Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương nói không với rác thải nhựa
Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương (Hải Phòng) được tuyên truyền, khuyến khích sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường thay sản phẩm nhựa.
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương (quận Hồng Bàng, Hải Phòng) phối hợp Cảnh sát môi trường vừa tổ chức buổi tuyên truyền ngoại khóa mang chủ đề “Ngày hội tái chế và chống rác thải nhựa”.
Tại ngày hội, các hàng trăm em học sinh nhà trường được nghe các cán bộ, chiến sỹ Phòng Cảnh sát Môi trường – Công an Hải Phòng truyền đạt những kiến thức, kỹ năng cơ bản để nhận biết, phân loại rác thải nhựa từ những vật dụng trong sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày;
Qua đó giúp các em nhận biết, ghi nhớ tác hại của rác thải nhựa khi thải ra môi trường không đúng cách; Các cách hạn chế, chống rác thải nhựa;…
Từ đó từng bước giúp các em thành những tuyên truyền viên, chuyển tải thông điệp cùng chung tay chống rác thải nhựa, bảo vệ môi trường đến người thân, bạn bè, cộng đồng xã hội.
Các cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát môi trường (Công an Hải Phòng) truyền tải thông điệp về phòng chống rác thải nhựa
Đại úy Đỗ Anh, Phó trưởng phòng Cảnh sát môi trường- Công an Hải Phòng nhấn mạnh, các sản phẩm từ nhựa, nilon đã mang lại nhiều tiện ích và trở nên quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của nhiều người.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà các sản phẩm từ nhựa, nilon mang lại, thì từ chính những đặc tính bền, khó hủy của nó lại đã và đang gây ra ô nhiễm môi trường, để lại những hậu quả không lường với sức khỏe con người và các loài động thực vật trên Trái đất.
Và, theo thống kê thì Việt Nam đang xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn nhất thế giới.
Chính vì vậy, “Ngày hội tái chế và chống rác thải nhựa” tại Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương có ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về nguy cơ ô nhiễm rác thải nhựa.
Từ đó hạn chế thói quen sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa khó hủy, sử dụng một lần;
Đồng thời phát động sự tham gia của cả cộng động trong thu gom, phân loại tại nguồn các bao bì, túi nilon, các sản phẩm thải bỏ làm tự nhựa, vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo quy định.
Việc tuyên truyền nâng cao ý thức chống rác thải nhựa hướng đến mọi lứa tuổi, mà trước hết là ngay từ lứa tuổi học sinh, các em nhỏ ở bậc tiểu học…
Theo cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương, hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa, nhà trường đã tuyên truyền và khuyến khích học sinh không sử dụng các vật dùng một lần bằng nhựa.
Thay vào đó là dùng cốc thủy tinh hay những sản phẩm thân thiện với môi trường, vừa tiết kiệm lại có tính hữu dụng cao.
Các cán bộ, chiến sỹ Phòng Cảnh sát môi trường trao đổi trực tiếp với học sinh tại chương trình truyền thông phòng chống rác thải nhựa
Từ đầu năm học đến nay, nhà trường tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền phòng chống rác thải nhựa, như: tổ chức cho các em sáng tạo các sản phẩm tái chế từ các vật dụng bằng nhựa; tổ chức cuộc thi vẽ tranh “Vì môi trường”…
Các cuộc thi đã thu hút hàng trăm em học sinh nhà trường tham gia, thiết kế các sản phẩm hữu dụng từ các đồ vật đã bỏ đi, hoặc sáng tác tranh cổ động mang chủ đề bảo vệ môi trường – vấn đề đang đặt ra ngày hôm nay…
Thông qua những hoạt động này cũng tác động mạnh mẽ đến gia đình, xã hội, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cộng đồng ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng trong bảo vệ môi trường nói chung, phòng chống tác hại của rác thải nhựa nói riêng…
Theo báo giáo dục
Giúp phụ huynh an tâm khi con đến trường
Đột phá trong cách nghĩ, cách làm, từ 2 năm qua, ngành giáo dục quận 3 (TPHCM) đã định hướng cho các trường tiểu học trên địa bàn thử nghiệm các tiết dạy có phụ huynh học sinh tham gia cùng giáo viên, nhằm tìm ra tiếng nói chung trong việc phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường và gia đình.
Ảnh minh họa
Mới đây, nhiều phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền được nhà trường mời tham dự tiết học tại lớp cùng con em mình để hiểu hơn về phương pháp giảng dạy của giáo viên, từ đó có sự chia sẻ, ủng hộ đối với hoạt động dạy và học, tạo cầu nối giữa nhà trường và gia đình, thực hiện tốt xã hội hóa trong việc dạy và học.
Đến tham dự lớp học cùng con, phụ huynh đã hiểu được nỗi vất vả, sự dày công đầu tư cho một bài giảng của thầy cô giáo. Trước đó một tuần, cô giáo đã phải lên kế hoạch chuẩn bị thật kỹ. Đầu tiết, cô giáo giới thiệu với lớp về sự có mặt của các phụ huynh đến tham dự, cả lớp vỗ tay chào và hát một bài để chào đón. Cô ôn lại bài cũ, sau đó vô chủ đề bài mới. Trong quá trình học, học sinh được tương tác với thiết bị và đồ dùng dạy học; cô giáo đặt nhiều câu hỏi gợi mở và cho thảo luận nhóm, mời phụ huynh trực tiếp lên từng nhóm xem các học sinh thảo luận như thế nào. Cuối tiết, cô ôn lại kiến thức bài giảng và cho học sinh tham gia trò chơi giải ô chữ, với nội dung các ô cần giải mã là một từ khóa nằm trong bài vừa học. Kết thúc buổi học, phụ huynh lên tặng hoa và chụp hình lưu niệm với cô tại lớp.
Chị Mỹ Dung, phụ huynh học sinh lớp 2C, nhận xét về tiết dạy của cô giáo: "Cô đầu tư rất kỹ về bài giảng và sử dụng thiết bị máy chiếu, bảng tương tác, dụng cụ hỗ trợ học tập, nên tiết học rất sinh động. Qua tiết học, chúng tôi thấy được bản lĩnh, năng lực cũng như sự tận tụy của giáo viên, đồng thời an tâm hơn khi hiểu được tình hình con mình học tập trên lớp như thế nào".
Thầy Nguyễn Hoàng Lâm, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền, cho biết: "Qua tham dự tiết học, phụ huynh thấy rằng giáo viên chủ nhiệm đã đầu tư rất kỹ lưỡng về kiến thức, thái độ chăm sóc học sinh tận tâm nên cảm thấy an tâm hơn khi con em mình đến trường".
PHẠM ANH THƯ
Theo SGGP
Phát động cuộc thi "Coding Olympics Vietnam 2019" tại TP. Hồ Chí Minh Nhằm thực hiện kế hoạch "Tổ chức hoạt động đổi mới sáng tạo trong trường học trên địa bàn TP.HCM năm 2019", iGroup MangoSTEEMS phối hợp với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ - Sở KH&CN TP.HCM và Kidkul tổ chức cuộc thi Coding Olympic Vietnam 2019. Coding Olympics Vietnam 2019 là cuộc thi lập trình thường niên dành...