Trường Tiểu học Cam Phước Đông 1: Đề xuất nhập 2 điểm trường
Trường Tiểu học Cam Phước Đông 1 (xã Cam Phước Đông, TP. Cam Ranh) đề xuất các cấp, ngành nhập 2 điểm trường Suối Hai và Xóm Mới để nhà trường thuận lợi trong việc quản lý, tổ chức dạy và học đối với hàng trăm học sinh vùng dân tộc thiểu số ( DTTS) tại thôn Giải Phóng.
Đi 6km để học môn Tin học
Trường Tiểu học Cam Phước Đông 1 hiện có 3 điểm trường với 28 lớp, 826 học sinh. Trong đó, điểm trường chính ở thôn Thống Nhất, còn điểm trường Suối Hai và Xóm Mới ở thôn Giải Phóng. Thời gian qua, do các điểm trường lẻ chưa được đầu tư phòng học Tin học nên mỗi tuần, 267 học sinh DTTS ở thôn Giải Phóng phải đi khoảng 6km đến điểm trường chính để học môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Bà Mấu Thị Cảnh – có con học lớp 3 ở điểm trường Xóm Mới cho biết: “Trước đây, chưa học môn Tin học, học sinh ở thôn Giải Phóng học ở các điểm trường trong thôn, rất gần nhà. Bây giờ, mỗi tuần phải đạp xe hoặc đi bộ đến điểm trường chính ở thôn Thống Nhất để học môn Tin học, vừa xa, vừa mất an toàn giao thông, trong khi hầu hết các gia đình đều khó khăn, bố mẹ phải đi rẫy thường xuyên nên không có điều kiện đưa đón con. Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn nhà trường bố trí để các em được học tại các điểm trường trong thôn”.
Dạy và học tại điểm trường Suối Hai của Trường Tiểu học Cam Phước Đông 1.
Được biết, năm 2018, TP. Cam Ranh đã đầu tư 6 tỷ đồng để xây dựng điểm trường Xóm Mới với 6 phòng học. Riêng điểm trường Suối Hai đến nay đã xuống cấp, cơ sở vật chất chưa được đầu tư để đáp ứng nhu cầu dạy và học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Đối với việc dạy môn Tin học cho học sinh từ lớp 3 trở lên, hiện nay, cả 2 điểm trường này đều chưa có phòng Tin học để giảng dạy tại chỗ cho học sinh. Mỗi tuần, nhà trường phải bố trí 1 buổi để các em di chuyển ra điểm trường chính để học môn Tin học. Do quãng đường khá xa, không đảm bảo an toàn giao thông nên ảnh hưởng đến việc ra lớp của các em.
Cần tạo thuận lợi cho học sinh
Video đang HOT
Thầy Nguyễn Xuân Phước – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cam Phước Đông 1 đề xuất, để thuận lợi cho việc dạy và học tại 2 điểm trường Suối Hai và Xóm Mới, nhà trường mong muốn được hoán đổi đất tại điểm trường Suối Hai với đất của người dân giáp ranh điểm trường Xóm Mới, từ đó mở rộng diện tích điểm trường Xóm Mới. Ngoài ra, thành phố cần đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để nhập điểm trường Suối Hai về điểm trường Xóm Mới, bởi 2 điểm trường chỉ cách nhau khoảng 1km, đã có đường bê tông nên học sinh đi học thuận lợi, đồng thời nhà trường cũng thuận lợi trong việc đầu tư, quản lý, tổ chức dạy và học.
Mới đây, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã khảo sát việc đầu tư trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức giáo dục phổ thông tại các điểm của Trường Tiểu học Cam Phước Đông 1. Qua đó, ban nhận định: Cơ sở vật chất tại điểm trường Suối Hai đã xuống cấp, trong khi tại đây chỉ có 2 lớp học nên rất khó để đầu tư đảm bảo việc dạy và học. Việc nhập điểm trường Suối Hai với điểm trường Xóm Mới là phù hợp với thực tế nhằm tập trung cơ sở hạ tầng, trang thiết bị để đảm bảo phương thức giáo dục phổ thông mới, tổ chức bán trú cho học sinh và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày…
Theo ông Nguyễn Văn Du – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Cam Ranh, đối với kiến nghị của Trường Tiểu học Cam Phước Đông 1, sắp đến, phòng sẽ làm việc cụ thể với nhà trường để tham mưu UBND TP. Cam Ranh theo hướng đưa toàn bộ học sinh từ điểm trường Suối Hai về học tại điểm trường Xóm Mới; đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tại điểm trường Xóm Mới để đảm bảo việc dạy và học cho toàn bộ học sinh DTTS tại thôn Giải Phóng. Riêng đề xuất hoán đổi đất của điểm trường Suối Hai với đất của người dân ở cạnh điểm trường Xóm Mới để mở rộng điểm trường Xóm Mới, phòng sẽ báo cáo UBND thành phố để chỉ đạo các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, tham mưu theo quy định.
Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số
Để đạt mục tiêu tiếp tục duy trì tỷ lệ ít nhất 8% học sinh (HS) người dân tộc thiểu số (DTTS) được học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025, ngành Giáo dục tỉnh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp.
Chuẩn bị bữa ăn cho học sinh nội trú tại Trường PTDTNT THCS Đồng Hỷ.
Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã dành kinh phí trên 200 tỷ đồng xây mới và mở rộng quy mô các trường PTDTNT trên địa bàn. Từ nguồn kinh phí này, ngành Giáo dục đã tham mưu cho tỉnh xây dựng mới và mở rộng quy mô trường PTDTNT Định Hóa; hoàn thiện các hạng mục công trình theo quy mô đã được phê duyệt của 3 trường PTDTNT cấp THCS ở các huyện: Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương...
Đến nay, toàn tỉnh có 6 trường PTDTNT (cấp THCS: 5 trường, cấp THPT: 1 trường) và 10 trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), trong đó cấp tiểu học 2 trường, cấp THCS 8 trường.
Việc mở rộng cơ sở vật chất trường, lớp của các trường PTDTNT, PTDTBT đã giúp tăng tỷ lệ huy động HS là người DTTS được học tại các trường PTDTNT tỉnh từ 5,65% (năm 2015) lên 8% (tương đương trên 2.400 HS) vào năm học 2020-2021, giảm tỷ lệ HS bỏ học, lưu ban, ổn định sĩ số. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường học, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi...
Năm học 2022-2023, Trường PTDTNT THCS Đồng Hỷ được giao tuyển sinh 90 HS của 2 huyện Đồng Hỷ và Võ Nhai, nâng tổng số HS toàn trường lên 373 em, 13 lớp.
Cô giáo Tống Thị Huệ, Phụ trách Nhà trường thông tin: Để nâng cao chất lượng dạy và học, từ đầu năm học, Nhà trường tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng để phân loại HS. Từ đó phân công giáo viên có kinh nghiệm bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém vào các buổi chiều trong tuần. Cùng với đó, Nhà trường cũng không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá HS theo hướng phát huy tính tích cực, phù hợp với từng đối tượng. Nhà trường cũng đặc biệt quan tâm đến các em HS đầu cấp (lớp 6) từ việc nhỏ nhất như hướng dẫn vệ sinh cá nhân, nền nếp sinh hoạt nội trú...
Với những giải pháp đồng bộ, chất lượng dạy học, chăm sóc nuôi dưỡng HS của Trường PTDTNT THCS Đồng Hỷ đã được nâng lên. Tỷ lệ HS đạt học lực khá, giỏi đều chiếm trên 72%; tỷ lệ HS có học lực yếu từ 1,17% năm học 2020-2021 giảm xuống còn 0,75% năm học 2021-2022. Số HS giỏi, đạt giải cấp huyện, tỉnh, Quốc gia cũng tăng, nếu như năm học 2020-2021 có 33 HS thì năm học 2021-2022 tăng lên là 37 HS.
Giờ học môn Tin học của lớp 8A Trường PTDTNT THCS Đồng Hỷ.
Trường PTDTBT Tiểu học số 1 Văn Lăng (Đồng Hỷ) năm học này có 268 HS, trong đó có 98 em ở bán trú hưởng chế độ theo Nghị định số 116/2016-NĐ/CP. Các HS ở bán trú ngoài được hỗ trợ chi phí học tập, mỗi tháng còn được cấp 15kg gạo.
Theo cô giáo Nguyễn Thị Nguyên, Hiệu trưởng Nhà trường: Việc tổ chức cho HS đồng bào DTTS học bán trú đã góp phần huy động 100% các em trong độ tuổi ra lớp, thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục, chất lượng học tập ngày một nâng cao. Thực hiện mô hình này, Trường PTDTBT Tiểu học số 1 Văn Lăng đã thu gọn từ 4 điểm trường về trường chính, hiện chỉ còn 1 điểm lẻ ở Khe Quân.
Có thể khẳng định: Việc đầu tư xây dựng, mở rộng quy mô các trường PTDTNT đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần hoàn thiện, đồng bộ cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường PTDTNT toàn tỉnh đảm bảo đạt chuẩn quốc gia.
Ông Phạm Việt Đức, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, đánh giá: Những năm qua, hoạt động chuyên môn các trường PTDTNT, PTDTBT trên toàn tỉnh được đặc biệt quan tâm. Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá HS. Các hoạt động giáo dục ngoại khóa được tăng cường, thu hút đông đảo HS tham gia. Cùng với đó, công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe HS ở các trường được đặc biệt quan tâm; duy trì ổn định hoạt động của bếp ăn tập thể, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo. Học sinh vùng sâu, vùng xa được trực tiếp hưởng các chế độ đãi ngộ của Nhà nước, đảm bảo công bằng trong giáo dục vùng, miền.
Tuy nhiên, hầu hết các trường PTDTNT, PTDTBT được đầu tư xây dựng cách đây hơn 10 năm nên cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy, học, nuôi dưỡng, chăm sóc và sinh hoạt của HS đã xuống cấp.
Đơn cử như Trường PTDTNT THCS Đồng Hỷ, một số phòng học gạch bị phồng vỡ. Trường được đầu tư 4 nhà vệ sinh từ lúc có 4 lớp hiện số HS tăng lên 13 lớp dẫn đến quá tải. Đối với Trường PTDTNT THCS Phú Lương, nhiều hạng mục trường, lớp, khu ký túc xá đã xuống cấp chưa được sửa chữa kịp thời.
Bên cạnh đó, theo ý kiến của một số cán bộ quản lý chính sách theo Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 của liên Bộ Tài chính và Bộ GDĐT thì HS nội trú được hưởng học bổng chính sách bằng 80% mức lương tối thiểu của Nhà nước và được hưởng 12 tháng trong năm. Tuy nhiên, hiện nay, số tiền này rất khó khăn cho việc phân bổ chế độ ăn uống và chi trả lại cho HS sinh hoạt phí hàng ngày.
Vì vậy, hầu hết trường PTDTNT đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành xem xét điều chỉnh học bổng lên 100% mức lương tối thiểu để có thể đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho HS.
Ngoài ra, chế độ đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động của trường PTDTNT còn bất cập, cần có chính sách phù hợp hơn, tạo động lực để đội ngũ thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục dân tộc thiểu số.
Để thúc đẩy phát triển giáo dục vùng DTTS, miền núi, ngành Giáo dục và các cơ quan chuyên môn, chính quyền các địa phương cần tiếp tục rà soát chính sách đối với người dạy, người học và các cơ sở giáo dục vùng DTTS để đề xuất thêm những chính sách mới mang tính bền vững, phát huy được lợi thế và phù hợp với thực tiễn.
Nở rộ trung tâm giáo dục kỹ năng sống Để đáp ứng nhu cầu của các nhà trường và nhiều gia đình, thời gian gần đây, số lượng trung tâm giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tăng đáng kể. Để đáp ứng nhu cầu của các nhà trường và nhiều gia đình, thời gian gần đây, số lượng trung tâm giáo dục kỹ năng sống trên địa...