Trường THPT Khúc Thừa Dụ: Vươn mình khẳng định vị thế
Những ngày này, thầy và trò Trường THPT Khúc Thừa Dụ ( huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) đang ra sức thi đua dạy tốt, học tốt, làm nhiều việc ý nghĩa để lập thành tích chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Hướng về Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập trường và đón nhận Bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương, Bộ GD&ĐT trong niềm vui, tự hào, khí thế mới.
Cơ sở vật chất Trường THPT Khúc Thừa Dụ ngày càng khang trang, đồng bộ. Ảnh: TL
Vạn sự khởi đầu nan
Xuất phát từ nhu cầu học tập của con em trên địa bàn và các huyện lân cận, ngày 24/8/1999, Trường THPT Bán công Khúc Thừa Dụ được thành lập theo Quyết định của UBND tỉnh Hải Dương trên diện tích ban đầu gần 2000m2. Thời điểm này, trường chỉ có 3 phòng học cấp 4 với 220 học sinh khối lớp 10 và phòng làm việc của Ban Giám hiệu được mượn tạm từ Trạm Y tế xã Tân Hương.
Đội ngũ giáo viên lúc bấy giờ chủ yếu từ các trường THPT Ninh Giang, THPT Tứ Kỳ về thỉnh giảng và trong thời khắc đó, nhiều cách làm hay, ý tưởng sáng tạo được Ban Giám hiệu đưa ra. Cụ thể, nhà trường mời các thầy cô giáo nghỉ hưu, liên hệ với giáo viên có chuyên môn giỏi, tâm huyết, say nghề đang công tác tại các trường THPT công lập về giảng dạy. Cách làm này đã tạo niềm tin cho học sinh, phụ huynh ngay từ những ngày đầu trường thành lập.
Năm 2000, trường chuyển sang khu đất mới với diện tích hơn 9.000m2 và 5 phòng học kiên cố được xây dựng nhưng vẫn còn thiếu thiết bị dạy học. Năm học đầu tiên, ngoài việc ổn định nề nếp thì các tổ chức, đoàn thể của trường được kiện toàn như: Thành lập Chi bộ Đảng, Đoàn Thanh niên. Đến năm học 2002-2003, nhà trường được tuyển giáo viên cơ hữu theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo giúp trường chủ động trong giảng dạy cũng như các hoạt động giáo dục.
Ngày 8/11/2013, UBND Hải Dương ban hành Quyết định về “Chuyển đổi Trường THPT Khúc Thừa Dụ từ loại hình trường phổ thông bán công sang trường phổ thông công lập”, đánh dấu bước ngoặt và nâng cao vị thế là ngôi trường THPT thứ 3 hệ công lập trên địa bàn huyện…
Từng bước khẳng định vị thế
Video đang HOT
Thầy giáo Nguyễn Văn Đức – Hiệu trưởng nhà trường hướng dẫn học sinh thực hành.
Trong quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp, các ngành, huyện Ninh Giang đến chính quyền địa phương. Trong đó, nổi bật là vai trò lãnh đạo của Chi bộ, Đảng bộ nhà trường đã tạo nên khối đoàn kết, thống nhất giữa đội ngũ giáo viên, học sinh và các thế hệ thầy – trò.
Hiện Trường THPT Khúc Thừa Dụ có 24 lớp và gần 1000 học sinh đang theo học. Trường có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng trên khuôn viên sư phạm được mở rộng xây dựng hài hòa tạo cảnh quanh thân thiện gồm 3 dãy nhà kiên cố cao tầng, đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập.
Xác định dạy và học là nhiệm vụ trọng tâm, cho nên nhà trường chú trọng phong trào thi đua 2 tốt “Dạy tốt, học tốt” gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và các cuộc vận động của ngành. Đẩy mạnh các hoạt động giúp phát huy mọi tiềm năng của học sinh, phát triển toàn diện. Do đó, chất lượng giáo dục toàn diện trong trường được nâng cao qua các năm và từng bước khẳng định vị thế.
Từ năm học đầu tiên đến nay, Trường THPT Khúc Thừa Dụ đã có gần 23.000 học sinh tốt nghiệp và nhiều học sinh em bước đầu đạt được những thành công nhất định trong mọi lĩnh vực, ngành nghề công tác. Tỷ lệ tốt nghiệp luôn đạt từ 97% – 100%; hàng năm có từ 25% – 45% học sinh đỗ ĐH,CĐ và đạt 219 giải khác nhau trong hội thi Học sinh giỏi tỉnh.
Đội ngũ giáo viên trong trường có lối sống giản dị, gần gũi với học sinh, qua đó tạo sự thân thiện được học sinh tin yêu, kính trọng và phụ huynh tin tưởng. Nhà trường hiện có gần 60 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó có 8 giáo viên đạt trình độ Thạc sĩ, nhiều giáo viên đang theo học các lớp cao học, lớp nâng cao. Trong hội thi cấp tỉnh, giáo viên của trường đã đạt 12 giải khác nhau.
20 năm qua là quãng thời gian chưa dài nhưng cũng đủ để thầy và trò Trường THPT Khúc Thừa Dụ nhìn lại quá trình thành lập, xây dựng, phát triển. Những thành quả hôm nay được gây dựng từ lòng tâm huyết, sự quyết tâm của các thế hệ đi trước nối tiếp nhau. Đó chính là nền móng cho sự phát triển, vươn mình và từng bước khẳng định vị thế ngôi trường mang tên người anh hùng họ Khúc mảnh đất Hồng Châu.
Trong 20 năm qua, Đảng bộ Trường THPT Khúc Thừa Dụ nhiều năm liên tục được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh; Trường đạt danh hiệu Tập thể tiên tiến; Công đoàn trường được công nhận vững mạnh, được Công đoàn ngành Giáo dục, Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương tặng Bằng khen, Giấy khen; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đạt vững mạnh được Trung ương đoàn, Tỉnh đoàn Hải Dương tặng Cờ thi đua và Bằng khen.
Theo gia đình và xã hội
Tiếp bài "Trường THPT chuyên Lam Sơn lộ nhiều sai phạm": Những con số "biết nói" bị nghi có... tiêu cực
Báo Bảo vệ pháp luật từng có bài "Thanh Hóa: Trường THPT chuyên Lam Sơn lộ nhiều sai phạm", nhằm rộng đường dư luận, chúng tôi tiếp tục thông tin rõ hơn những bất thường về nguồn ngân sách đã cấp cho Trường THPT chuyên Lam Sơn từ năm 2017 đến năm 2019 và một số vấn đề khác có liên quan.
Nhà trường báo cáo khắc phục sai phạm
Sau nhiền lần lỡ hẹn với lý do "đưa đội tuyển của trường đi thi học sinh giỏi quốc gia...", Phóng viên báo BVPL cũng có buổi làm việc với ông Chu Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lam Sơn. Tại buổi làm việc, ông Tuấn phân trần: Kết luận thanh tra số 527, ngày 14/3/2019 của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hóa có một số nội dung chưa khách quan.
Cụ thể như: trường chỉ có 112 GV, thiếu 10 GV của một số bộ môn như: (Toán, Hóa, Anh Văn...), trường chỉ chọn được 33 GV đủ trình độ đào tạo học sinh thi tuyển quốc gia và quốc tế. Còn việc 4 GV được tuyển, trong đó có 3 GV của Trường THPT Quảng Xương 1 (huyện Quảng Xương) và 1 GV dự bị của một trường đại học về dạy tại Trường THPT chuyên Lam Sơn là vì các GV này đã có nhiều thành tích đào tạo học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, chứ Hiệu trưởng trường không lồng ghép ý đồ cá nhân trong việc tuyển dụng..."...
Tuy nhiên, thông tin mới đây Phóng viên nhận được, lãnh đạo Trường THPT chuyên Lam Sơn đã thừa nhận những sai phạm và có báo cáo khắc phục sai phạm theo kết luận thanh tra.
Ông Chu Anh Tuấn làm việc với PV báo BVPL.
Ông Lê Văn Nguồn, Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa khẳng định: Trường THPT chuyên Lam Sơn là trường có truyền thống dạy tốt, học tốt của tỉnh, ít nhất có 90% GV của trường đã được tuyển chọn từ các trường THPT khác của tỉnh về đây dạy học. Hầu hết các thầy, cô dạy ở đây đều có học sinh đạt giải cấp tỉnh và quốc gia. Vậy, thử hỏi Bộ GD&ĐT có quy định nào đối với GV trường chuyên không đủ năng lực dạy học sinh giỏi. Việc Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lam Sơn cho rằng chỉ có 33/112 GV của trường này đủ trình độ dạy học sinh thi tuyển quốc gia và quốc tế, còn các thầy cô khác thì không là không có căn cứ.
Việc chọn 33 GV được dạy thêm 2 ca/buổi được cho là "ê kíp" của hiệu trưởng vì liên quan đến thu lợi 25% trong tổng thu học thêm cho đội ngũ quản lý. Chính vì vậy mới dẫn đến việc mất đoàn kết nội bộ và kiện tụng. Trường THPT chuyên Lam Sơn vi phạm khoản 5, Điều 3 Luật Viên chức năm 2010 trong việc phân công nhiệm vụ cho cán bộ quản lý (CBQL), GV, nhân viên (NV) trong các năm học ; vi phạm Thông tư số 16/2017, ngày 12/7/2012 của Bộ GD&ĐT ban hành chế độ làm việc của GV và vi phạm nhiều điều khoản được quy định tại nghị định, thông tư...liên quan đến lập "quỹ đen", thu tiền trái phép, do vậy trường này mới ký vào biên bản xử phạt hành chính. Sơ suất của Kết luận thanh tra số 527 của Sở GD&ĐT có chăng là không đề nghị truy thu số tiền trên 200 triệu đồng bị hiệu trưởng làm thất thoát ngân sách nhà nước và đề nghị xử lý nghiêm sai phạm đã nêu trong kết luận thanh tra...
Còn 3 GV được cho rằng "có nhiều thành tích trong đào tạo học sinh đạt giải cấp tỉnh". Về vấn đề này, ông Lê Văn Dỵ, Hiệu trưởng Trường THPT Quảng Xương 1 cho biết: GV Trần Văn Nam (dạy Toán) có 2 học sinh đạt giải cấp tỉnh; GV Nguyễn Thị Hương (dạy Văn) và Hoàng Thị Hằng (dạy Tin học), mỗi cô có 1 học sinh đạt giải cấp tỉnh, hai giáo viên này chỉ có thành tích bình thường so với nhiều GV khác của trường. Việc các thầy, cô làm hồ sơ dự tuyển lên Trường THPT chuyên Lam Sơn, không thông qua ý kiến của Ban Giám hiệu nhà trường không những làm cho Trường THPT Quảng Xương 1 thiếu hụt GV mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín của trường. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chất lượng giáo dục của trường bị giảm, kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm 2019, Trường THPT Quảng Xương 1 đã đứng thứ nhất trong toàn tỉnh...
Những con số bị nghi có... tiêu cực?
Sau nhiều lần đến làm việc để tiếp cận hồ sơ chi ngân sách cho Trường THPT chuyên Lam Sơn, phóng viên được giới thiệu làm việc với bà Lê Thị Huyền, Trưởng phòng Tài chính, Hành chính sự nghiệp của Sở Tài chính. Tuy nhiên, việc được cung cấp hồ sơ không mấy suôn sẻ. Lần thứ nhất, bà Huyền cung cấp "nhầm" nội dung cho PV. Ngày hôm sau, bà Huyền mới cung cấp thông tin tổng hợp từ các quyết định của UBND tỉnh cấp cho Trường THPT chuyên Lam Sơn từ năm 2017 đến 2019.
Cụ thể: năm 2017 chi theo Quyết định số 4763, ngày 9/12/2016 của UBND tỉnh là 42,992 tỷ đồng. Trong đó, chi lương định mức viên chức 21,55 tỷ đồng, còn lại là chi nhiệm vụ đặc thù. Năm 2018 chi theo Quyết định 4821, ngày 13/12/2017 là 41,225 tỷ đồng, trong đó chi lương định mức viên chức là 20,829 tỷ đồng, còn lại là chi nhiệm vụ đặc thù.
Bao gồm: chi học bổng 2,99 tỷ đồng; kinh phí cấp bù miễn giảm học phí cho học sinh theo NĐ 86/CP 46 triệu đồng; Kinh phí huấn luyện đội tuyển và thi đấu quốc tế là 6,953 tỷ đồng; chi Trợ cấp cho học sinh 8,914 tỷ đồng; chi Chế độ cho cán bộ quản lý (CBQL) và GV có học sinh đạt giải 679 triệu đồng; Chi nâng cấp phần mềm MISA 5 triệu đồng; Mua sắm thiết bị nhà ăn, nhà nội trú và thiết bị dạy học là 1,5 tỷ đồng. Năm 2019 chi theo Quyết định số 5068, ngày 17/12/2018 của UBND tỉnh là 46,879 tỷ đồng.
Trong đó, chi lương định mức viên chức là 19,398 tỷ đồng. Còn lại 27,481 tỷ đồng chi nhiệm vụ đặc thù. Gồm: 2,299 tỷ đồng cho học bổng; Kinh phí cấp bù, miễn giảm cho học sinh theo Nghị định 86 là 46 triệu đồng; Kinh phí huấn luyện đội tuyển và thi đấu quốc tế 6,527 tỷ đồng; Trợ cấp sinh hoạt cho học sinh là 9,431 tỷ đồng; Chế độ của CBQL và GV đạt giải là 568 triệu đồng; Mua sắm thiết bị nhà ăn, nhà nội trú và thiết bị dạy học còn thiếu sau quyết toán theo Quyết định số 3958 ngày 14/8/2018 của UBND tỉnh là 694 triệu đồng; Thanh toán dự án cải tạo, sửa chữa cơ sở 2 Trường ĐH Hồng Đức, đáp ứng yêu cầu giảng dạy của Trường THPT chuyên Lam Sơn theo Quyết định 3958, ngày 12/10/2018 của UBND tỉnh là 5,916 tỷ đồng; Sửa chữa nhà truyền thống và sân trường, sân chào cờ theo Quyết định số 3991, ngày 15/10/2018 của UBND tỉnh là 2 tỷ đồng.
Vấn đề là, Sở Tài chính đã tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa chi nhiệm vụ đặc thù cho Trường THPT chuyên Lam Sơn với số tiền "khủng" lên tới gần 29 tỷ đồng theo quy định chi thường xuyên. Trong khi đó, Trường THPT Đào Duy Từ, có 89 CBGV, năm 2019 được cấp chi thường xuyên là 12 tỷ đồng, trong đó có 10% chi nhiệm vụ đặc thù theo quy định, còn lại là chi lương cho GV. Còn Trường THPT Quảng Xương 1 có 68 CBGV được chi nhiệm vụ đặc thù 900 triệu đồng, hay Trường THPT Hà Trung 1, có 73 CBGV, ngân sách cấp trên 10 tỷ đồng, được chi nhiệm vụ đặc thù khoảng 1 tỷ đồng (10%)...
Như nêu trên, Trường THPT chuyên Lam Sơn có 112 GV được phân bổ ngân sách chi thường xuyên là 19 tỷ 398 triệu đồng. Theo quy định chi nhiệm vụ đặc thù 10%, lẽ ra trường chỉ được chi gần 1,94 tỷ đồng trong nguồn tiền gần 19,4 tỷ đồng để sử dụng vào chi nhiệm vụ đặc thù. Nhưng, UBND tỉnh lại cấp thêm 27 tỷ 481 triệu đồng. Tức là số tiền chi nhiệm vụ đặc thù của trường Lam Sơn hơn 29 tỷ đồng là điều khó hiểu !?
Ngoài ra, theo quy định, chi nhiệm vụ đặc thù đối với các trường THPT gồm: chi khen thưởng, mua sắm thiết bị dạy học, sửa chữa nhỏ, giấy, bút...Thế nhưng, Trường THPT chuyên Lam Sơn lại được chi hơn 8 tỷ đồng từ nguồn nhiệm vụ đặc thù sử dụng vào việc xây dựng cơ bản để cho thuê dịch vụ thể thao, quán ăn và cho Trung tâm ngoại ngữ Sao Mai thuê lại để dạy thêm thu tiền của học sinh trong trường trái quy định.
Đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ việc Trường THPT Lam Sơn đề xuất xin từ ngân sách với mức "khủng" và được chấp thuận "dễ dàng" như vậy. Và, làm rõ việc sử dụng tiền ngân sách sai mục đích tại Trường THPT chuyên Lam Sơn, trách nhiệm thuộc về ai ?
Phạm Ngọc
Theo baovephapluat
Thực nghiệm hiện trường vụ chủ thầu xây dựng bị người tình đâm tử vong Cho rằng người tình chính là thủ phạm gây bệnh tình dục, nhưng lại không có trách nhiệm đưa tiền chữa trị, người phụ nữ làm nghề buôn sắt vụ ở xã Hồng Dụ, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương đã tìm đến tận nhà người tình để giết người. Các cơ quan chức năng tiến hành thực nghiệm điều tra vụ án...