Trường thu tiền quỹ lớp 800.000, ôn thi 900.000 có đúng?
Phụ huynh thắc mắc vì sao Trường THCS Nguyễn Trãi thu tiền quỹ lớp đến 800.000 đồng/tháng, tiền ôn thi vào lớp 10 đến 900.000 đồng/tháng trong khi trường khác ít hơn?
Ảnh minh họa: THANH ĐẠM
Qua thông tin đường dây nóng của báo Tuổi Trẻ, ông T.T.B., có con đang học lớp 9 Trường THCS Nguyễn Trãi, Q.Bình Tân, TP.HCM, phản ảnh ngoài tiền trường, mỗi tháng học sinh đóng thêm 360.000 đồng tiền “văn hóa ngoài giờ”, tiền quỹ lớp 800.000 đồng.
Mới đây ôn thi vào lớp 10 tại trường, học sinh phải nộp thêm 900.000 đồng. “Tôi có bạn ở Q.5, con cũng học lớp 9 nhưng đóng tiền học ít hơn trường con tôi” – ông B. nói.
Ông Hồ Thanh Danh, hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trãi, cho biết: “Các khoản thu nói trên chúng tôi thực hiện có sự thống nhất của giáo viên chủ nhiệm và ban đại diện hội phụ huynh học sinh.
Video đang HOT
Khoản 360.000 đồng/tháng là tiền dạy thêm học thêm, tiền quỹ lớp cũng do giáo viên chủ nhiệm và ban đại diện hội phụ huynh học sinh thống nhất. Tiền quỹ lớp cao vì trường có tổ chức lễ tri ân, trong buổi lễ có tiệc”.
“Riêng khoản thu 900.000 đồng để ôn thi vào lớp 10 là thời gian ôn của 4 tuần, tổng là 120 tiết. Số tiền này bao gồm: phí hồ sơ, hỗ trợ hội đồng thi. Trừ ra, số tiền còn lại sẽ chi 65% cho giáo viên ôn luyện, 15% chi cơ sở vật chất và còn lại là chi phí quản lý.
Mỗi năm mỗi khác, tùy theo vật giá, chủ yếu cũng lo cho đời sống anh em giáo viên” – ông Danh lý giải thắc mắc của phụ huynh về việc nếu tính các khoản thu trên chỉ ở mức 870.000 đồng (thực tế thu 900.000 đồng).
Ông Đỗ Minh Hoàng, chánh văn phòng Sở GD-ĐT, cho biết: “Khoản thu ở nhà trường phân làm ba loại. Thứ nhất là học phí theo quy định, thứ hai là thu hộ chi hộ, tức là thu những khoản thiết yếu như cơm trưa, mua tài liệu, phù hiệu… Tiền cơm phụ thuộc vào mặt bằng địa lý.
Thứ ba là thu thỏa thuận như đăng ký tiết ngoại khóa, nhà trường phải thống nhất với phụ huynh. Ngoài khoản thu quy định thì hai khoản thu còn lại được UBND quận, huyện thông qua cụ thể từng trường trên cơ sở thống nhất, được bàn thảo trong nhà trường.
Điều căn bản là những khoản thu ngoài phải trên nguyên tắc tự nguyện, đồng lòng của phụ huynh”.
Theo tuoitre.vn
Con được điểm cao, sao tôi buồn như 'mất sổ gạo'?
Nhìn điểm số của con cao bất thường, tôi thấy rất lo. Nhất là khi con kể 'lớp cuối cấp thường được thầy cô thương hơn mẹ ạ'.
Con gái tôi đang học lớp 9, lực học của con thế nào tôi rất hiểu. Những năm trước, chuyện con được điểm cao là rất hiếm. Thi thoảng tôi lại "được" cô giáo mời lên để nói chuyện, chủ yếu xoay quanh vấn đề lực học của con.
Bằng đủ mọi cách, tôi động viên con học tập chăm chỉ vì "cần cù bù thông minh".
Nhưng từ khi bước vào năm cuối cấp, bỗng nhiên điểm số của con ở hầu hết các môn đều cao hơn hẳn những năm trước rất nhiều. Nếu đó là sự cố gắng của con thì tôi chẳng có gì phải phiền lòng.
Nhìn điểm số của con cao bất thường, là người mẹ, tôi thấy rất lo. Nhất là khi con kể trong giờ kiểm tra, cô giáo làm lơ như không biết học trò quay bài, xem tài liệu. Con còn bảo rằng các lớp khác cũng vậy.
"Lớp cuối cấp thường được thầy cô thương hơn mẹ ạ", con kể. "Con còn biết nhiều phụ huynh đến gặp thầy cô để xin điểm cho con mình nữa cơ. Có bạn từ điểm trung bình lên điểm khá, có bạn từ điểm khá lên điểm giỏi đấy mẹ ạ".
Tôi để ý thấy con tỏ ra không vui khi được thầy cô "thương" như vậy. Con nhăn nhó: "Con thấy xấu hổ mẹ ạ". Tôi thật mừng vì con biết tự trọng.
Tôi đã gặp riêng cô giáo chủ nhiệm của con để nói về chuyện này thì cô lý giải rằng ngay từ đầu năm học, nhiều phụ huynh đã đến nói chuyện với thầy cô để mong con họ có điểm số cao để "dọn đường" vào các trường cấp 3 danh tiếng.
Quan trọng hơn, tỉ lệ học sinh trong trường đỗ vào các trường chuyên, trường nổi tiếng càng cao sẽ càng khẳng định "đẳng cấp" của trường.
Gặp cô giáo của con về, tôi càng thấy nặng nề hơn. Chia sẻ với một người bạn, tôi lại bị cho là cổ hủ, là dại, rằng con mình được thầy cô nới tay lẽ ra phải mừng, đằng này lại ủ rũ như "mất sổ gạo".
Ôi điểm số, đến bao giờ các con mới thoát khỏi "bóng ma" của nó?
Theo tuoitre.vn
Nữ sinh Hải Dương giành giải nhất viết thư quốc tế UPU Mượn hình ảnh ông già Noel, Bạch Dương đưa ra hàng loạt thông điệp về việc cần yêu thương, tôn trọng trẻ em. Ngày 11/5, Ban tổ chức cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 47 tại Việt Nam đã trao giải nhất cho em Nguyễn Thị Bạch Dương, học sinh lớp 8A, trường THCS Nguyễn Trãi (Nam Sách, Hải Dương)....