Trường THPT Như Xuân: 40 năm xây dựng và trưởng thành
Được thành lập vào ngày 27-1-1980, Trường THPT Như Xuân đã trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, vững vàng vượt qua bao thử thách, ngày càng lớn mạnh về mọi mặt, trở thành điểm sáng, nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của bao thế hệ học sinh ở huyện miền núi Như Xuân.
Từ mái trường này, nhiều tài năng đã được phát hiện, vun trồng và thành đạt trên nhiều lĩnh vực, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương.
Ban giám hiệu Trường THPT Như Xuân đón nhận Bằng công nhận trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Ảnh: Tiến Linh (Trường THPT Như Xuân)
Lật giở lại quá trình hình thành và phát triển của nhà trường, chúng ta hồi tưởng lại về những năm 70 của thế kỷ XX, khi đó huyện Như Xuân và huyện Như Thanh chưa chia tách, vẫn đang là huyện miền núi có tên Như Xuân với địa hình rộng, giao thông khó khăn, dân cư thưa thớt. Trên địa bàn huyện có một trường cấp 3, với tên gọi Trường Phổ thông cấp 3 Như Xuân đặt tại thị trấn Bến Sung.
Ở thời kỳ đó, điều kiện đi lại, học tập của con em trên địa bàn vô cùng khó khăn, vất vả, nhất là học sinh ở các xã vùng cao. Năm học 1976 – 1977 là năm học đặt nền móng cho việc thành lập trường, lúc này nhà trường mới có 2 lớp với 6 thầy, cô giáo và 85 em học sinh, được xem là “những đứa con đầu lòng”; qua 2 năm học, nhà trường đã làm thêm được 4 phòng học tranh tre nứa lá với tổng số 6 lớp.
Cùng với sự lớn mạnh của nhà trường, số lượng cán bộ, giáo viên cũng được thay đổi qua các thời kỳ, ban đầu chỉ có 6 thầy cô, đến năm học 1977 – 1978, trường đã có 20 thầy cô giáo, từ khắp các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh về giảng dạy. Thế hệ lãnh đạo đầu tiên của nhà trường, có thầy Phan Thanh Lưu, phó hiệu trưởng phụ trách phân hiệu năm 1977, thầy Lê Văn Nhật phụ trách phân hiệu năm 1978.
Qua quá trình xây dựng, thực hiện chủ trương, đường lối phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước, Trường PTTH Yên Cát được thành lập theo Quyết định số 86/QĐ ngày 27-1-1980 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục, tiền thân của Trường THPT Như Xuân ngày nay, khi đó thầy giáo Lê Đình Đàn làm quyền hiệu trưởng năm 1980 và đến năm 1983 làm hiệu trưởng và là hiệu trưởng đầu tiên của nhà trường.
Từ khi thành lập cho đến năm 1990, nhà trường đã trải qua nhiều lần thay đổi về tên gọi. Từ Trường PTTH Yên Cát, Trường PTTH Như Xuân 2, Trường Phổ thông dân tộc cấp II-III Như Xuân, Trường Cấp II-III Như Xuân và Trường THPT Như Xuân.
Video đang HOT
Năm 1997 là một năm đặc biệt đối với giáo dục huyện Như Xuân, thực hiện Nghị định số 72/NĐ-CP, ngày 19-11-1996 của Chính phủ về việc chia tách huyện Như Xuân thành 2 huyện Như Xuân và Như Thanh, với địa giới hành chính như ngày nay, Trường Cấp II-III Như Xuân lúc này đã lớn mạnh về quy mô và số lượng học sinh, trở thành trường số 1 của huyện và là ngôi trường duy nhất trong huyện Như Xuân mới đào tạo cấp 3.
Để đáp ứng thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong giai đoạn mới, cũng như để phù hợp với tình hình đào tạo của các loại hình, cấp học, UBND huyện Như Xuân đã ra Quyết định số 600/QĐ/UB-NX, ngày 25-9-1997 về việc chia tách Trường Cấp II-III Như Xuân thành hai cơ sở giáo dục theo cấp học. Trường cấp III được mang tên Trường THPT Như Xuân và ổn định tên gọi cho đến ngày nay.
Vào những năm đầu của thế kỷ XXI, do nhu cầu học tập của con em trong huyện tăng cao, nhằm đáp ứng cho con em của huyện Như Xuân được học tập, ngày 12-10-2007, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 1390/QĐ-UBND thành lập Trường THPT Như Xuân II. Trường THPT Như Xuân II ra đời không chỉ là đáp ứng nguyện vọng tha thiết của Nhân dân các dân tộc trong huyện, Nhân dân các xã Xuân Hòa, Xuân Bình, Bãi Trành, đáp ứng ngày càng cao hơn nhu cầu phát triển giáo dục, thể hiện sự phát triển về kinh tế, xã hội và giáo dục của huyện nhà, mà trên hết đã ghi một bước ngoặt trong tiến trình gần 30 năm hình thành, phát triển của nhà trường.
Vào năm học 2017 – 2018, do nhu cầu học tập của Nhân dân và con em vùng “sáu Thanh” huyện Như Xuân tăng cao, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 2183-QĐ/UBND ngày 26-6-2017 tách 12 lớp với số lượng gần 400 học sinh từ Trường THPT Như Xuân ghép với Trường THCS Thanh Quân thành Trường THCS&THPT Như Xuân. Như vậy từ một Trường THPT Như Xuân, đến nay trên địa bàn huyện Như Xuân đã có ba trường để học sinh THPT tham gia học tập, học sinh được học gần nhà không còn phải đi trọ học xa nhiều như trước nữa.
Trong những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013-2020″ của UBND tỉnh Thanh Hóa, Trường THPT Như Xuân đã có nhiều giải pháp nhằm đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học; định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông.
Với sự cố gắng nỗ lực không ngừng, ngày 14-11-2017, UBND tỉnh đã có Quyết định số 4337/QĐ-UBND công nhận Trường THPT Như Xuân đạt chuẩn quốc gia, đây là một mốc son đánh dấu sự phát triển và trưởng thành của nhà trường. Kết quả này là sự phấn đấu không mệt mỏi của các thế hệ lãnh đạo, các thầy, cô giáo và học sinh trong gần 40 năm qua, khẳng định sự lớn mạnh và trưởng thành của nhà trường, là niềm tự hào không chỉ của các thế hệ thầy, cô giáo, học sinh của nhà trường mà là niềm tự hào của toàn thể Nhân dân huyện nhà.
Hiện tại Trường THPT Như Xuân có 61 thầy cô, có 9 thầy, cô trình độ thạc sĩ (đạt 15%), có 1 cô đạt giáo viên giỏi cấp quốc gia, có 10 thầy, cô được công nhận là giáo viên giỏi cấp tỉnh, có 13 thầy, cô được tặng Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), có 14 thầy, cô được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
Qua 40 năm chăm lo sự nghiệp trồng người, từ mái trường này bao lớp học sinh đã học tập, rèn luyện và trưởng thành và đạt được những thành tích đáng tự hào. Nhà trường đã có 305 học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, có 8.866 học sinh tốt nghiệp, đã có tới hơn một ngàn học sinh đậu vào các trường đại học và cao đẳng.
Chất lượng đầu ra của học sinh cũng được nâng cao, trường đã có học sinh thủ khoa, á khoa các trường đại học, tiêu biểu là em Phạm Việt Hà – thủ khoa Học viện Hành chính năm 2014; trường đã có 8 học sinh thi tổ hợp ba môn thi đại học được 27, 28 điểm. Năm 2016, lần đầu tiên nhà trường có học sinh Nguyễn Văn Trung Anh đạt giải ba chung kết cuộc thi “Âm vang xứ Thanh”.
Trong hành trình 40 năm qua, Trường THPT Như Xuân đã được Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2011); năm 2017, trường được công nhận là trường THPT đạt chuẩn quốc gia; nhà trường được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen (năm 2007), 2 lần được tặng Cờ thi đua của UBND tỉnh Thanh Hóa (năm 2017 và 2019), nhiều lần được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen và Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa tặng Giấy khen.
Những ngày này, các thế hệ thầy và trò Trường THPT Như Xuân đang hân hoan hướng về kỷ niệm 40 năm ngày thành lập trường. Dù đang ở đâu, làm công việc gì, họ cũng cùng chung một tình yêu lớn và bằng những hành động thiết thực hướng về ngôi trường thân yêu, nơi đã gieo mầm tri thức, nuôi dưỡng, chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của biết bao thế hệ học trò.
Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, Trường THPT Như Xuân tiếp tục tập trung lãnh đạo toàn diện hoạt động của nhà trường, nâng cao chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học” để giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia.
Điểm tựa, khát vọng từ ngôi trường 100 tuổi của Thành Nam
"Lê Hồng Phong, Điểm tựa và Khát vọng" là tọa đàm nằm trong chuỗi sự kiện hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập, 60 năm trường mang tên Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, ngôi trường chuyển không chỉ nổi tiếng ở thành Nam mà còn trên toàn quốc.
Buổi tọa đàm giúp các thế hệ học sinh nhận thức sâu sắc về những điểm tựa để từ đó tự tin hiện thực hóa khát vọng của mình.
Trong lời phát biểu khai mạc Tọa đàm, TS. Phạm Thị Huệ, Hiệu trưởng nhà trường đã xúc động khẳng định những câu chuyện khi còn học tập, khi dấn thân lập nghiệp, thành danh của mỗi diễn giả sẽ là cầu nối các thế hệ giáo viên và học sinh Lê Hồng Phong cùng hướng về tri ân mái trường này, nơi mỗi người đã, đang và sẽ tìm thấy những điểm tựa vững chắc,những khát vọng cao đẹp, cũng là khởi đầu cho những dự định, kế hoạch học tập rèn luyện để phát triển toàn diện, tự tin hội nhập.
Diễn giả được học sinh Lê Hồng Phong hiện tại đặc biệt mong chờ và dành nhiều câu hỏi trong phần tương tác là Nguyễn Anh Hoa, cựu học sinh chuyên Toán khóa 1995-1998, người sở hữu điểm tuyệt đối 40/40 kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia môn Toán. Được mệnh danh là "người leo núi bền bỉ", Nguyễn Anh Hoa đã mang đến Tọa đàm câu chuyện cuả người sở hữu những vị trí số Một.
Nguyễn Anh Hoa mang đến câu chuyện của bản thân khi biến những áp lực của người đứng đầu thành động lực để dấn thân với không chỉ trí thông minh mà còn nhờ vào các kỹ năng mềm khác như khả năng quản lý bản thân, làm việc nhóm, thấu hiểu, động viên, thuyết phục người khác.
Câu chuyện của Nguyễn Anh Hoa giúp mỗi học sinh hôm nay hiểu hơn về những thách thức của cuộc sống thực tế. Nhưng trên hết là khích lệ các em theo đuổi đam mê, sẵn sàng dấn thân. Bởi theo Nguyễn Anh Hoa, đích đến không quan trọng bằng hành trình, những gì thực sự trải qua mới là điều ta mong muốn, và những ngã rẽ, bước ngoặt cuộc đời tất yếu sẽ đến, sẽ thử thách trí tuệ, quyết tâm và đam mê của mỗi người.
Đứng giữa không gian sân trường xưa, Nguyễn Anh Hoa mong muốn mình trở thành một điểm tựa tiếp sức cho thế hệ học sinh hiện tại tự tin phát huy năng lực của mình. Không chỉ là những kinh nghiệm được chia sẻ khi tương tác với học sinh, mà một Dự án giúp đỡ các học sinh tiếp cận với học bổng du học mang tên "Dreambig" do anh phối hợp cùng cựu học sinh và nhà trường đã được khởi tạo.
Còn cựu học sinh Lưu Minh Phương, chuyên Văn, khóa 1980-1983 đã mang đến buổi tọa đàm một câu chuyện đầy cảm hứng. Vốn là cựu học sinh chuyên Văn nhưng lại đoạt huy chương Vàng Olympic tiếng Nga, học ngoại ngữ nhưng thích làm thơ, cuối cùng lại làm nghề kỹ sư đóng tàu và bây giờ là Tổng Giám đốc.
Người có thể tự tin học giỏi tất cả các môn học, người có thể làm tốt và rất tốt trong nhiều lĩnh vực, người vừa giỏi nghề vừa thạo đàn giỏi hát, vừa trí tuệ lại rất tâm hồn. Bản nhạc Nga do anh viết lời, được anh dạo lên hòa trong tiếng hát đã khiến những khán giả tham gia buổi tọa đàm bất ngờ và xúc động.
Trong cương vị là những khách mời tương tác và bình luận, mỗi cựu học sinh có những cách thức tri ân ngôi trường và góp vào một tiếng nói riêng để cây cầu nối của hôm nay từ đây sẽ dài hơn, bền bỉ hơn trong niềm kiêu hãnh về mái trường.
Kĩ sư Công nghệ thông tin Trần Việt Hải, Giám đốc BKAV Electronics, cựu học sinh chuyên Tin, khóa 2001-2004 tiếp tục đem đến những chia sẻ hóm hỉnh mà trí tuệ, đồng thời mở ra những cơ hội và sự hứa hẹn cho học sinh trong những bước đi sau này.
Diễn giả Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm Fecon, cựu học sinh chuyên Lý, khóa 1986-1989, không chỉ cho chúng ta những góc nhìn đặc biệt về cuộc sống mà còn thực sự là một điểm tựa cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng giàu ý chí vươn lên học giỏi khi ông là một trong những thành viên khởi xướng và thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển tài năng Lê Hồng Phong sẽ ra mắt chính thức trong Lễ kỷ niệm trường 100 năm tuổi.
PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Vân, chuyên gia Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, cựu học sinh chuyên Văn, khóa 1979-1982, nguyên giáo viên tổ Ngữ văn, đã có những lời bình thấm thía, sâu lắng và tràn đầy cảm xúc về những câu chuyện của các diễn giả.
Cô Nguyễn Thị Hồng Vân đã khẳng định, tình nghĩa thầy trò sâu nặng từ những năm tháng học trò dưới mài trường thân thương chính là điểm tựa để mỗi học sinh hướng đến chân trời khát vọng của mình và đó cũng là lý do để họ hội tụ, trở về, sẵn sàng trở thành điểm tựa tiếp sức, mở hướng cho các thế hệ tiếp nối.
Bằng những hành động thiết thực, các Cựu học sinh thành đạt đã cùng nhau trở về để chia sẻ với nhà trường và học sinh hiện tại những dự định starup, truyền cảm hứng cho các em trên con đường xây dựng lộ trình học tập, phát triển toàn diện để tự tin hội nhập. Không có khoảng cách thế hệ, chỉ một tiếng nói chung, một điểm tựa bền vững từ mái trường và những khát vọng đẹp từ học sinh hôm nay không ngừng được thắp lên từ chính khát vọng của các thế hệ học sinh đi trước.
Những thủ khoa "vươn lên" từ lũ Kỳ thi HSG tỉnh Nghệ An năm 2020, huyện vùng lũ Thanh Chương đã góp 3 gương mặt thủ khoa môn Ngữ văn, Lịch sử, Hóa học. Cô giáo Nguyễn Thị Thủy và em Nguyễn Thị Phương (Trường THPT Đặng Thúc Hứa, huyện Thanh Chương), thủ khoa HSG tỉnh Nghệ An môn Văn. Đây là mảnh đất chịu thiệt hại nặng nhất của...