Trường tiểu học Archimedes áp dụng mô hình lớp học thông minh của VNPT
Sau 3 học kỳ thử nghiệm mô hình lớp học thông minh (SmartEdu) của VNPT và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ giáo viên, học sinh và sự ủng hộ từ phía phụ huynh, trường Tiểu học Archimedes Academy triển khai chính thức mô hình này từ năm học 2019-2020.
Đây là một trong những trường học đầu tiên tại Hà Nội đưa mô hình lớp học thông minh vào phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập tại nhà trường, nhằm tạo một môi trường học tập hiện đại, tăng độ tương tác giữa giáo viên và học sinh cũng như kích thích tư duy sáng tạo của trẻ. Mô hình này đã được áp dụng rất thành công tại nhiều trường học ở Nhật Bản. Hiện nay VNPT đang hợp tác với NTT (Nhật Bản) để đưa mô hình SmartEdu triển khai tại các trường học của Việt Nam với mong muốn mang một trải nghiệm học tập hoàn toàn mới mẻ, cuốn hút cho học sinh các trường Tiểu học và THCS.
Là một giáo viên dạy lớp 4 của trường Tiểu học Archimedes và trực tiếp tham gia giảng dạy theo mô hình lớp học thông minh trong thời gian qua, cô Hoàng Ngọc Ân cho biết, với mô hình lớp học thông minh SmartEdu, học sinh sẽ được tương tác trực tiếp với giáo viên cũng như các bạn trong lớp nhiều hơn. Điều này tạo cho học sinh hứng thú hơn trong mỗi tiết học, đặc biệt là các hình ảnh, video được minh họa sinh động, dễ hiểu, giúp các em học sinh tiếp thu nhanh hơn, kích thích được khả năng tìm tòi, ghi nhớ. Hơn nữa, các em học sinh được thực hành trực tiếp trên lớp giúp hiểu bài sâu hơn, từ đó phát huy được tính sáng tạo, năng lực tư duy, cách làm việc nhóm và các kỹ năng cần thiết khác.
Nhân viên VNPT hướng dẫn cô giáo thao tác sử dụng phần mềm.
Một lớp học thông minh sẽ được trang bị đầy đủ bảng tương tác, máy tính và máy tính bảng được kết nối với nhau qua mạng WiFi tốc độ cao. Đặc biệt hoạt động dựa trên nền tảng đám mây nên các bài giảng có thể được tạo, lưu trữ dễ dàng và chia sẻ nhanh chóng giữa máy tính của giáo viên với máy tính bảng của học sinh và bảng tương tác.
Video đang HOT
Giáo viên có thể tạo tài liệu giảng dạy canvas, tài liệu dạng hình ảnh hay video, lưu lại và chia sẻ trong nội bộ nhà trường hoặc các trường có liên kết sử dụng phần mềm này để các giáo viên khác cùng sử dụng. Đặc biệt một tính năng được nhiều giáo viên và học sinh thích thú ở mô hình này chính là việc giáo viên có thể quan sát, theo dõi các thao tác của học sinh, tình hình trả lời câu hỏi của học sinh trong giờ học, có thể chấm được hết các bài kiểm tra ngay trong buổi học mà không phải mang về nhà như bài kiểm tra giấy trước đây, nên tiết kiệm được thời gian. Hơn nữa, kết quả làm bài của từng học sinh sẽ được cập nhật một cách nhanh chóng.
“Các giáo viên rất thích tính năng kiểm tra nhanh. Hầu như trong tất cả các giờ, giáo viên đều có thể sử dụng chức năng này để kiểm tra nhanh và hiệu quả, đồng thời cũng kích thích được học sinh bởi vì các con sẽ được nhìn thấy kết quả của mình ngay, câu nào đúng, câu nào sai đều được thể hiện qua màu sắc, tỉ lệ phần trăm các bạn làm đúng. Ví dụ câu 1 có bao nhiêu bạn làm đúng, điều này làm cho học sinh rất thích. Trên các bài đó, giáo viên có thể chữa được luôn và học sinh sẽ nhìn thấy luôn phần bài chữa để rút kinh nghiệm”, cô Ân chia sẻ.
Nhờ sử dụng mô hình lớp học thông minh mà mỗi tiết học đều trở nên sôi động, tạo sự hứng khởi cho cả học sinh và giáo viên tham gia. Chính vì những lợi ích như vậy, trường Tiểu học Archimedes Academy đã triển khai chính thức 05 phòng học thông minh từ ngày 15/8/2019. Các môn học triển khai gồm toán, khoa học, Anh văn…Môn học có thể bổ sung thêm theo thực tế nhu cầu của nhà trường. Lộ trình triển khai sẽ được chia thành 02 giai đoạn gồm học kỳ I năm học 2019-2020 và học kỳ I năm học 2020-2021.
Bên cạnh mô hình SmartEdu, phần mềm quản lý giáo dục VnEdu đang có thị phần đứng số 1 Việt Nam. VnEduđược triển khai tại 20.000 trường học ở 63 tỉnh, thành phố. VnEdu quản lý khoảng 6 triệu hồ sơ học sinh, 650.000 hồ sơ giáo viên và 2.000 website các trường học. Đáp ứng xu hướng cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, VNPT đã xây dựng xong phiên bản VnEdu 4.0, kết hợp hệ sinh thái đầy đủ để cung cấp cả nền tảng Elearning (đào tạo trực tuyến) và tăng cường hơn nữa sự tương tác giữa phụ huynh, giáo viên và học sinh.
Phạm Lê
Theo vnmedia
Nhiều trường học tại TP HCM nói không với rác thải nhựa
Năm học 2019-2020 là năm học đầu tiên ngành giáo dục TP HCM triển khai kế hoạch "nói không với túi nilon và rác thải nhựa".
Nhiều trường học đã có các hoạt động tuyên truyền, kêu gọi, khuyến khích học sinh, phụ huynh, giáo viên cùng tham gia. Học sinh tiểu học được giáo viên hướng dẫn cụ thể cách phân biệt rác thải dễ phân rã với rác thải khó phân rã, từ đó phân loại rác ngay khi chọn thùng rác nào để bỏ vào.
Các em học sinh được thực hành trực tiếp phân loại rác tại lớp học ở Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng.
Riêng học sinh khối 1 của trường này, các em chưa đọc được chữ nên sẽ phân loại rác bỏ vào các thùng rác có màu sắc khác nhau. Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng còn mở một "Chiến dịch Xanh", cả học sinh và giáo viên tham gia trồng cây xanh và không dùng chai nhựa sử dụng một lần để đựng nước uống. Giáo viên, nhân viên chuyển đổi thói quen mua thức ăn đựng trong hộp xốp, hộp nhựa sang các hộp sử dụng lâu dài. Từ những việc nhỏ hàng ngày, học sinh của trường hình thành ý thức bảo vệ môi trường, tìm hiểu sâu hơn để gìn giữ môi trường xanh.
Cô Trần Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, quận 1, cho biết, xây dựng một ngôi trường xanh phải bắt đầu từ không rác thải nhựa: "Nếu thói quen này hình thành, được thực hiện hàng ngày, liên tục, được nhắc nhở thường xuyên thì chắc chắn thành công. Tôi cũng mong muốn thông điệp này lan tỏa đến cha mẹ học sinh, giáo viên, nhân viên của nhà trường để cùng thực hiện thật tốt, từ đó lan tỏa ra xã hội".
Còn tại trường THCS Huỳnh Khương Ninh, để bắt đầu chiến dịch nói không với rác thải nhựa, nhà trường đã thay toàn bộ ly nhựa bằng ly giấy ở căn tin của trường. Giáo viên hướng dẫn học sinh phân loại rác thải, hạn chế sử dụng rác thải nhựa cả trong và ngoài nhà trường. Nhà trường khuyến khích học sinh về nhà phổ biến những việc làm này cho các thành viên trong gia đình và cộng đồng xung quanh để cùng tham gia. Mong muốn của nhà trường là, giáo viên và học sinh cùng thực hiện thành công "trường học không rác thải nhựa" và "gia đình không rác thải nhựa".
THCS Huỳnh Khương Ninh, các em học sinh đang dùng ly giấy thay cho ly nhựa để bảo vệ môi trường.
Thầy Cao Đức Khoa, Hiệu trưởng trường THCS Huỳnh Khương Ninh, quận 1 cho biết thêm: "Trường chúng tôi năm học vừa qua sử dụng túi đựng phần thưởng là túi tiêu hủy được, túi sinh học. Và chúng tôi triển khai việc này cho những năm tiếp theo".
Bảo vệ môi trường bằng cách "không rác thải nhựa" được xem là cách dễ thực hiện nhất và ai cũng có thể thực hiện được. Các trường học ở TP HCM đang nỗ lực xây dựng ý thức cho học sinh của mình từ chỗ bỏ rác đúng nơi quy định, phân loại rác ngay tại nguồn, cách hạn chế các vật dụng nhựa dùng một lần... đến trồng cây tạo cảnh quan, cải thiện môi trường sống./.
Theo VOV
Quảng Bình: Trường học vùng lũ căng mình khắc phục hậu quả để ổn định giảng dạy Sáng 6/9, sau khi lũ rút, các giáo viên, phụ huynh của nhiều trường học của Quảng Bình đã tích cực thu dọn, làm vệ sinh cũng như sắp xếp lại bàn ghế, đồ dùng học tập để ổn định công tác giảng dạy vào đầu tuần tới. Do ảnh hưởng của mưa lũ vừa qua, nhiều trường học trên địa bàn các...