Trường Tiểu học Lê Văn Tám, Lào Cai: Chuyển mình đổi mới, tiên phong hội nhập
Với bề dày thành tích hơn 25 năm thành lập và phát triển, Trường Tiểu học Lê Văn Tám ( thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) đã chủ động, sáng tạo mở ra cho cán bộ giáo viên, học sinh nhà trường những cơ hội thử sức và hội nhập trong xu thế phát triển của xã hội.
Toàn cảnh trường TH học Lê Văn Tám trong Lễ kỉ niệm 25 năm thành lập trường, đón nhận Bằng công nhận trường Chuẩn Quốc gia mức độ 2 và Cờ thi đua của Thủ Tướng
Nằm trên phố Bà Triệu (phường Kim Tân, thành phố Lào Cai), với diện tích 8.289,2 m2, hiện có 33 lớp, 55 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 1.236 học sinh, ngôi trường Lê Văn Tám là điểm đến tin cậy của các em học sinh và là nơi cha mẹ các em đặt trọn niềm tin về chất lượng giáo dục toàn diện bởi mục tiêu giáo dục hàng đầu của trường là phát triển toàn diện và hội nhập quốc tế.
Ngày đầu thành lập (tháng 9 năm 1993), khi các dãy phòng học còn tạm bợ, thiết bị phục vụ cho việc dạy – học chưa đáp ứng, Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tới việc phát triển toàn diện học sinh cả về trí – đức – thể – mỹ. Việc đảm bảo biên chế giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh, Tin học được ưu tiên hàng đầu.
Từ năm học 2002 – 2003, học sinh lớp 3,4,5 của nhà trường đã được học hai môn này để các em có cơ hội tiếp cận với tiếng Anh và máy tính tiếp cận internet. Song song với hoạt động này, phong trào đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học, lấy học sinh làm trung tâm luôn được nhà trường chú trọng.
Cùng với đó là dự án Việt – Bỉ đầu tư cho giáo dục cả về phương tiện dạy học, phương pháp và kỹ năng sư phạm. Các phương pháp dạy học hiện đại (Phương pháp dạy theo góc, dạy theo hợp đồng, dạy theo dự án) đã được nhà trường lựa chọn để vận dụng. Học sinh của trường đã được tiếp cận với máy chiếu projector, đầu đĩa, tivi, máy quay, được xem các video bổ trợ cho nội dung bài học thêm phong phú.
Từ dự án này, những chuyến tham quan trải nghiệm tại các tỉnh bạn và cả nước ngoài (Singapore) để học tập mô hình dạy học mới, phương pháp dạy học tiến bộ đã được thực hiện. Nhiều cán bộ, giáo viên tiêu biểu tham gia đoàn đã đem về nhiều kinh nghiệm quý báu phục vụ việc giảng dạy.
Đoàn cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường tham quan trải nghiệm tại châu Hồng Hà – Trung Quốc.
Từ năm học 2012 – 2013 tới nay, do sự phát triển của công nghệ thông tin nên việc hội nhập càng được nhà trường xúc tiến nhanh hơn, táo bạo và sáng tạo hơn. Ban giám hiệu nhà trường luôn chủ động xây dựng kế hoạch hội nhập để bắt kịp xu thế đó. Các cụm từ “Tăng cường tiếng Anh”, “Tin học”, “Trải nghiệm sáng tạo” luôn xuất hiện trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm và được nhà trường hiện thực hóa bằng những việc làm cụ thể. Những hoạt động này được triển khai, tuyên truyền đồng bộ từ Chi bộ đảng tới Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh các lớp.
Video đang HOT
Chiến lược hợp tác với giáo viên người nước ngoài trong dạy tiếng Anh song ngữ, ban đầu nhà trường cũng đã gặp không ít những khó khăn trong triển khai thực hiện nhưng với lòng kiên trì, quyết tâm, đa dạng hóa công tác tuyên truyền, đối thoại trực tiếp, tuyên truyền sâu rộng tới cha mẹ học sinh nên tới nay đã có 18/33 lớp theo học tiếng Anh song ngữ.
Nhà giáo Trần Thị Thùy Dung – Phó trưởng phòng GD&ĐT thành phố phát biểu tại buổi Khai mạc câu lạc bộ Robotics của trường.
Phong trào học tiếng Anh không chỉ lan tỏa trong học sinh mà các thầy cô cũng miệt mài tự học, tự bồi dưỡng để hội nhập hiệu quả. 100% cán bộ, giáo viên tham gia học trực tuyến tiếng Anh 4U, 90% cán bộ, giáo viên tham gia học nâng cao trình độ tiếng Anh và có chứng chỉ. Sáng kiến “10 phút giao tiếp bằng tiếng Anh mỗi ngày với đồng nghiệp, học sinh” đã giúp khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của cả cô và trò được nâng lên rõ rệt. Các em học sinh tự tin, mạnh dạn hơn và mang về nhiều giải cao trong các cuộc thi tiếng Anh, tin học cấp thành phố, tỉnh, quốc gia.
Xác định thế mạnh của một tỉnh biên giới, việc giao tiếp, có hiểu biết về văn hóa, con người Trung Quốc vừa có ý nghĩa về mặt chính trị (gắn kết tình anh em) vừa định hướng nghề nghiệp cho các em mai sau (phiên dịch viên, giao thương qua cửa khẩu, hướng dẫn viên du lịch…), năm học 2018- 2019, nhà trường đưa tiếng Trung Quốc là môn tự chọn thứ hai vào chương trình học của học sinh đối với những lớp không tăng cường tiếng Anh.
Đây là việc làm nhận được sự đồng thuận cao và nhiều phản hồi tích cực từ phía cha mẹ học sinh và cộng đồng. Chỉ sau một năm thực hiện, nhà trường đã có nhiều học sinh tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Trung Quốc. Nhiều sân chơi bổ ích, nhiều hoạt động trải nghiệm và những cuộc giao lưu lý thú về lĩnh vực này đã được tổ chức.
Cô giáo Phạm Ngọc Thúy Liễu và các em học sinh nhận giải Nhất toàn đoàn cuộc thi Giao lưu Tin học trẻ cấp thành phố
Đặc biệt hơn, tháng 2 năm 2019, nhà trường đã cùng Trường Tiểu học Duyên Hải (thành phố Lào Cai) tổ chức thành công chuyến tham quan trải nghiệm tại Trường Tiểu học Bắc Sơn, huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với tổng số 40 cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia. Chuyến đi đã mang lại những trải nghiệm quý giá đối với cả cô và trò nhà trường.
Hoạt động giáo dục “Khơi nguồn yêu thương” và giáo dục stem luôn là điểm nhấn mà nhà trường tạo dựng được trong những năm qua. Đây là hoạt động mang tính giáo dục và nhân văn sâu sắc.
Năm học 2017 – 2018, mô hình đã đi vào hoạt động với sự chung tay góp sức của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và hơn 1.000 em học sinh của trường. Tổng kết mô hình qua hai năm học, cô và trò nhà trường đã trao tặng trên 100 triệu đồng cho nhiều em học sinh, trong đó 13 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Em Hà Hùng Cường 20 triệu đồng, em Trần Quang Minh 20 triệu đồng. Em Chảo Duy Tuấn bị mắc bệnh máu trắng, được tặng 10 triệu đồng. Em Phạm Như Quỳnh bị mắc bệnh bóng bì, toàn thân phồng rộp, được tặng 7 triệu đồng. Em Giàng Ly, dân tộc Mông, bị bố mẹ bỏ rơi, em lớn lên trong sự đùm bọc, yêu thương của bà con trong bản và thầy cô giáo, được hỗ trợ một sổ tiết kiệm 12 triệu đồng…
Từ những định hướng, tầm nhìn của Ban giám hiệu nhà trường qua các thời kỳ, đặc biệt là 5 năm gần đây, diện mạo giáo dục của nhà trường đã được khẳng định. Các hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên “Sáng tạo – Hội nhập” các cấp, trường đều có giáo viên tham gia và đạt thành tích cao. Chất lượng đại trà được quan tâm, chất lượng mũi nhọn được chú trọng, nâng cao. Tỉ lệ học sinh lên lớp hàng năm đạt 99,8%; chuyển cấp đạt 100%.
Nhiều em đoạt giải cao trong các kỳ thi cấp thành phố, cấp tỉnh, cấp quốc gia về Toán Tuổi thơ, Toán tiếng Anh, giải toán qua mạng, tiếng Anh qua mạng internet (Cấp thành phố 555 giải, cấp tỉnh 533 giải, quốc gia 118 giải).
Chỉ trong ba năm học, số học sinh tham gia kỳ thi Toán học Úc đoạt giải liên tục tăng: Năm học 2016-2017 có 20 em; năm học 2017-2018 có 34 em và năm học 2018-2019 đã có 48 em đoạt giải. Liên tục nhiều năm trường đạt đơn vị xuất sắc. Năm 2018 trường vinh dự được đón Bằng công nhận đạt Chuẩn quốc gia mức độ hai và nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ.
Với sự hăng say, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, Trường Tiểu học Lê Văn Tám luôn là một trong những trường trong tốp đầu của giáo dục tỉnh Lào Cai về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, luôn là ngọn cờ tiên phong vươn mình hội nhập.
Ngô Thị Thanh Nga
Theo GDTĐ
Gắn biển công trình trường THPT Nguyễn Quốc Trinh
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2019), sáng nay (8/10), Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ khánh thành và gắn biển công trình Trường THPT Nguyễn Quốc Trinh tại xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Lễ gắn biển công trình.
Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở GD&ĐT Chử Xuân Dũng cho biết: Trong những năm gần đây, huyện Thanh Trì được đầu tư xây dựng nhiều trường học lớp học đạt chuẩn.
Năm 2018, TP đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trường THPT Nguyễn Quốc Trinh theo tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia phù hợp với mạng lưới quy hoạch trường học, phục vụ sự nghiệp phát triển GD&ĐT Thủ đô nói chung và trên địa bàn Thanh Trì nói riêng.
Trường THPT Nguyễn Quốc Trinh đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng dịp khai giảng năm học 2019 - 2020, đảm bảo các tiêu chí về trường chuẩn Quốc gia sẽ góp phần khắc phục tình trạng quá tải học sinh, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn.
Ông Chử Xuân Dũng phát biểu tại buổi lễ.
Việc hoàn thành và đưa vào sử dụng trường THPT Nguyễn Quốc Trinh có ý nghĩa quan trọng đối với ngành GD&ĐT Hà Nội và huyện Thanh Trì, góp phần từng bước đáp ứng yêu cầu về đổi mới giáo dục, nhất là trong giai đoạn ngành GD&ĐT đang triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới.
Ông Dũng đề nghị nhà trường tiếp nhận, sử dụng cơ sở vật chất mới đảm bảo an toàn hiệu quả khai thác tối đa công năng, quản lí tốt tài sản, thực hiện bảo trì bảo dưỡng thường xuyên đúng quy định.
Xây dựng nhà trường trở thành điểm mẫu về cảnh quan, môi trường sư phạm, quan tâm trồng mới chăm sóc cây xanh để nhà trường luôn sáng xanh sạch đẹp.
Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành.
Khởi công tháng 12/2018, công trình Trường THPT Nguyễn Quốc Trinh được xây dựng trên diện tích hơn 32.000m2 tại xã Đại Áng, huyện Thanh Trì. Tổng kinh phí đầu tư công trình là hơn 116 tỷ đồng.
Trường có quy mô 20 phòng học, các phòng bộ môn, phòng chức năng, phòng hành chính, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình phụ trợ đồng bộ theo quy định, đáp ứng nhu cầu học tập của hơn 1.200 học sinh.
Theo kinhtedothi
Ban đại diện Cha mẹ học sinh sẵn sàng trả lại tiền ủng hộ nếu ai muốn xin lại Ban đại diện Cha mẹ học sinh trường Nguyễn Chí Thanh sẽ vận động các doanh nghiệp bên ngoài nhà trường để thực hiện việc xã hội hóa cơ sở vật chất. Ban đại diện Cha mẹ học sinh không bắt buộc các phụ huynh trong trường đóng góp Nhiều phụ huynh đã liên hệ với đường dây nóng của Báo điện tử...