Trường Tiểu học Nguyệt Đức: Điểm sáng chất lượng giáo dục toàn diện
Với 17 năm học liền đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc; kỷ cương, nề nếp trong nhà trường được tăng cường; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu dạy và học.
Đây là thành tích giáo dục tự hào mà các thế hệ thầy và trò trường Tiểu học Nguyệt Đức, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được trong thời gian qua.
Thầy giáo Lê Pha Hoàng – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyệt Đức (bên trái) đón nhận Cờ thi đua của UBND tỉnh Vĩnh Phúc tặng nhà trường.
Trường Tiểu học Nguyệt Đức được thành lập từ năm 1954 tại thôn Xuân Đài, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Phát huy truyền thống hiếu học, trải qua 65 năm xây dựng và phát triển (năm 1954 – 2019) các thế hệ thầy và trò của nhà trường không ngừng thi đua “Dạy tốt – Học tốt”. Vượt qua mọi khó khăn vật chất cũng như tinh thần, với những giải pháp được triển khai đồng bộ nên chất lượng giáo dục toàn diện của trường Tiểu học Nguyệt đức luôn được nâng cao, đưa nhà trường ngày càng phát triển lớn mạnh.
Đặc biệt, đến năm học 2019 – 2020, trường Tiểu học Nguyệt Đức có 17 năm liền đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc với chất lượng đội ngũ giáo viên dạy giỏi các cấp, học sinh năng khiếu các cấp, chất lượng giáo dục toàn diện và đại trà và mọi mặt hoạt động của nhà trường đều tăng cao rõ rệt. Theo đó, trường Tiểu học Nguyệt Đức đã vinh dự được nhận nhiều phần thưởng cao quý như: Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao Động hạng Ba năm 2013. UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ GD&ĐT, Thủ tướng Chính Phủ tặng: Bằng khen, Cờ thi đua; cùng nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp các ngành.
Tiết học của cô và trò trường Tiểu học Nguyệt Đức.
Trao đổi với phóng viên, thầy giáo Lê Pha Hoàng – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyệt Đức chia sẻ: để nhà trường có thành tích giáo dục nêu trên là do, thời gian qua, luôn nhận được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền xã Nguyệt Đức, Phòng GD&ĐT huyện Yên Lạc và các bậc phụ huynh học sinh luôn quan tâm, hết lòng chăm lo đến sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Hiện nay, 100% CBGV của trường đạt chuẩn và trên chuẩn, GV luôn thực hiện tốt kế hoạch dạy học; cơ sở vật chất trong nhà trường từng bước được cải thiện.
Nhờ đó, đến nay, các thế hệ thầy và trò trường Tiểu học Nguyệt Đức đã duy trì liên tục có 17 năm học liền đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc cấp tỉnh Vĩnh Phúc. Chi bộ Đảng có nhiều năm liền đạt “Trong sạch – Vững mạnh”; đặc biệt 3 năm liên tục gần đây đạt: “Chi bộ Trong sạch – Vững mạnh” được Huyện ủy Yên Lạc tặng Giấy khen. Chi đoàn và Liên đội nhiều năm liền được huyện Đoàn Yên Lạc và tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc khen.
Khen thưởng các cán bộ, giáo viên trường Tiểu học Nguyệt Đức có thành tích cao trong công tác giáo dục năm học 2018 – 2019.
Cũng theo thầy giáo Lê Pha Hoàng: Năm học 2018 – 2019, trường Tiểu học Nguyệt Đức đã tuyên truyền vận động 100% số trẻ 6 tuổi ra lớp 1. Duy trì sĩ số 100% không có học sinh bỏ học giữa chừng. Tỉ lệ HS học 2 buổi/ngày đạt 100%. Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục đạt ở mức cao, có nhiều HS đạt giải cao tại các cuộc giao lưu sân chơi trí tuệ như: Thi giải Toán, tiếng Việt, Toán tiếng Anh trên mạng (FPT) đạt: 9 giải cấp Quốc gia (3 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc , 4 KK). Thi tìm kiếm tài năng toán học, I MAS ( Hội Toán học) đạt 11 giải cấp Quốc gia (4 Huy chương Bạc, 6 Huy chương Đồng, 1 KK).
Video đang HOT
Thi Tìm hiểu ATGT cấp tỉnh Vĩnh Phúc cho HS lớp 5 đạt 5 giải (1 Nhì, 1 Ba, 3 KK). Thi giáo lưu Kĩ năng sống: cấp huyện đạt 8 giải, trong đó: 7 giải cá nhân (3 Nhì, 2 Ba, 2 KK) và 1 giải Nhất đồng đội. Cấp tỉnh đạt 1 giải Nhất. Thi TDTT đạt: 1 giải Ba cấp tỉnh; 3 giải Ba cấp huyện. Thi giao lưu “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” đạt 6 giải cấp Quốc gia (1 Nhì, 5 khuyến khích). Thi thiết kế bài giảng E-Learing đạt 3 giải cấp huyện Yên Lạc (1 Nhì, 2 Ba).
Trường Tiểu học Nguyệt Đức đạt 6 giải cấp Quốc gia giao lưu “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” năm học 2018 – 2019.
Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyệt Đức Lê Pha Hoàng nhấn mạnh: Năm học 2019 – 2020, nhà trường tiếp tục tập trung xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, dân chủ, kỷ cương; chú trọng công tác giáo dục thể chất, y tế trường học, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1;… để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện của trường.
Bên cạnh đó, nhà trường còn chú trọng gắn kết 3 môi trường giáo dục: Nhà trường – Gia đình và Xã hội, nhằm cộng đồng trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp “trồng người” của địa phương. Sự gắn kết đó được thể hiện thông qua việc ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu tổ chức đón học sinh lớp 1 và gặp gỡ phụ huynh lớp đầu cấp và cuối cấp; phân công giáo viên dạy giỏi, nhiều kinh nghiệm đảm nhận chủ nhiệm khối lớp này. Đặc biệt, với học sinh đầu cấp, nhà trường chú trọng xây dựng cho các em tình cảm yêu trường, mến bạn, tạo động lực để các em hăng hái thi đua trong học tập.
Cảnh quan môi trường sư phạm trường Tiểu học Nguyệt Đức: Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp.
Tin tưởng rằng với những kết quả đã đạt được, thầy và trò trường Tiểu học Nguyệt Đức sẽ không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học, tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua do các cấp, các ngành phát động… xứng đáng là điểm sáng chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Yên Lạc nói riêng, của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
Trường Tiểu học Nguyệt Đức thực hiện tốt công tác tuyên truyền đảm bảo an toàn giao thông khi đưa đón học sinh.
Theo thoidai
Ma trận liên kết dạy thêm, học trò trốn đâu cho thoát?
Và thế là họ im lặng, tảng lờ cho nhau hưởng lợi chỉ có học sinh phải học miệt mài và phụ huynh phải cay đắng móc hầu bao hàng tháng.
Cả thị trấn nơi tôi ở ai cũng đồn cô X. thầy Y. là giáo viên dạy giỏi nức tiếng. Thế là người người, nhà nhà có con bắt đầu vào học cấp hai đã lũ lượt tới đăng ký cho con được đi học thêm những thầy cô giáo ấy.
Nhiều lớp học thêm cứ chật cứng học trò (Ảnh minh họa: Trang hocmai)
Nói không ngoa, xin học thêm cho con nhưng bố, mẹ phải cậy nhờ người thân quen giới thiệu. Bằng không cũng phải "ăn chực nằm chờ' ngoài cổng nhà thầy cô cũng phải dăm hôm mới được nhận vì quá đông.
Những thầy cô giáo này có thật sự giỏi?
Nói về những thầy cô giáo này, một số đồng nghiệp cho biết: "Giỏi gì không biết nhưng giỏi đoán đề là cái chắc".
Nói rồi họ kể, đề ai ra, ra kiểu gì thầy cô giáo ấy chẳng biết. Và những học sinh học từ "lò" ấy ra, giá chót làm cũng đạt 8 điểm còn phần đông toàn điểm 9,10.
Thường thì đề ra luôn có 1-2 câu dành cho học sinh giỏi xuất sắc. Thế nhưng những học sinh học thêm tại đây thì bài khó đến đâu cũng xem như "muỗi".
Phụ huynh nhiều người không biết nên khi thấy con học thêm nơi này điểm cao hơn nhiều học nơi khác.
Vì thế một đồn mười, mười đồn trăm nên thần tượng và phong cho cô thầy ấy là giáo viên dạy giỏi nhất vùng.
Vạch trần danh hiệu tự phong
Cô X. chính là phó hiệu trưởng, thầy Y. lại là hiệu trưởng hai trường trung học điểm của thị trấn.
Đã thế, hai thầy cô giáo này người dạy Toán, người dạy Anh văn đang là những môn học trọng tâm cần ôn luyện.
Trong thực tế, phó hiệu trưởng sẽ là người duyệt đề khi các tổ chuyên môn đưa đề lên trường (nếu phó hiệu trưởng không cùng chuyên môn với môn thi, kiểm tra thì tổ trưởng mới là người chịu trách nhiệm chính).
Thế là, đề gì? Ra như thế nào? Những thầy cô giáo này đều nắm rõ. Và khi về lớp học thêm muốn dạy thế nào chẳng được.
Nhiều phụ huynh có thể không quan tâm nhưng nhiều học sinh giỏi không đi học ở "lò" của các thầy cô giáo ấy cũng tỏ ra bức xúc với lý do:
"Có bạn ở lớp học thua con khá xa nhưng khi nào thi, kiểm tra bạn ý đều đạt điểm cao chót vót vì đã giải đúng bài nâng cao".
Nếu không lấy đề của giáo viên đưa ra, chính thầy cô này cũng sẽ tự ra đề để khống chế việc giáo viên khác ôn tập cho học sinh học thêm của mình.
Bởi thế, không ít lần những học sinh làm đúng bài nâng cao chỉ là những em đi học thêm hai thầy cô giáo ấy.
Chấm dứt tình trạng này bằng cách nào?
Theo Thông tư số: 17/2012/TT-BGDĐT nghiêm cấm giáo viên dạy thêm học sinh mình đang dạy chính khóa ở trường khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Nhưng những thầy cô giáo này lại chính là Ban giám hiệu, là lãnh đạo nhà trường họ dạy thêm ai sẽ là người cấm đây?
Do không ai cấm, nên chính họ vẫn cứ dạy thêm thoải mái và để yên chuyện họ cũng làm ngơ, buông lỏng cho nhiều giáo viên khác tung hoành trên trận chiến dạy thêm.
Cấp kiểm tra, ra quyết định đình chỉ việc dạy thêm chỉ còn phòng giáo dục. Thế nhưng chính cán bộ phòng giáo dục cũng có trung tâm dạy thêm thì sao có thể thẳng tay làm quyết liệt?
Và thế là họ im lặng, tảng lờ cho nhau hưởng lợi chỉ có học sinh phải học miệt mài và phụ huynh phải cay đắng móc hầu bao hàng tháng.
Trúc Mai
Theo giaoduc.net
Thi giáo viên dạy giỏi chỉ còn được chuẩn bị trước 2 ngày Đây là nội dung được nêu tại Thông tư 22 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp mầm non và phổ thông. Thông tư này được áp dụng từ ngày 12/02/2020. Ảnh minh họa. Theo đó, Thông tư quy định giáo viên chỉ được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho...