Trường thu tiền kiểu “tiền trảm hậu tấu”, Phòng Giáo dục chỉ đạo rút kinh nghiệm
Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai chỉ đạo rút kinh nghiệm sâu sắc với Ban đại diện cha mẹ học sinh và Ban giám hiệu nhà trường, đặc biệt là hiệu trưởng.
Như Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh, phụ huynh có con theo học tại Trường Mầm non Cự Khê (Thanh Oai, Hà Nội) bức xúc vì nhà trường thu tiền xã hội hóa làm điều hòa, rèm cửa theo kiểu “tiền trảm hậu tấu” và không bàn bạc, thảo luận với phụ huynh học sinh.
Ngày 29/9, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Oai đã có thông tin phản hồi và báo cáo kết quả sau khi làm việc với Trường Mầm non Cự Khê.
Văn bản trả lời do bà Bùi Thị Thu Hiền – Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Oai ký có nêu:
“Chuẩn bị đầu năm học 2020 – 2021, ngày 20/08/2020, Trường Mầm non Cự Khê đã được bàn giao 6 phòng học mới, tại 6 phòng học mới chưa có điều hòa, rèm cửa.
Trước thực trạng cơ sở vật chất các lớp mới để đảm bảo sức khỏe cho trẻ trong thời tiết nóng bức, Ban đại diện cha mẹ học sinh đề nghị nhà trường được xã hội hóa lắp đặt điều hòa, rèm cho 6 phòng học mới; và bổ sung rèm cửa cho 11 phòng học khu A bằng nguồn vận động tự nguyện của cha mẹ học sinh những trẻ mới vào trường năm học 2020 – 2021, các tập thể, cá nhân và các nhà hảo tâm.
Thời gian hoàn thành trước ngày khai giảng năm học mới.
Ban đại diện cha mẹ học sinh đã dự kiến mức vận động cho cha mẹ học sinh có các con ở các độ tuổi từ nhà trẻ đến mẫu giáo 5 tuổi (vì Ban đại diện cha mẹ học sinh có suy nghĩ học sinh mới vào trường được học ở những lớp đã có điều hòa do xã hội hóa từ những năm học trước nên đóng góp tự nguyện cho các bạn học ở các phòng học mới)”.
Cũng theo văn bản của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Oai: “Ngày 02/09/2020, Ban đại diện cha mẹ học sinh đã tiến hành lắp đặt điều hòa tại 6 phòng học mới.
Ngày 05/09/2020, trong buổi họp cha mẹ học sinh các nhóm lớp đã có cha mẹ học sinh có ý kiến không đồng tình nhất trí, do vậy Ban đại diện cha mẹ học sinh đã thống nhất vận động trên tinh thần tự nguyện.
Ngày 19/09/2020, sau khi nhận nghiệm thu, bàn giao từ đơn vị lắp đặt, tổng chi phí lắp điều hòa 6 phòng học mới hết 121.636.000 đồng.
Hợp đồng lắp đặt rèm cửa là 46.144.000 đồng (Tổng kinh phí lắp điều hòa và rèm cửa là 167.780.000 đồng)”.
Video đang HOT
Công văn của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Oai gửi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về sự việc tại Trường Mầm Non Cự Khê.
Thông tin phản hồi của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Oai cũng đã tổng kết kinh phí xã hội hóa tính đến ngày 27/09/2020 tại Trường Mầm non Cự Khê tổng số tiền xã hội hóa được 125.460.000 đồng đến từ đóng góp của cha mẹ học sinh khu A, cha mẹ học sinh khu B, các nhà hảo tâm cùng cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Oai khẳng định:
“Việc xã hội hóa lắp đặt điều hòa, rèm cửa ở Trường Mầm non Cự Khê xuất phát từ nguyện vọng của cha mẹ học sinh.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai phải được thực hiện trên tinh thần tự nguyện của tập thể, cá nhân và cha mẹ học sinh.
Ban đại diện cha mẹ học sinh do vội vàng, nôn nóng, muốn các con được mát mẻ ngay trong ngày đầu tiên đến trường, vì vậy Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa tuyên truyền và họp đến toàn thể cha mẹ học sinh các nhóm lớp.
Lắp đặt điều hòa trước sau đó mới họp toàn thể cha mẹ học sinh các lớp vào ngày 05/9/2020.
Đồng thời, Ban đại diện cha mẹ học sinh trước khi lắp đặt điều hòa đã dự kiến mức thu đến từng học sinh ở các độ tuổi nên đã gây bức xúc cho một số phụ huynh”.
Trước sự việc lần này, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Oai khẳng định:
“Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo rút kinh nghiệm sâu sắc với Ban đại diện cha mẹ học sinh và Ban giám hiệu nhà trường, đặc biệt là đồng chí Hiệu trưởng.
Đề nghị Ban đại diện cha mẹ học sinh việc xã hội hóa hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện, hết ngày 30/09/2020 sẽ tổng hợp quyết toán và niêm yết công khai.
Không thu tiền vận động xã hội hóa của học sinh khu A để thực hiện cho khu B”.
Văn bản của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Oai cũng cho biết: “Hiệu trưởng nhà trường có ý kiến sau khi cân đối lại thu chi nhà trường sẽ tiết kiệm chi để chi trả số tiền còn thiếu (nếu có)”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, cách đây 5 năm, vào tháng 10/2015, phụ huynh có con theo học tại Trường Mầm non Cự Khê cũng đã từng phản ánh về bất cập đối với những nguồn thu xã hội hóa. [1]
Nhiều năm qua, phụ huynh nhà trường cũng đã đóng góp ủng hộ mua tivi, bình nóng lạnh đảm bảo cơ sở vật chất trường học.
Năm nay, việc vận động thu xã hội hóa để lắp điều hòa, rèm cửa ở Trường Mầm non Cự Khê theo kiểu “tiền trảm hậu tấu” đã khiến phụ huynh vô cùng bức xúc.
Tài liệu tham khảo:
(1) https://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Giao-duc/812050/xa-hoi-hoa-hay-tan-thu-?fbclid=IwAR3kMuTaSg_2XQyLr1qLRy8YE9uyNpaM5mftN-xvSMRK01rSXc5vMRWp3DY
Công khai để chặn bớt nạn lạm thu tại các trường học
Mùa tựu trường năm nay, bên cạnh những âu lo mới về sự an toàn của học sinh mùa dịch COVID-19 và các tai nạn liên tiếp xảy ra trong khuôn viên trường học, phụ huynh lại tiếp tục đối diện với mối lo trường kỳ là tình trạng lạm thu, loạn thu tiền trường.
Tệ nạn này tồn tại công khai, kéo dài ở nhiều nơi, tiếng kêu than của phụ huynh nghèo, cận nghèo phải chạy ăn từng bữa như rơi vào chốn thinh không.
Đồng hành với nạn lạm, loạn thu là tình trạng kinh doanh trong trường học cũng ngày càng phát triển, kiểu như biến nhà trường thành "chợ... trường", bởi đủ kiểu bán mua trá hình. Bán từ vở, bán sách giáo khoa, sách tham khảo, sách hướng dẫn, bán dụng cụ học tập, bán bìa bao, nhãn vở; bán đồng phục, bán logo, bảng tên...
Có không ít trường, đặt bày ra quy định như thể "luật con" trong nhà trường, để biến học trò thành khách hàng bất đắc dĩ. Chẳng hạn, đồng phục học sinh thì bày ra khác kiểu, khác màu, thêm đai, thêm cầu vai...; đặt cả ra quy định đồng phục giày, dép, cặp, mũ; bày luôn ra "đồng phục...vở" (bìa có hình ảnh do trường phối hợp với nhà buôn để in)...
Lễ khai giảng năm học mới tại một trường học ở thành phố Nha Trang, Khánh Hoà. Ảnh: Đại Đoàn kết
Trong sản xuất, kinh doanh thì trẻ em, học sinh là nhóm khách hàng luôn được các nhà sản xuất, kinh doanh quan tâm. Còn ngành giáo dục các cấp và trường học là nơi tập trung, quản lý, có thể tác động, chi phối phân khúc khách hàng đặc biệt này. Trường học, ngành giáo dục các cấp vì thế đã trở thành thị trường, mà các nhà kinh doanh muốn tìm cách "xông vào".
Không ít quyết định, công văn của ngành giáo dục và trường học mang bóng dáng của sự "xông vào" này. Hiện trạng hợp tác, tài trợ biến hóa và phát triển nở rộ trong lĩnh vực giáo dục, trường học ở nhiều nơi từ sau khi có Thông tư 29/2012 quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 10.9.2012.
Đến năm 2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Thông tư 16/2018 ngày 3.8, để thay thế, điều chỉnh, hạn chế những bất cập, khả năng "vượt rào" trong các hoạt động "tài trợ cho các cơ sở giáo dục", quy định tại thông tư ban hành từ năm 2012. Thế nhưng, cho đến nay, những tiếng kêu của phụ huynh ở không ít nơi về nạn lạm thu, loạn thu đủ kiểu với học sinh vẫn chưa dứt.
Ngay đầu năm học 2020 - 2021, nhiều phụ huynh một số nơi vẫn còn phản ứng gay gắt việc bị lạm thu, bị nhà trường lập lờ bắt buộc mua sách giáo khoa kèm trọn bộ sách tham khảo dành cho học sinh lớp Một theo chương trình giáo dục mới.
Trong nhiều năm, Bộ và Sở Giáo dục và đào tạo nhiều nơi đều có những văn bản chỉ đạo, quy định nhằm ngăn chặn các tình trạng kể trên nhưng đến nay vẫn chưa dứt kêu ca, phản ứng của phụ huynh... Phải chăng, các cấp quản lý giáo dục và đào tạo đã "bó tay", "hết phép" để xử lý dứt điểm vấn nạn này?
Thực tế cho thấy không hẳn vậy. Tại Khánh Hòa, từ mấy năm qua, nạn loạn quy định đồng phục và nạn bán sách, vở, dụng cụ học tập... ở hầu hết trường học trong toàn tỉnh đã được khống chế hiệu quả. Kể từ năm 2014, Sở Giáo dục và đào tạo Khánh Hòa đã có văn bản quy định cụ thể về đồng phục học sinh: yêu cầu các trường trong toàn tỉnh, trừ các trường ngoài công lập, thực hiện đồng phục học sinh theo kiểu truyền thống (quần hoặc váy màu xanh mực, áo trắng). Và, các đơn vị, trường học không tổ chức các dịch vụ may, bán quần áo học sinh, bán sách giáo khoa...
Khi chuẩn bị năm học 2020 - 2021, Sở Giáo dục và đào tạo Khánh Hòa ban hành văn bản "cấm việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu ngoài quy định tại Thông tư 55/2011 ngày 22.11.2011 của Bộ Giáo dục và đào tạo".
Đồng thời, trước khi các trường họp phụ huynh đầu năm học, ngày 11.9.2020, Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Võ Hoàn Hải đã có văn bản chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường trực thuộc trong toàn tỉnh "niêm yết công khai các khoản thu và phụ thu tại bảng tin, website của đơn vị và thông báo tất cả các khoản thu đến từng phụ huynh học sinh".
Việc công khai tất cả các khoản thu của học sinh theo quy định, các khoản phụ thu, "thu hộ"..., kể cả các quy định, yêu cầu của nhà trường, của giáo viên từng lớp đối với học sinh liên quan đến tài chính, mua sắm lên trang website nhà trường hay lên trang thông tin của phòng Giáo dục và đào tạo là hoàn toàn có điều kiện thực hiện. Vì hiện nay, hầu như trường nào cũng có website, phòng Giáo dục và đào tạo nào cũng có trang thông tin.
Bắt buộc công khai nội dung thu tiền trong trường học như Khánh Hòa đang làm là một cách góp phần hạn chế, ngăn ngừa việc lợi dụng, lạm thu tiền học sinh tại các trường học. Dù rằng vẫn còn những quan chức, đơn vị tìm cách né tránh thực thi hoặc chỉ thi hành biện pháp công khai trên đây theo kiểu đối phó nhưng đó cũng là một kênh để nhận diện các trường hợp cần phải kiểm tra, xử lý nhằm mục tiêu phục vụ tốt nhất cho người học. Nếu cách làm tích cực này của Khánh Hòa - và chắc là vài nơi khác nữa chưa thể kể hết - được nhân rộng ra thì nạn lạm thu, loạn thu trong trường học sẽ sớm được khắc phục triệt để.
Nhiều khoản thu "vượt mặt" Sở Giáo dục (2) Trước khi các Sở Giáo dục ban hành quy định về những khoản thu trong trường học thì nhiều cơ sở giáo dục đã "nhanh tay" thu phí của phụ huynh. Vào đầu năm học mới, trên cơ sở căn cứ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì các Sở giáo dục địa phương sẽ ban hành các quy...