Trường thứ 2 đạt chuẩn kiểm định chất lượng của Mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á
Đây là trường thứ 2 trong cả nước được công nhận đạt chuẩn chất lượng AUN-QA cấp cơ sở giáo dục.
ảnh minh họa
Chiều 22/1, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á tổ chức Lễ trao giấy chứng nhận đạt chuẩn AUN-QA (tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á) cấp cơ sở giáo dục cho trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian được công nhận từ tháng 10/2017 – 10/2022. Đây là trường thứ 2 trong cả nước được công nhận đạt chuẩn chất lượng AUN-QA cấp cơ sở giáo dục (sau trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội).
Với kết quả này, trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là trường duy nhất Việt Nam cùng lúc đạt hai chuẩn kiểm định uy tín của khu vực và quốc tế gồm AUN-QA và HCERES (tiêu chuẩn của Hội đồng Cấp cao về Đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học Pháp).
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc đánh giá, kết quả này khẳng định nỗ lực của trường trong xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong một cách toàn diện, sâu rộng, trở thành đơn vị dẫn đầu cả nước trong công tác kiểm định chất lượng đào tạo; đồng thời thể hiện sự cam kết, minh bạch về chất lượng và cải tiến liên tục của nhà trường trong tất cả các mặt đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng. Kết quả này sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển chất lượng của nhà trường về mọi mặt, tương xứng với chuẩn mực quốc tế.
Nhân dịp này, Mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á đã trao Giấy chứng nhận đạt chuẩn AUN-QA cấp chương trình đào tạo cho 9 chương trình đào tạo thuộc các trường đại học thành viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2017 đánh dấu bước tiến trong hội nhập quốc tế và khu vực của hoạt động kiểm định giáo dục đại học Việt Nam, khi có 4 trường đầu tiên của cả nước (Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Xây dựng) đạt chuẩn kiểm định HCERES cấp cơ sở giáo dục; 2 trường đầu tiên (Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) đạt chuẩn AUN-QA cấp cơ sở giáo dục.
Bộ tiêu chuẩn AUN-QA cấp cơ sở giáo dục bao gồm 25 tiêu chuẩn, 111 tiêu chí, được chia thành 4 nhóm gồm: Đảm bảo chất lượng về mặt chiến lược; đảm bảo chất lượng về mặt hệ thống; đảm bảo chất lượng về mặt thực hiện chức năng và kết quả.
Trong đó, các chức năng chính của một trường của đại học gồm đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn AUN-QA, tất cả các nhóm tiêu chuẩn phải đạt từ 4 điểm (thang 7) trở lên
Theo Bnews.vn
Bộ GD-ĐT yêu cầu khắc phục bệnh thành tích trong toàn ngành
Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các sở, các trường ĐH, học viện, CĐ, trung cấp có đào tạo giáo viên yêu cầu khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.
ảnh minh họa
Theo đó, Bộ GD-ĐT nhìn nhận, ngoài những nỗ lực toàn ngành, vẫn còn những biểu hiện tiêu cực và bệnh thành tích như: thiếu trung thực trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thi và kiểm tra đánh giá xếp loại; nể nang, thiếu dân chủ trong bình chọn, xếp loại thi đua, khen thưởng.
Hay cào bằng, dễ dãi trong suy tôn; che dấu hạn chế, yếu kém; áp đặt chỉ tiêu quá cao so với khả năng thực tế; tổ chức trao thưởng phô trương, hình thức, lãng phí làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, uy tín và sự công bằng trong ngành.
Do đó, Bộ yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt việc đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, từng bước khắc phục bệnh thành tích.
Cụ thể, rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản quy định, yêu cầu dễ dẫn tới bệnh thành tích trong giáo dục.
Không tổ chức các hoạt động giáo dục trái quy định, gây áp lực cho người dạy, người học và cha mẹ học sinh. Không lấy kết quả của các kỳ thi, các hoạt động giao lưu do địa phương tổ chức để đánh giá xếp loại thi đua, xét khen thưởng đối với các cá nhân, đơn vị.
Thực hiện tốt kỷ cương, nền nếp, quy chế dân chủ ở cơ sở giáo dục; đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục.
Phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời mọi hành vi, biểu hiện tiêu cực trong dạy, học và bệnh thành tích.
Xây dựng và công bố công khai các tiêu chí thi đua cụ thể, có cơ sở khoa học, minh chứng rõ ràng, phù hợp với thực tế, đặc thù của từng địa phương, đơn vị. Thành tích của đơn vị, cá nhân được đánh giá bằng sự tiến bộ của chính đơn vị, cá nhân đó.
Bộ GD-ĐT nhấn mạnh khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục là việc làm thường xuyên, không phô trương, hình thức và là giải pháp quan trọng để tăng cường nền nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Bộ cũng yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành nghiêm túc triển khai thực hiện, định kỳ hàng quý, kết thúc học kỳ 1 và năm học báo cáo kết quả thực hiện về Bộ để kịp thời chỉ đạo.
Theo Vietnamnet
Kiểm định chất lượng đại học không thể dùng hợp đồng kinh tế Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục đại học với 25 tiêu chuẩn và 111 tiêu chí. Theo GS Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, có hai vấn đề mà ông thấy băn khoăn nhất khi đọc dự thảo lần này. Đó là hợp...