Trường tiểu học Kỳ Hợp: Trưởng thành từ những khó khăn
Mặc dù điều kiện còn khó khăn nhưng trong những năm qua, Trường tiểu học Kỳ Hợp (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) đã không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và hiệu suất đào tạo, có nhiều đóng góp tích cực cho ngành giáo dục huyện nhà.
Kỳ Hợp là một xã miền núi nghèo thuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, học sinh chủ yếu là con em nông dân đời sống còn nhiều khó khăn, vì vậy việc đầu tư cho giáo dục còn nhiều hạn chế. Với truyền thống hiếu học, trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân xã Kỳ Hợp đã có nhiều cố gắng huy động mọi nguồn lực trong công tác đầu tư cơ sở vật chất cho sự nghiệp giáo dục và đã đồng hành với nhà trường để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
Dù còn nhiều khó khăn, nhưng Trường Tiểu học Kỳ Hợp đã hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học, đóng góp tích cực cho ngành giáo dục huyện nhà.
Trường tiểu học Kỳ Hợp năm học 2017 – 2018 có 8 lớp, 197 học sinh toàn thể cán bộ giáo viên nhà trường luôn tâm huyết với nghề và luôn cố gắng truyền thụ kiến thức tới từng em học sinh.
Đặc biệt, nhà trường đã chuẩn quốc gia mức độ 1, được tặng bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh. Tập thể lao động tiên tiến cấp huyện, công đoàn được Liên đoàn lao động huyện tặng giấy khen và được nhận giấy khen của dự án CI.
Thầy Nguyễn Tấn Đạt, Hiệu trưởng trường Tiểu học Kỳ Hợp, cho biết bản thân đã 14 năm bám trụ với ngôi trường này. Đó là một chặng đường gian nan vất vả vì ngày xưa nơi đây khó khăn mọi bề, đường xá khó đi, thiếu nước sạch, thiếu điện, trình độ dân trí chưa cao. Nhưng, với tình thần đoàn kết, đồng lòng với người dân, với chính quyền địa phương đã đưa nhà trường không ngừng vươn lên và vượt qua những thách thức đó. Đến nay, Trường đã khang trang sạch đẹp hơn, học sinh đến lớp đông đủ.
Nhớ về quãng thời gian trước đây, thầy Đạt bồi hồi: “Ngày đó, phải đi tới gia đình các em vận động các em tới trường học còn chữ chứ không như bây giờ phụ huynh đã nhận thức được vai trò của việc học hành của con em mình nên họ rất quan tâm tới nhà trường”.
Thầy trò nhà trường cùng nhau xây dựng môi trường học tập xanh-sạch-đẹp.
Video đang HOT
Khi được PV hỏi về động lực nào khiến cho thầy và thầy hiệu phó có thể “bám trụ” ở đây lâu như vậy? Thầy Đạt cười rồi nói: Bác Hồ từng nói “vì sự nghiệp 10 năm thì phải trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm thì phải trồng người”, là người thầy giáo, chọn nghề này rồi phải làm bằng cái tâm cao quý nhất, luôn thương yêu, coi các em học sinh như là con em mình.
Niềm vui của học sinh chính là niềm vui của thầy, của gia đình các học sinh khi thấy con em mình “mỗi ngày đến trường là mỗi ngày vui” và đó cũng chính là niềm tự hào và hạnh phúc của tập thể cán bộ giáo viên nhà trường.
Có thể nói, thầy Đạt là một người có công lao lớn cho sự nghiệp phát triển giáo dục của trường tiểu học Kỳ Hợp nói riêng, cho xã Kỳ Hợp nói chung.
Năm học 2018 – 2019, trường Tiểu học Kỳ Hợp có 8 lớp với 196 học sinh. Nhà trường sẽ tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt từng môn học, từng buổi học, quan tâm tới từng em học sinh để phong trào giáo dục nhà trường không ngừng phát triển.
Hiện nay, nhà trường đang thiếu giáo viên ngoại ngữ, cán bộ thiết bị, thư viện và các trang thiết bị dạy học hư hỏng và thiếu thốn nhiều. Vậy nên, trong thời gian tới nhà trường rất mong muốn các cấp các ngành quan tâm, giúp đỡ nhà trường hơn nữa.
PV
Theo baonhandao
Khuyến học ở dòng họ xác lập kỷ lục "phụ tử đồng khoa" đầu tiên trong lịch sử
"Sáng khoai, trưa khoai, tối khoai, khoai ba bữa/ Cha đỗ, con đỗ, cháu đỗ, đỗ cả nhà"- câu đối dân gian lưu truyền là niềm tự hào của dòng họ Ngô Lý Trai (xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, Nghệ An) về truyền thống hiếu học, đỗ đạt. Đây cũng là dòng họ được xác lập kỷ lục Việt Nam "phụ tử đồng khoa" - hai cha con cùng đỗ đạt và là dòng họ duy nhất có 5 đời liên tiếp đỗ đại khoa.
Từ "phụ tử đồng khoa"...
Nghệ An được mệnh danh là "đất học", là vùng đất có nhiều dòng họ khoa bảng như dòng họ Hồ (Quỳnh Lưu), họ Đặng (ở Nho Lâm, huyện Diễn Châu), họ Cao (Thịnh Mỹ, huyện Diễn Châu). Nhưng điều hiếm có trong lịch sử khoa cử phong kiến là cảnh "vinh quy bái tổ" của "Phụ tử đồng khoa" ở dòng họ Ngô Công thần Lý trai (xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An).
Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Đinh Xuân Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cũng đánh giá đây là sự kiện "chưa từng có trong lịch sử khoa bảng của dòng họ Ngô Lý Trai - nguồn gốc từ Bắc Ninh, được lập ở Nghệ An vào cuối thế kỷ XI. "... dòng họ Ngô từ đời này tới đời khác đã xây dựng cho mình một truyền thống rực rỡ về tinh thần hiếu học, thi cử, đỗ đạt. Đặc biệt có Ngô Trí Hòa (1565-1625), con của Tiến sĩ Ngô Trí Tri, học tại nhà với cha, rồi thi đậu cùng khoa với cha, cha đậu Tiến sĩ, con đậu Hoàng Giáp. Ngô Trí Hòa là cha của Tiến sĩ Ngô Sĩ Vinh, là ông của các Tiến sĩ Ngô Công Trạc, Ngô Hưng Giáo. Trong lịch sử khoa cử phong kiến, đó thực sự là một sự kiện hi hữu, xưa nay chưa từng có!".
Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền thờ Ngô Trí Hòa, Ngô Sĩ Vinh (xã Diễn Kỷ, Diễn Châu, Nghệ An).
Trong lịch sử gần 1.000 năm khoa cử thời phong kiến Việt Nam (1075-1919), hai cho con nhà nho Ngô Trí Tri, Ngô Trí Hòa đã xác lập một kỷ lục "vô tiền khoáng hậu", khi cả hai đỗ đạt cao tại khoa thi năm Nhâm Thìn (1592). Ở kỳ thi này, triều đình lấy đỗ 3 người thì Ngô Trí Tri (đã ở tuổi 53), đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, con trai Ngô Trí Hòa (28 tuổi) đỗ Đệ Nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp). Lúc vinh quy bái tổ, vua Lê Thế Tông đã ban tặng hai cha con Ngô Trí Tri, Ngô Trí Hòa một bức gấm thêu 10 chữ vàng "Khoa danh thiên hạ hữu/ Phụ tử thế gian vô", nghĩa là, trong thiên hạ có nhiều người đỗ đạt nhưng cha con cùng đỗ một khoa thế gian xưa nay hiếm.
Nối tiếp truyền thống khoa cử của cha ông, năm Bính Tuất Phúc Thái thứ 4 (1646), con trai thứ của Ngô Trí Hoà là Ngô Sĩ Vinh đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân. Ba cha con, ông cháu cùng đỗ Tiến sĩ đã được nhà vua tặng bảng vàng "Tam đại Tiến sĩ". Người Phủ Diễn xưa đã có câu truyền "Sáng khoai, trưa khoai, tối khoai, khoai ba bữa/ Cha đỗ, con đỗ, cháu đỗ, đỗ cả nhà" là để nói về sự học, sự vượt khó để vươn lên đỗ đạt thành tài của 3 cha con, ông cháu dòng họ Ngô Lý Trai.
Biểu trưng Dòng họ khuyến học khuyến học tiêu biểu toàn quốc lần thứ 2 được lưu giữ tại nhà thờ họ Ngô Lý Trai như lời nhắc nhở con cháu tu dưỡng học tập xứng đáng với truyền thống cha ông.
"Thời điểm đó, cụ Ngô Trí Tri là nhà nho nghèo, chuyên tâm dạy học và đèn sách thi cử. Cụ tham dự nhiều kỳ thi nhưng không đỗ đạt cao, cho đến kỳ thi năm Nhâm Thìn 1592, đỗ Tiến sĩ trong cùng khoa thi với con trai là Ngô Trí Hòa, nhưng thứ bậc thấp hơn. Khi nhà vua vời lên ban thưởng, gọi theo thứ tự đỗ đạt từ cao xuống thấp, cụ Ngô Trí Hòa được gọi lên trước nhưng không dám lên mà tâu Vua ban thưởng cho cha, cũng là thầy của mình trước", ông Ngô Sĩ Ngọ - Phó Ban Thường trực Hội đồng gia tộc họ Ngô Lý Trai, kể lại câu chuyện đã được chép vào sử sách của dòng họ mình với vẻ tự hào.
Tiếp nối vinh quang của dòng họ và gia đình, năm 33 tuổi, Ngô Công Trạc - cháu 5 đời của Ngô Trí Tri đỗ Đệ Tam giáp Tiến sĩ xuất thân, khoa Giáp Tuất (1694); Ngô Hưng Giáo đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ, khoa Canh Dần (1710). Tất cả họ đều ra làm quan, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng, phát triển của nước nhà. Dòng họ Ngô ở làng Lý Trai gần như là dòng họ duy nhất được Vua Lê ban tặng "Nhất môn ngũ đại đại khoa" (nghĩa là Một cửa năm đời đỗ đại khoa) và cũng là một trong rất ít dòng họ trên cả nước được nhà Lê xếp vào dòng họ Công thần.
Với bảng thành tích hiếm có, ngày 1/9/2013, dòng họ Ngô ở Diễn Châu vinh dự được Tổ chức Kỷ lục Guiness Việt Nam ghi vào danh sách Guiness với nội dung: "Tôn vinh kỷ lục cha và con cùng đỗ Tiến sĩ lần đầu tiên trong một khoa thi" dành cho cha con ông Ngô Trí Tri, Ngô Trí Hòa.
Đến dòng họ khuyến học tiêu biểu toàn quốc
Ngày 21/11 âm lịch hàng năm là ngày giỗ của cụ Ngô Trí Hòa, con cháu họ Ngô khắp cả nước tề tựu về nhà thờ họ - Khu di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đền thờ Ngô Trí Hòa, Ngô Sĩ Vinh (xã Diễn Kỷ, Diễn Châu) để nhắc nhớ về công lao của các vị thủy tổ, ôn lại truyền thống hiếu học, học giỏi của dòng họ mình. Đây cũng là ngày dòng họ Ngô tổ chức lễ trao phần thưởng Ngô Trí Hòa cho con cháu đỗ đạt.
Ông Ngô Sĩ Công - Trưởng Hội đồng gia tộc họ Ngô Lý Trai, cho biết: "Phần thưởng Ngô Trí Hòa được lập năm 1992, từ nguồn đóng góp của các gia đình trong dòng họ, mỗi gia đình mỗi năm 5.000 đồng và từ nguồn đóng góp của con cháu trong họ tộc đã đỗ đạt. 5.000 đồng không phải là nhiều nhưng để mỗi gia đình trong dòng họ nhận thức trách nhiệm của mình trong công tác khuyến tài, khuyến học; kèm cặp, rèn dũa con em tiếp nối, phát huy truyền thống hiếu học, đỗ đạt của dòng họ mình. Phần thưởng là giấy chứng nhận và một số dụng cụ học tập như sách vở, bút giấy và một phần nhỏ tài chính để động viên các cháu hoàn thành tốt nghĩa vụ học tập và tiếp tục đạt được những thành tích tốt hơn".
Lễ trao quà khuyến học và phần thưởng Ngô Trí Hòa cho con em đỗ đạt, thành tài của dòng họ Ngô
Nối tiếp truyền thống hiếu học của các bậc tiền bối, nhiều gia đình họ Ngô ở Nghệ An đã "phổ cập" đại học. Truyền thống hiếu học, học giỏi ngày càng được phát huy rộng rãi và trở thành một phong trào thi đua mạnh mẽ giữa các gia đình. Cũng bởi "nhiều con cháu học giỏi và đỗ đạt" nên Hội khuyến học của dòng họ chỉ trao phần thưởng Ngô Trí Hòa cho con em đỗ đại học chính quy, học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên.
Không chỉ trao thưởng cho các con cháu đang ở lứa tuổi học sinh, sinh viên mà phần thưởng Ngô Trí Hòa còn động viên con cháu đã thành đạt, đạt được các học hàm, học vị hay những thành tích xuất sắc trong công tác. Bởi vậy, việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện đã trở thành nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người con trong dòng họ Ngô Lý Trai xứ Nghệ. Nhiều cái tên như Thiếu tướng Ngô Trí Nhân - Cục trưởng Cục Tác chiến điện tử, Bộ Quốc phòng; Trung tướng Ngô Văn Sơn - Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Ngô Sĩ Quyết - Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân; Thiếu tướng, Phó Giáo sư Ngô Sĩ Hiền - Viện trưởng Viện khoa học Hình sự, Bộ Công an; nhà ngoại giao Ngô Quang Xuân; các Tiến sĩ Ngô Đình Giao, Ngô Nhật Hưng, Ngô Hữu Hải, Ngô Sĩ Hóa..., Hoa hậu thế giới người Việt Ngô Phương Lan đã và đang tiếp nối truyền thống hiếu học, học giỏi và đóng góp vào sự phát triển mọi mặt của đất nước.
Nhiều năm liên tiếp, dòng họ Ngô Lý Trai được công nhận là "Dòng họ khuyến học tiêu biểu" cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Đặc biệt, dòng họ Ngô Lý Trai được Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An chọn đi dự Đại hội biểu dương các gia đình và dòng họ khuyến học tiêu biểu toàn quốc và được Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng Bằng khen, biểu trưng "Dòng họ khuyến học tiêu biểu toàn quốc" lần thứ 2.
Hoàng Lam
Theo Dân trí
Đầu tư 'giáo dục thông minh' từ ngưỡng cửa tương lai Đầu tư giáo dục là lựa chọn thông minh của cha mẹ dành cho tương lai của con, làm sao trẻ phải biết tư duy sáng tạo, hứng thú với việc học thì mới có kết quả tốt. Trung tâm Young Engineers TP.HCM tổ chức các chương trình ngoại khóa lắp ráp khoa học ứng dụng, giảng dạy kiến thức và kỹ năng...