Trường tiểu học ở Sài Gòn có nhà vệ sinh học sinh trị giá 600 triệu đồng
Trường tiểu học Lương Định Của, quận 3 được cha mẹ học sinh trường tài trợ công trình nhà vệ sinh phụ huynh trị giá 600 triệu đồng, sạch đẹp, thoáng mát.
Trong những năm vừa qua, ngành giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất trường học, nhất là việc cải tạo các nhà vệ sinh dành cho học sinh sạch sẽ, thoáng mát, đạt chuẩn theo quy định.
Nhà vệ sinh trị giá 600 triệu đồng
Tại Trường tiểu học Lương Định Của, quận 3, khách đến với trường vào giờ ra chơi có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh, nếu học sinh có nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh quá đông, các em sẽ biết tự xếp hàng để tới lượt mình đi vào.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Đạt Sử – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường đầu tư, sửa chữa hai nhà vệ sinh chính (1 cho nam, 1 cho nữ) từ hè năm 2022.
Trong nhà vệ sinh gồm có các bồn rửa tay có xà phòng đầy đủ, hộp giấy được xếp ngăn nắp.
Toàn bộ kinh phí sửa chữa lần này lên đến 600 triệu đồng, là công trình do một số phụ huynh của trường tài trợ.
Nhà vệ sinh Trường tiểu học Lương Định Của, quận 3 vừa được cải tạo, sửa chữa (ảnh: P.L)
Sau khi sửa xong, hai nhà vệ sinh chính của học sinh đã rất sạch đẹp, thoáng mát, vệ sinh, không có mùi hôi, không gian an toàn và học sinh không còn cảm thấy sợ khi bước vào nhà vệ sinh.
Với mong muốn là làm những điều tốt nhất dành cho học sinh, từ nhiều năm nay, lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, chú ý đến vấn đề nhà vệ sinh dành cho học sinh.
Khi đưa vào sử dụng công trình nhà vệ sinh học sinh, các em đã không có bất cứ phàn nàn gì về chất lượng. Các em được giáo viên hướng dẫn cách sử dụng nhà vệ sinh sao cho bền, sạch và đúng cách.
Video đang HOT
Trường cử hai nhân viên phục vụ, thường xuyên túc trực tại hai nhà vệ sinh này để kiểm tra, lau chùi thường xuyên để nhà vệ sinh khi học sinh sử dụng luôn đảm bảo sạch, khô thoáng.
Cũng theo thầy Nguyễn Đạt Sử, trên các tầng lầu ở các lớp học cũng có các nhà vệ sinh nhỏ, để tiện cho học sinh sử dụng trong các giờ học.
Em Nguyễn Minh Tuấn, một học sinh lớp 5 của Trường tiểu học Lương Định Của, quận 3 cho hay, các nhà vệ sinh của trường từ khi sửa chữa đã sạch sẽ, thơm tho hơn rất nhiều, không còn mùi hôi.
8 nhân viên lao công phục vụ cho nhà vệ sinh học sinh
Tại Trường trung học phổ thông Nguyễn Du, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, thầy Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng nhà trường cho phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam biết, từ nhiều năm nay, nhà trường luôn quan tâm, chú ý đến chất lượng của các công trình vệ sinh, hoàn thiện đồng bộ với các phòng học, phòng chức năng trong nhà trường.
Trường Nguyễn Du có đến 18 nhà vệ sinh nam nữ khác nhau (cả ở tầng trệt và trên các tầng lầu), có nhiều buồng vệ sinh luôn đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, có cây xanh bên trong. Các bồn rửa tay cho học sinh luôn có đầy đủ nước rửa tay, có đồ đựng các vật dụng cá nhân của phụ nữ.
Bồn rửa tay của Trường Nguyễn Du luôn có đầy đủ nước rửa tay (ảnh: P.L)
Nhà trường cử hẳn 8 nhân viên lao công để thường xuyên lau chùi, dọn dẹp nhà vệ sinh thường xuyên từ 4 đến 5 lần mỗi ngày, đảm bảo các nhà vệ sinh luôn không có mùi hôi, để học sinh không sợ, ám ảnh khi bước vào nhà vệ sinh của trường.
Đầu tư các nhà vệ sinh hiện đại, có chất lượng tốt, nhưng ý thức sử dụng các thiết bị của học sinh phải luôn cao, nên bên cạnh việc bảo dưỡng, nhà trường luôn chú ý việc rèn luyện cho học sinh có thói quen sử dụng, bảo quản tốt nhà vệ sinh.
Những vật dụng trong nhà vệ sinh của trường rất hiếm khi bị hư hỏng. Nếu có thì nhà trường cũng sẽ xin chủ trương duyệt kinh phí mua sắm, sửa chữa từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh.
Nữ sinh Trường tiểu học Hòa Bình luôn vui vẻ bước vào nhà vệ sinh (ảnh: CTV)
Tại Trường tiểu học Hòa Bình, quận 1, cô Tống Thị Mai Hương – Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, để giữ gìn cho các nhà vệ sinh luôn sạch, trường bố trí 4 lao công và các bảo mẫu hỗ trợ dọn dẹp.
Các cô sẽ túc trực lau dọn vào các giờ cao điểm có đông học sinh, như giờ ra chơi, sau giờ ăn và khi học sinh ngủ dậy đầu giờ chiều. Các nhà vệ sinh của nhà trường sẽ luôn đảm bảo khô thoáng, sạch.
Ngoài ra, giáo viên còn hướng dẫn và nhắc nhở các em học sinh lưu ý sử dụng các nhà vệ sinh thật kỹ càng.
Nội dung giáo dục địa phương bắt buộc nhưng đến giờ nhiều nơi chưa xong tài liệu
Do chưa có tài liệu chính thức nên nhiều trường trung học phổ thông chưa triển khai dạy Nội dung giáo dục địa phương.
Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, bắt đầu từ năm học 2022-2023, Nội dung giáo dục địa phương sẽ là học phần bắt buộc đối với học sinh lớp 10. Tuy nhiên, do chưa có tài liệu chính thức nên nhiều trường trung học phổ thông chưa triển khai dạy và học nội dung này.
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Bùi Ngọc Luận - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) cho biết, hiện, nhà trường chưa nhận được tài liệu (bản in) của Nội dung giáo dục địa phương để phục vụ giảng dạy. Vì vậy, trường chưa triển khai dạy nội dung này.
"Theo tôi tìm hiểu, rất nhiều trường trung học phổ thông chưa nhận được tài liệu Giáo dục địa phương bởi cuốn tài liệu này sau khi được Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, hoàn chỉnh về mặt nội dung còn phải gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo để thẩm định, phê duyệt. Nếu chất lượng đảm bảo theo yêu cầu mới có thể in ấn và phát hành, cũng mất khá nhiều thời gian.
Thầy Bùi Ngọc Luận - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: NVCC)
Riêng Nội dung giáo dục địa phương, nhà trường sẽ triển khai dạy khi giáo viên và học sinh có đủ sách. Còn các môn học, hoạt động khác vẫn được thực hiện theo đúng kế hoạch của năm học, ngoại trừ 2 môn Âm nhạc và Mỹ thuật, nhà trường không tổ chức dạy vì chưa có giáo viên", vị Hiệu trưởng này cho hay.
Tương tự, tại Trường Trung học phổ thông Yên Châu (tỉnh Sơn La), giáo viên và học sinh đều chưa nhận được tài liệu (bản in) của Nội dung giáo dục địa phương.
Chia sẻ thêm về kế hoạch giảng dạy nội dung này, thầy Phạm Minh Thế - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Số tiết được biên chế cho Nội dung giáo dục địa phương là 35 tiết nhưng các trường chỉ có thể bố trí dạy 31 tiết vì còn 4 tiết dành cho kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ của học kỳ I và học kỳ II.
Ngoài ra, Nội dung giáo dục địa phương còn liên quan đến một số phân môn khác như Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý. Vì vậy, học sinh học đến chuyên đề có nội dung về lịch sử địa phương thì giáo viên lịch sử sẽ dạy hoặc đến chuyên đề địa lý địa phương thì nhà trường sẽ phân công giáo viên địa lý đứng lớp nội dung đó".
Cũng trao đổi về vấn đề này, cô Huỳnh Ánh Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) cho biết: "Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đã hoàn thiện nội dung của cuốn tài liệu Giáo dục địa phương, đang chờ gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo thì tài liệu này sẽ được phê duyệt vào khoảng tháng 12 và các trường sẽ tiến triển khai dạy Nội dung giáo dục địa phương vào học kỳ II năm học 2022-2023. Theo đó, nhà trường dự kiến sẽ sắp xếp lại thời khóa biểu, tăng số tiết/tuần của nội dung này để đảm bảo tiến độ chương trình dạy và học".
Tại tỉnh Đắk Lắk, Nội dung giáo dục địa phương lớp 10 sẽ được triển khai dạy vào học kỳ II năm học 2022-2023. (Ảnh: NTCC)
Là năm đầu triển khai dạy Nội dung giáo dục địa phương đối với học sinh khối lớp 10, cô Hồng cũng rất băn khoăn trong việc phân công giáo viên giảng dạy, đánh giá, kiểm tra, vào điểm, nhận xét sẽ được thực hiện như thế nào?
"Trong quá trình triển khai, nhà trường sẽ khảo sát, thu thập phản hồi của những giáo viên được phân công dạy nội dung này. Nếu có khó khăn, chúng tôi sẽ xin ý kiến chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng khuyến khích giáo viên tự tìm tòi, sáng tạo để có định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục của học sinh trong chương trình mới", Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Buôn Ma Thuột nói.
Lý giải về nguyên nhân tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Đắk Lắk lớp 10 chậm ban hành, chia sẻ với phóng viên, ông Đỗ Tường Hiệp - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin: "Lần đầu biên soạn tài liệu Giáo dục địa phương giảng dạy đối với khối lớp 10 và cuốn tài liệu này cũng được coi như sách giáo khoa của địa phương nên các tác giả, ban biên soạn phải rất cẩn trọng, chỉn chu trong từng nội dung.
Hiện tại, cuốn tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Đắk Lắk lớp 10 đang trong quá trình chỉnh sửa và thẩm định lần thứ 2. Sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định, tài liệu sẽ được gửi lên Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt theo đúng quy trình.
Do vậy, các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh sẽ dạy nội dung này vào học kỳ II năm học 2022-2023. Vấn đề này cũng không ảnh hưởng quá lớn đến tiến độ chung bởi các trường được phép linh hoạt về mặt thời gian khi triển khai dạy các nội dung, hoạt động mới trong chương trình giáo dục phổ thông 2018".
Thông tin thêm về nội dung tài liệu Giáo dục địa phương của tỉnh, ông Hiệp cho hay: "Tài liệu này được xây dựng, biên soạn dựa trên tiêu chí thể hiện rõ nét bản sắc của địa phương. Vì vậy, một số lễ hội, nét văn hóa đặc trưng đã được đưa vào tài liệu như không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, lễ hội cà phê, lễ hội đua voi...
Nội dung giáo dục địa phương là một điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018, là "mảnh đất màu mỡ" để giáo viên tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm. Điều này sẽ khiến cho Nội dung giáo dục địa phương trở nên gần gũi, hấp dẫn với học sinh".
Học bằng sách điện tử vì chưa có SGK, GV không thể giao bài tập về nhà cho HS Bước sang tuần thứ 2 năm học mới nhưng SGK chương trình GDPT 2018 vẫn chưa 'cập bến' nhà trường, khiến học sinh loay hoay vì phải... học chay Dù đã bước sang tuần thứ 2 của năm học mới, nhưng theo ghi nhận của phóng viên, ở một số địa phương, sách giáo khoa, sách chuyên đề, tài liệu giáo dục địa...