Trường THPT Sóc Sơn phòng dịch Covid-19 ra sao trong ngày đầu đón học sinh trở lại?
Cùng hàng trăm cơ sở giáo dục trên địa bàn TP Hà Nội, sáng 4/5, trường THPT Sóc Sơn ( huyện Sóc Sơn) đã đón học sinh trở lại trường sau thời gian dài tạm nghỉ để phòng dịch Covid-19.
Học sinh trường THPT Sóc Sơn quay trở lại trường trong sáng 4/5. Tất cả đều thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang.
Từ 6h30 sáng 4/5, nhiều cán bộ, nhân viên đã có mặt tại cổng trường để đón học sinh trong ngày đầu trở lại. Tại cổng trường, giáo viên phụ trách đội hướng dẫn học sinh xếp thành 3 hàng lối, giãn cách. 3 cán bộ, nhân viên trong trường tiến hành đo thân nhiệt cho từng em học sinh trước khi vào trường.
Để phòng dịch Covid-19, nhà trường đã yêu cầu 100% học sinh phải đeo khẩu trang. Ghi nhận thực tế cho thấy, học sinh đã chấp hành tương đối nghiêm túc quy định này. Việc đeo khẩu trang được thực hiện trong suốt quá trình các em học sinh ở trường, ngay cả trong phòng học, giờ tập thể dục hay giờ ra chơi.
Hiệu trưởng Nguyễn Thị Diệu Thanh cho biết, trường THPT Sóc Sơn có 1.825 học sinh, với tổng số 41 lớp. Đây cũng là ngôi trường cấp 3 có quy mô học sinh lớn nhất trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
Hiện, toàn trường chỉ có 20 phòng học. Con số này không đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất để bố trí học sinh đến trường bảo đảm giãn cách. Chính vì vậy, nhà trường đã phải trưng dụng cả phòng thí nghiệm, thư viện, nhà thể chất… để phục vụ công tác giảng dạy.
3 cán bộ được phân công chờ sẵn tại cổng trường từ sớm, tiến hành đo thân nhiệt cho từng em học sinh
Với tổng số 41 lớp, nhà trường đã phải họp nhiều lần để xây dựng phương án cho học sinh đến trường bảo đảm giãn cách. Theo đó, 13 lớp của Khối 12 sẽ được ưu tiên học vào toàn bộ các buổi sáng trong tuần (từ thứ Hai đến thứ Bảy).
Video đang HOT
Đối với Khối 10, học sinh sẽ đến trường vào buổi chiều các ngày thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy. Học sinh Khối lớp 11 sẽ đến trường vào các buổi chiều thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu. Với cách phân chia trên, mỗi buổi học (sáng hoặc chiều) tại trường THPT Sóc Sơn sẽ có khoảng 500 – 600 học sinh đến trường.
Để bảo đảm công tác phòng dịch Covid-19, nhà trường đã huy động từ các nguồn xã hội hoá để trang bị cho mỗi lớp học 1 máy đo thân nhiệt. Việc đo thân nhiệt được thực hiện bởi chính các em học sinh, dưới sự giám sát của giáo viên. Thân nhiệt của từng học sinh được ghi chép đầy đủ để theo dõi giám sát qua từng ngày.
Trong khuôn viên nhà trường cũng bố trí nhiều bàn nước rửa tay khô. Tại các bồn rửa tay được trang bị xà phòng diệt khuẩn. Học sinh được yêu cầu khử khuẩn trước khi vào lớp học và sau khi tan trường. Một phòng tiếp cha me học sinh cũng đã được trưng dụng để làm phòng cách ly trong trường hợp có học sinh mắc triệu chứng như: Sốt, ho…
Học sinh trường THPT Sóc Sơn xếp thành hàng lối, thực hiện việc đo thân nhiệt trước khi vào trường
Việc đo thân nhiệt được thực hiện nghiêm túc đối với từng học sinh. Bất cứ trường hợp nào có biểu hiện bất thường về sức khoẻ sẽ được đưa đi giám sát y tế
Học sinh tự giác khử khuẩn tay khi đến trường, trước giờ vào lớp học
Để bảo đảm giãn cách, nhà trường đã phải trưng dụng phòng đọc thư viện thành phòng học. Học sinh thực hiện việc đeo khẩu trang ngay cả trong giờ học.
Trong giờ tập thể dục, học sinh cũng phải thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang phòng dịch
Giờ ra chơi, học sinh tại các lớp sẽ thực hiện việc đo và ghi chép thân nhiệt dưới sự giám sát của cán bộ, giáo viên nhà trường
Phòng tiếp cha mẹ học sinh được trưng dụng làm phòng cách ly trong trường hợp có học sinh có biểu hiện sốt, ho…
Trường quốc tế không ngại giãn cách
Việc thực hiện giãn cách chổ ngồi theo khuyến cáo của Bộ Y tế đối với các trường quốc tế là điều không quá khó khăn, bởi số lượng học sinh ít. Tuy nhiên hoàn thành tiêu chí này không đơn giản.
Xếp bàn cách nhau 1,5m tại Trường Quốc tế Úc - Ảnh: Ý NGUYÊN
Ra chơi từng đợt
Theo TS Roderick Crouch - tổng hiệu trưởng Trường Quốc tế Úc (AIS), quy định giãn cách 1,5m trước đây đúng là vấn đề khá thách thức. Nhà trường phải sắp xếp lại lớp học, sử dụng những "không gian mở" để học sinh có thêm chỗ ngồi học an toàn. "Chúng tôi tính toán lại cách sắp đặt bàn học trong lớp, tại căngtin, đưa ra những quy trình mới nhằm bảo đảm duy trì khoảng cách an toàn cho tất cả mọi người" - ông Crouch nói.
Trong khi đó, cô Nguyễn Thị Thu Huyền - phó tổng hiệu trưởng Trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan (VFIS) - cho biết do diện tích rộng lại ít học sinh (khoảng 200 em), việc thực hiện ngồi cách nhau 1m hay 1,5m không quá khó khăn. Một số lớp được thiết kế có vách ngăn nay có thể gom lại thành phòng học lớn và dư chỗ ngồi xa nhau.
Cô Huyền cho biết thêm trường cũng tăng cường số xe buýt đưa đón học sinh để có thể giảm số lượng người trên xe. Học sinh được yêu cầu chỉ ngồi hàng sát kế hai bên cửa sổ và không đùa giỡn trên xe. Nhà trường cũng điều chỉnh giờ chơi, thay vì toàn trường ra chơi cùng lúc như trước đây, trường cho ra chơi từng đợt, mỗi đợt bốn lớp. Các lớp này được bố trí từng khu vực sân chơi khác nhau, hạn chế tối đa tụ tập đông người.
Đau đầu học phí
Những ngày qua liên tục có những đơn cầu cứu của phụ huynh một số trường quốc tế gửi đến Sở GD-ĐT TP.HCM và UBND TP.HCM về vấn đề học phí học kỳ 2 năm học 2019-2020. Theo nhiều phụ huynh, việc con họ phải học online mùa dịch, không đảm bảo về thời lượng cũng như chất lượng thì nên giảm sâu từ 50-70% hoặc hoàn toàn miễn học phí trong thời gian tạm nghỉ vì dịch COVID-19. Về phía các trường quốc tế, một số quyết định giảm học phí theo tỉ lệ phần trăm khác nhau theo từng cấp học, một số cho phụ huynh thêm các quyền lợi cho năm học sau, chỉ số ít trường là giảm 100% học phí học kỳ này.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo một trường quốc tế có phụ huynh gửi đơn cầu cứu trong mùa dịch cho biết trên tinh thần họ vẫn giữ nguyên học phí học kỳ 2, nhưng hoàn trả toàn bộ các khoản tiền đưa đón, ăn uống. Lý do là để duy trì dạy và học online, nhà trường vẫn hoạt động, đội ngũ giáo viên nhà trường làm việc cật lực và vẫn duy trì chất lượng chương trình.
Bên cạnh đó, toàn bộ đội ngũ giáo viên, nhân viên đều được trả lương đầy đủ như bình thường. "Sau dịch, trường cũng tiến hành dạy bù cho các em, đồng thời cho các em những quyền lợi về tài chính trong khóa hè hay năm học sau 2020-2021 thay cho giảm học phí học kỳ 2" - vị này nói.
Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết đến nay đã nhận được đơn kiến nghị, cầu cứu của nhóm phụ huynh ba trường quốc tế trên địa bàn. Sở cho biết trước mắt sẽ yêu cầu các trường này báo cáo về vấn đề này trước khi có những quyết định tiếp theo.
Liên kết trực tiếp với bệnh viện
Theo cô N.T.H. - trưởng bộ phận y tế của cơ sở trường quốc tế tại Q.Tân Bình (TP.HCM), ban giám hiệu nhà trường chủ động nhờ một bệnh viện ngay trong quận để phòng tình huống khẩn cấp như có trường hợp cần cách ly hay nghi nhiễm bệnh. Ngoài ra, bệnh viện cũng cử đội ngũ y tế đến trường thường xuyên tư vấn về các biện pháp phòng chống trong nhà trường, chỉ ra những điểm cần lưu ý như phun xịt khử khuẩn kỹ lưỡng hay lập những "phòng tuyến" từ cổng trường đến sân trường, vào lớp học ra sao.
Trường học trang bị máy nhắc nhở học sinh đeo khẩu trang Để học sinh quay trở lại trường học được đảm bảo an toàn, ngoài việc dọn vệ sinh, khử trùng... Trường THPT Phan Châu Trinh đã trang bị "máy nhắc học sinh đeo khẩu trang" đặt tại cổng. Chia sẻ về điều này, cô Nguyễn Thị Thảo Sương - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) - cho biết, đây...