Trường THPT Lê Chân (Hải Phòng): Nhiều khoản thu vô lý đầu năm học
Ngoài những khoản đóng góp theo quy định, khoản “thu hộ, mua hộ”, Trường THPT Lê Chân (quận Lê Chân) đã triển khai thu tiền học thêm và nhiều khoản thu khác.
Góc sân Trường THPT Lê Chân dùng để trông xe của học sinh.
Vận động lúc kinh tế khó khăn
Dự kiến dịp 20/11 sắp tới, Trường THPT Lê Chân sẽ tổ chức kỷ niệm 20 năm ngày thành lập. Nhân dịp họp phụ huynh đầu năm học mới, giáo viên các lớp đã phát động ủng hộ hoạt động này của nhà trường. Theo một phụ huynh có con học lớp 11B2, trong cuộc họp, giáo viên đã triển khai khoản thu ủng hộ ngày thành lập trường với mức 150 nghìn đồng/học sinh.
Phụ huynh cho rằng, việc vận động tài trợ ngày thành lập trường không hợp lý khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
Hơn nữa, phụ huynh không được phổ biến nên không nắm được kế hoạch cũng như chủ trương của Sở GD&ĐT về việc tổ chức sự kiện này. Theo quan điểm của nhiều phụ huynh, khi kế hoạch tổ chức chưa rõ ràng mà nhà trường đã vội vàng vận động đóng góp là không hợp lý.
Cũng trong cuộc họp phụ huynh ngày 26/9, giáo viên đã triển khai thu nhiều khoản như 250 nghìn đồng tiền quỹ trường, 500 nghìn đồng quỹ lớp; tiền vệ sinh và nước uống 100 nghìn/tháng; 50 nghìn đồng tiền gửi xe; học thêm các môn Toán, Văn, Tiếng Anh tổng cộng hơn 600 nghìn đồng.
Phụ huynh cho rằng, nhà trường thu tiền nước uống là không hợp lý bởi trường có hệ thống cấp nước và không phải mua nước bên ngoài. Hơn nữa, phòng nước của nhà trường ẩm, thấp, vệ sinh không tốt nên con em họ không dám vào uống.
Video đang HOT
Không chỉ thu tiền gửi xe, nhà trường còn phân loại xe để thu. Chẳng hạn như với học sinh lớp 10C8, được phân ra 3 mức: Không đi xe đạp phải đóng tổng cộng là 2.262.000 đồng; Đi xe đạp thường đóng 2.297.000 đồng; Đi xe đạp điện phải đóng chênh thêm 15 nghìn đồng là 2.312.000 đồng.
Phụ huynh lớp 10C8 cho hay, ngoài các khoản thu như quỹ trường, quỹ lớp, nước uống, vệ sinh, gửi xe…, cô giáo còn vận động mỗi học sinh đóng thêm các khoản như quỹ thanh niên 150 nghìn đồng, 100 nghìn đồng đóng trực tiếp cho cô để chi các hoạt động trên lớp.
Phụ huynh này tỏ ra băn khoăn, không hiểu các quỹ trên do ai lập ra, dùng làm gì, đơn vị nào đồng ý cho thu quỹ này? Hơn nữa, khi phụ huynh phải đóng 500 nghìn đồng quỹ lớp, tại sao cô giáo còn thu thêm 100 nghìn tiền chi các hoạt động tại lớp? Vậy quỹ lớp dùng vào việc gì? Tình hình dịch bệnh khó khăn, nhà trường không tỏ ra thông cảm cho phụ huynh mà thu những khoản rất vô lý, một phụ huynh bày tỏ.
Một phụ huynh khác của lớp 10C8 chia sẻ, ngay buổi họp đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm đã thông báo các khoản thu. Phụ huynh này đã đóng cho con hơn 2 triệu đồng ngay buổi họp.
Ngoài quỹ trường, quỹ thanh niên, ủng hộ ngày thành lập trường, gửi xe, quỹ lớp, vệ sinh, nước uống… phụ huynh còn phải đóng các khoản như đồng phục quốc phòng (295 nghìn đồng), sổ liên lạc điện tử (50 nghìn đồng), bảo hiểm toàn diện (100 nghìn đồng), học thêm tại trường (432 nghìn đồng), học thêm tiếng Anh người nước ngoài (135 nghìn đồng).
Lời nói và hành động “bất nhất”
Danh sách học sinh lớp 10C8 đã nộp tiền theo phân loại của giáo viên chủ nhiệm.
Ngày 27/9, trao đổi với Báo GD&TĐ, bà Nguyễn Thị Xã – Hiệu trưởng Trường THPT Lê Chân – cho hay, nhà trường mới họp phụ huynh để triển khai chủ trương về các khoản thu, xin ý kiến phụ huynh. Sau khi phụ huynh đồng ý, nhà trường làm tờ trình xin ý kiến Sở GD&ĐT, khi Sở đồng ý nhà trường mới triển khai thu.
Bà Xã cũng khẳng định, nhân ngày thành lập, trường vận động phụ huynh ủng bằng vật chất chứ không ủng hộ tiền mặt.
Cũng nhân dịp này, Đoàn Thanh niên của trường muốn sửa sang bồn hoa, cây cảnh nên xin chủ trương vận động quỹ thanh niên nhưng hiện chưa tiến hành thu tiền. Nhà trường không thu tiền nước uống vì đã có hệ thống cấp nước cho học sinh. Ngoài ra, tiền vệ sinh, trông xe áp dụng với những học sinh đi xe đến trường và những lớp không thể tự vệ sinh thì thuê lao công giúp đỡ, bà Xã cho biết thêm.
Ngoài ra, bà Xã cho rằng, nhà trường không triển khai mua đồng phục cho học sinh, không tổ chức dạy thêm nên không thu tiền.
Tuy nhiên, trước việc nhiều phụ huynh phản ánh đã đóng tiền cho giáo viên chủ nhiệm lớp, bà Xã cho rằng, nhà trường đã quán triệt giáo viên, chỉ thu giới hạn trên dưới 1 triệu đồng.
Theo một nguồn tin, chiều ngày 28/9, giáo viên chủ nhiệm lớp 10C8 đã triệu tập một cuộc họp phụ huynh bất thường có sự hiện diện của bà Nguyễn Thị Xã, Hiệu trưởng nhà trường.
Tại cuộc họp, bà Xã có giải thích rằng, các khoản đã đưa ra trước cuộc họp phụ huynh đầu năm mới là xin ý kiến, nhà trường chưa thu. Bởi, phụ huynh đồng ý thì nhà trường mới làm tờ trình xin ý kiến Sở GD&ĐT.
Nhưng, thực tế giáo viên đã thu ngay hôm họp phụ huynh và có hơn một nửa số phụ huynh đã đóng tiền cho giáo viên. Sau khi hiệu trưởng rời cuộc họp, giáo viên chủ nhiệm lớp lại thông tin: Nhà trường trả lại những khoản phụ huynh đã nộp, những phụ huynh nào chưa nộp thì cô chưa thu. Phụ huynh không đồng ý nhận lại khoản đã đóng thì cô giáo sẽ giữ hộ.
“Phụ huynh hoàn toàn ủng hộ những khoản thu của nhà trường, nếu đó là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, việc cùng lúc thu nhiều loại quỹ là không hợp lý”, một phụ huynh cho hay.
Họp phụ huynh đầu năm: Không bàn thu chi, lo chất lượng học trực tuyến
Cuộc họp phụ huynh đầu năm nay không nặng nề về thu chi, về học phí và đóng góp. Điểm băn khoăn nhiều nhất của phụ huynh là chất lượng việc dạy học trực tuyến.
Giáo viên họp trực tuyến với cha mẹ học sinh sáng nay - TRẦN NHÂN TRUNG
Cuối tuần lễ này, nhiều trường phổ thông tại TP.HCM đã tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm học theo khung thời gian định kỳ hằng năm. Khác với các năm trước họp trực tiếp, năm nay vì dịch bệnh, buổi họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Đây là một giải pháp tình thế, song nó đem đến nhiều thú vị cho phụ huynh. Cha mẹ học sinh được trải nghiệm buổi họp trực tuyến để nắm bắt và hiểu thêm về cách học của con em mình. Nhiều phụ huynh tỏ ra hài lòng với buổi họp vì đường truyền rõ ràng, thông tin được giáo viên chủ nhiệm chuyển tải đầy đủ, hình ảnh sống động, phong phú.
Tuy nhiên, dù đã qua 3 tuần lễ giảng dạy, song việc kết nối mạng của nhiều phần mềm vẫn chưa thật sự ổn định về đường truyền. Giáo viên chủ nhiệm lớp 10 tại một trường THPT quận Tân Bình cho biết, dù dã chuẩn bị kỹ song khi họp vẫn rớt đến 2,3 lần (trên hệ thống dạy K12Online), khiến cuộc họp phải kéo dài, nhiều phụ huynh không vui.
Cuộc họp phụ huynh năm nay không nặng nề về thu chi, về học phí và đóng góp. Ngoài các khoản (xem như bắt buộc) như bảo hiểm y tế, tai nạn, phí học trực tuyến của nhà mạng... hầu hết các trường không thu thêm khoản nào. Đây là sự chia sẻ rất lớn của ngành giáo dục, của nhà trường với phụ huynh học sinh, nhằm cùng "đồng cam, cộng khổ" trong dịch bệnh.
Điểm băn khoăn nhiều nhất của phụ huynh trong cuộc họp là chất lượng việc dạy học trực tuyến. Nhiều phụ huynh lo lắng vì điều kiện học tập của con em mình chưa thật tốt, ảnh hưởng đến kết quả. Phụ huynh mong muốn nhà trường và giáo viên giảm bớt áp lực về việc học cho các em. Mong muốn nhà trường linh hoạt, mềm dẽo hơn trong cách kiểm tra, đánh giá về mặt hạnh kiểm và điểm số của học sinh trong thời gian dạy học trực tuyến.
Thầy ơi em họp thay ba mẹ em được không?
Một giáo viên làm chủ nhiệm lớp kể: "Trước ngày họp phụ huynh, tôi nhận được tin nhắn qua messenger của một học sinh nữ, em hỏi tôi họp thay cho ba mẹ được không. Tôi thắc mắc lý do thì em bảo ba mẹ bị FO và phải cách ly nên không ai họp thay. Lúc ấy tôi thấy thương và chia sẻ cho hoàn cảnh của em rất nhiều". Tôi nói 'Em họp thay cho phụ huynh cũng được. Mong bố mẹ em nhanh chóng bình phục'", giáo viên này kể.
Hà Đông: Chuẩn bị sẵn sàng 2 phương án cho năm học mới 2021-2022 Năm học 2021 - 2022 đang đến gần, trước tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, quận Hà Đông đã chuẩn bị sẵn sàng chuẩn bị 2 phương án dạy và học. Sẵn sàng dạy và học online Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp, để triển khai tốt việc dạy và học năm học 2021 - 2022,...