biết ơn bộ đội Cụ Hồ qua hoạt động kỷ niệm 22/12
Cải tiến tiết Chào cờ đầu tuần với những hoạt động phong phú hữu ích qua “Câu chuyện dưới Cờ” – góp phần giáo dục đạo đức học sinh; tổ chức thực hiện chương trình “Chào ngày mới” vào các buổi sáng trong tuần từ 7h đến 7h20 phút với các hoạt động: dân vũ, múa hát tập thể, đồng diễn, thi ứng xử kĩ năng giao tiếp,…
Hoạt động “Chào ngày mới” đã góp phần rất lớn cho thành công của Hội thi “Hát múa sân trường” đạt mức Xuất sắc cấp Tỉnh.
Mừng ngày 20/11/2019, đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ năm học 2018-2019
Trong hai năm liên tiếp, tập thể sư phạm nhà trường được công nhận Tập thể Lao động Tiên tiến, Tập thể lao động Xuất sắc cấp Tỉnh; Đơn vị Thi đua Xuất sắc của Tỉnh (Lá Cờ đầu trong thi đua).
Đặc biệt, năm học 2018-2019, nhà trường được vinh dự nhận danh hiệu Cờ Thi đua của Chính phủ.
Cô Vũ Thị Việt Hoa, Bí thư Chi bộ – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Trung, người được tôn vinh tại “Vinh Quang Việt Nam 2019″
Nói về thành tích của nhà trường, cô Vũ Thị Việt Hoa, Bí thư Chi bộ – Hiệu trưởng, tâm sự “Hiệu trưởng chỉ là người truyền cảm hứng, khích lệ động viên đội ngũ; còn thành quả đạt được là từ trí – lực, từ tinh thần đoàn kết, phấn đấu của cả tập thể giáo viên, nhân viên.
Là người lãnh đạo, tôi trân trọng những cống hiến của từng thành viên trong nhà trường.
Có thể ghi nhận sự sát cánh của Công đoàn Cơ sở do cô Phan Thị Bằng làm Chủ tịch; sự cộng lực của cô Phạm Thị Kim Nhung – một Phó hiệu trưởng năng động, trách nhiệm.
Đặc biệt là sáng tạo, tâm huyết trong lao động của những nhà giáo tiêu biểu: cô Bùi Thị Thanh Tuyền, Nguyễn Thị Ái Hiền, Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Thị Xuân, Trịnh Thị Sơn Hải, Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Thuận, Nguyễn Thị Thanh Huyền v.v…
Tôi trân trọng, biết ơn những đóng góp của giáo viên, nhân viên; các nhà mạnh thường quân giúp nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.
Xây đã khó, giữ được thành tích càng khó hơn; chúc tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, phát huy hơn nữa thành tích đã đạt được, giữ vững vị trí lá cờ đầu của giáo dục Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bài và ảnh: Sơn Quang Huyến
Theo giaoduc.net
Liên hoan phim Việt Nam: Cuộc đua của nhiều 'vua' phòng vé
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21 (năm 2019) quy tụ nhiều tác phẩm lọt top phim Việt có doanh thu cao nhất từ trước tới nay như "Cua lại vợ bầu," "Hai Phượng"...
"Cua lại vợ bầu" mang màu sắc hài hước, lãng mạn. (Ảnh: Đoàn làm phim)
Với chủ đề "Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam dân tộc, nhân văn, sáng tạo và hội nhập," Liên hoan phim Việt Nam năm 2019 sẽ diễn ra từ ngày 23-27/11 tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).
Những tác phẩm phim truyện được chọn tham gia dự thi tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21 (năm 2019) cho thấy dấu hiệu khởi sắc của điện ảnh Việt trong thời gian qua trên nhiều mặt: chủ động hội nhập, đổi mới góc tiếp cận, đa dạng hóa dòng phim...
Sự trở lại của phim nhà nước
Cụ thể, có 16 bộ phim truyện thuộc nhiều thể loại khác nhau (phim hành động, hài, giả tưởng, tình cảm...) tham gia tranh giải Bông Sen Vàng năm nay.
Một trong những điểm mới của liên hoan lần này so với kỳ tổ chức trước là sự trở lại của những bộ phim được sản xuất từ nguồn vốn của nhà nước: "Hợp đồng bán mình," "Nơi ta không thuộc về," "Truyền thuyết về Quán Tiên" và "Thạch Thảo."
Trong số đó, "Truyền thuyết về Quán Tiên" (đạo diễn Đinh Tuấn Vũ) được kỳ vọng trở thành bộ phim đề tài lịch sử thu hút sự chú ý của khán giả trẻ khi được chiếu phổ biến. Trước đó, bộ phim này đã có buổi chiếu ra mắt khán giả Hà Nội vào tối 12/11 trong khuôn khổ Tuần phim chào mừng Liên hoan phim Việt Nam 2019.
Phim kể câu chuyện về chiến tranh từ góc nhìn của người trẻ. (Ảnh: Đoàn làm phim)
Bộ phim được chuyển thể từ truyện ngắn "Huyền thoại về Quán Tiên" của nhà văn Xuân Thiều. Chuyện phim xoay quanh cuộc sống của những cô gái thanh niên xung phong tại một binh trạm trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Họ vừa phải chiến đấu với kẻ thù, bom đạn vừa phải đối mặt với những khao khát bản năng của con người giữa rừng thiêng, nước độc...
[Điện ảnh Việt đến Liên hoan phim Busan: Dấu ấn của các đạo diễn trẻ]
Đạo diễn Đinh Tuấn Vũ cho rằng, bằng việc kết hợp giữa các yếu tố thực và ảo, bản năng và ý thức, tác phẩm của nhà văn Xuân Thiều đã cho người đọc một cách nhìn toàn diện, nhân văn về cuộc sống của những người lính. Điều đó không làm mờ đi phẩm chất anh hùng trong kháng chiến mà giúp hình tượng người lính được nhìn nhận đa chiều, tránh được sự khiên cưỡng, cứng nhắc.
"Tôi và êkíp sản xuất mong muốn tái hiện chân thực những tháng ngày gian khổ của những cô gái trẻ trên tuyến đường Trường Sơn trọng điểm. Với họ, sự khổ cực, hiểm nguy, liên tục cận kề với cái chết cũng không đáng sợ bằng nỗi cô đơn, sự thiếu thốn tình cảm. Điều đó đã đẩy họ vào những day dứt, giằng xé nội tâm sâu sắc," đạo diễn Đinh Tuấn Vũ bày tỏ.
Bên cạnh đó, phim tư nhân vẫn chiếm số lượng áp đảo trong danh sách phim dự thi với "Khi con là nhà," "11 niềm hy vọng," "Người bất tử," "Tháng năm rực rỡ," "Song Lang," "100 ngày bên em," "Anh thầy ngôi sao," "Lật mặt: Nhà có khách," "Cua lại vợ bầu," "Hạnh phúc của mẹ," "Hai Phượng" và "Thưa mẹ con đi."
Trong số đó, có nhiều tác phẩm đã từng đại diện Việt Nam tham dự các liên hoan phim nước ngoài như "Song Lang" (dự Liên hoan phim quốc tế Tokyo 2018), "Người bất tử" (tham gia Liên hoan phim quốc tế Tokyo 2019), "Thưa mẹ con đi" (dự Liên hoan phim quốc tế Busan năm 2019)...
Bên cạnh thị trường trong nước, một số tác phẩm đã được phát hành ở nước ngoài như "Hai Phượng" (chiếu ở Mỹ, Canada...), "Lật mặt: Nhà có khách" (chiếu ở Mỹ, Australia...)...
"Đó là tín hiệu đáng mừng, cho thấy nguồn năng lượng, sức sáng tạo và tinh thần chủ động hội nhập quốc tế của các nhà làm phim trẻ hiện nay. Họ đã chủ động đổi mới để bắt kịp xu hướng chung của thế giới," nghệ sỹ nhân dân Đặng Nhật Minh chia sẻ.
Quảng Bình với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ là bối cảnh chính của bộ phim "Người bất tử." (Ảnh: Đoàn làm phim)
"Không gượng ép phải có Bông Sen Vàng"
Danh sách phim dự thi cho thấy dấu hiệu khởi sắc của điện ảnh Việt trong những năm gần đây. "Lật mặt: Nhà có khách" tạo được sức hút nhờ kết hợp giữa yếu tố kinh dị và hài hước của thể loại ma hài - một thể loại phim đã vắng bóng từ lâu trên thị trường điện ảnh Việt.
Trong khi đó, sự thành công của "Hai Phượng" đã mang đến "làn gió" mới cho điện ảnh Việt dịp đầu năm 2019, góp phần làm đa dạng hóa các dòng phim trong nước. Bởi lẽ, thời gian qua, điện ảnh Việt rơi vào trạng thái "một màu" khi phần lớn những bộ phim mới ra mắt đều thuộc dòng phim rom-com (phim hài tình cảm).
Tuy nhiên, danh sách phim dự thi cũng cho thấy sự thiếu cân bằng của thị trường điện ảnh. Những tác phẩm đạt doanh thu cao ( " Hai Phượng" thu khoảng 200 tỷ đồng, "Cua lại vợ bầu" thu gần 192 tỷ đồng, " Lật mặt: Nhà có khách" đạt gần 120 tỷ đồng...) đều là những tác phẩm thuộc thể loại phim hành động, giải trí. Kịch bản đôi chỗ còn lỏng lẻo, diễn xuất của diễn viên chưa đồng đều.
Những phim được giới chuyên môn đánh giá cao về tính nghệ thuật, chất lượng nội dung (như "Song Lang," "Thưa mẹ con đi"...) lại thiếu yếu tố hút khách, không đạt doanh thu cao. "Song Lang" gây ấn tượng bởi những khung hình đẹp, góp phần tái hiện thời kỳ vàng son của bộ môn nghệ thuật cải lương.
"Song Lang" tái hiện thời kỳ vàng son của nghệ thuật cải lương Việt Nam. (Ảnh: Đoàn làm phim)
"Thưa mẹ con đi" thể hiện góc tiếp cận mới khi khai thác đề tài về cộng đồng LGBT (người đồng tính, song tính và chuyển giới). Phim không tiếp cận chuyện tình giữa hai người đồng tính trên phông nền gai góc với những biến cố dữ dội. Thay vào đó, đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh chọn cách xoáy sâu vào cơn sóng lòng của nhân vật (bị giằng xé giữa tình yêu và áp lực lấy vợ, sinh con theo kỳ vọng của gia đình).
Những phim còn lại ( "100 ngày bên em," "Anh thầy ngôi sao," "11 niềm hy vọng"...) không gây được tiếng vang, ấn tượng sâu sắc với khán giả.
Ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định ban tổ chức sẽ không có sự ưu ái nào (trong tất cả các khâu: duyệt phim, chấm điểm...) đối với phim do nhà nước sản xuất so với phim tư nhân.
"Điều đó nhằm đảm bảo sự khách quan, minh bạch, uy tín của Liên hoan phim Việt Nam đồng thời khuyến khích, thúc đẩy sự sáng tạo, cống hiến của các nhà làm phim. Ngoài ra, ban chỉ đạo, ban tổ chức liên hoan thống nhất không gượng ép phải trao Bông Sen Vàng nhằm đảm bảo chất lượng của liên hoan phim. Tất cả giải thưởng phải có tính thuyết phục, căn cứ trên chất lượng phim. Ở tất cả các hạng mục, yếu tố chất lượng phải được đặt lên hàng đầu," Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho biết
Theo vietnamplus.vn
Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXI: Mùa sen vàng trở lại Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXI sẽ diễn ra từ ngày 23 - 27/11 tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) với chủ đề "Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam dân tộc, nhân văn, sáng tạo và hội nhập". Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXI là hoạt động lớn của Điện ảnh Việt Nam,...