Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ đổi ngày thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019
Trường ĐH Ngoại ngữ -ĐHQG Hà Nội vừa có thông báo thay đổi ngày thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ năm 2019.
Ảnh minh họa
Theo đó, nhà trường sẽ tổ chức thi tuyển vào ngày 26/5/2019, thay vì ngày 1/6/2019 như công bố trước đây (tức dời lịch thi sớm hơn 1 tuần so với công bố trước đây).
Lịch thi cụ thể như sau:
Sáng: 8h00: Tập trung thí sinh, làm thủ tục dự thi và phổ biến quy chế.
9h00: Thi môn Đánh giá năng lực Ngoại ngữ.
Chiều: 13h30: Tập trung thí sinh.
14h00: Thi môn Đánh giá năng lực Toán và Khoa học Tự nhiên.
15h00: Thi môn Đánh giá năng lực Văn và Khoa học Xã hội.
Video đang HOT
Các thông tin khác vẫn giữ nguyên như thông báo số 1 (số 928/TB-ĐHNN ngày 12/9/2018 của Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội về việc tuyển sinh lớp 10 năm 2019).
Trường sẽ tổ chức phát hành hồ sơ đăng ký dự thi từ ngày 3/1/2019 tại văn phòng Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN) và nhận hồ sơ đăng ký dự thi từ ngày 15/3/2019 đến hết ngày 20/4/2019 cũng tại văn phòng trường trong khung hiờ hành chính các ngày trong tuần (trừ ngày lễ và Chủ nhật).
Nhằm hỗ trợ thí sinh có thêm thông tin để lựa chọn lớp chuyên phù hợp năng lực học tập, năm 2019 Trường ĐH Ngoại ngữ-ĐHQGHN sẽ công bố số hồ sơ đăng ký dự thi vào các lớp chuyên tại website của trường và Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ. Cụ thể đợt 1 vào ngày 5/4/2019; đợt 2 ngày 30/4/2019.
Thanh Hùng
Theo vietnamnet
Phụ huynh sốt ruột với môn thứ tư kỳ thi lớp 10
Số môn thi tăng gấp đôi trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội năm học 2019-2020 khiến không chỉ các học sinh mà cả các ông bố, bà mẹ cũng khó có thể bình tâm.
Môn thi gấp đôi, tiền mất gấp bội
Thay vì chỉ thi 2 môn Toán và Văn như những năm trước, kỳ thi vào lớp 10 năm 2019 được Sở GD-ĐT Hà Nội chốt phương án thi 4 môn (gồm Toán, Văn, Ngoại ngữ và một trong số các môn còn lại: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Môn thi thứ tư này sẽ được công bố vào tháng 3/2019. Điều này thực sự khiến không chỉ các học sinh mà cả các ông bố, bà mẹ khó có thể bình tâm.
Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng.
Chị Trần Thị Thu, có con đang học lớp 9 tại quận Đống Đa (Hà Nội) không khỏi lo lắng với phương thức thi khác biệt sau nhiều năm được giữ ổn định.
Chị Thu kể, từ đầu năm lớp 9, con chị đã rất vất vả với lịch học chính ở trường và lịch học thêm. Riêng việc ôn luyện các môn Văn, Toán và Ngoại ngữ đã chiếm phần lớn thời gian học và hầu như con không được nghỉ ngơi và vui chơi.
"Các năm trước, thi 2 môn thôi đã thấy quá căng thẳng. Năm nay ngoài 3 môn Văn, Toán, Ngoại ngữ thì không thể lơ là các môn khác được, bởi môn nào cũng có thể là môn thi", chị Thu mệt mỏi nói.
Theo chị Thu, hiện tại, con chị đi học thêm gần như kín tuần với 4 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ và Vật lý. Thường thì 2 ca, nhưng cũng có ngày con chị phải học thêm 3 ca. Có hôm chỉ kịp về qua nhà ăn vội bát cơm rồi lại đi học. Tuy vậy, chị vẫn chưa thể yên tâm, bởi con có thể không ôn trúng môn thứ tư.
Chưa kể các chi phí khác phát sinh, chỉ tính riêng tiền học thêm đã 5 triệu đồng mỗi tháng.
"Thương con mà không làm gì được vì cả lớp đều đi học như thế, con mình không học thì lo, sợ không có cơ hội chen chân vào trường công lập. Đây cũng là tâm lý chung của các bạn bè tôi", chị Thu nói.
Thấp thỏm môn thứ 4
Chị Đỗ Thị Nga (quận Hai Bà Trưng) chia sẻ: "Tôi muốn môn thứ tư được công bố sớm thậm chí là luôn bây giờ. Sở GD-ĐT Hà Nội nói nhằm để tránh học lệch, nhưng thực tế để càng lâu càng khiến cho phụ huỵnh, học sinh thêm khổ. Thực tế là học sinh thì phải khốn khổ đi học thêm nhiều môn hơn, phụ huynh thì méo mặt đóng tiền. Bây giờ cháu nào chả phải đi học thêm khoảng 4, 5 môn, bởi các môn Vật lý, Hóa học đợi đến tháng 3 mới học thêm thì có "vắt chân lên cổ" cũng không kịp".
Đồng quan điểm, anh Phạm Ngọc Bình (có con đang học lớp 9 tại một trường ở quận Hoàng Mai) cũng cho rằng, việc tới tận tháng 3 năm sau, tức chỉ cách ngày thi nhiều nhất 3 tháng, mới công bố môn thi thứ tư là quá muộn. "Các con sẽ chỉ có 3 tháng gọi là để ôn tập, khiến gia tăng thêm lo lắng, áp lực cho cả gia đình mà thôi".
Một số phụ huynh đề xuất, để giúp giảm áp lực thi cử, với môn thi thứ tư, thay vì Sở GD-ĐT Hà Nội chọn và đến tận tháng 3 năm sau mới công bố, hãy để học sinh được quyền lựa chọn theo năng lực, sở trường của mình.
"Chúng ta phải làm sao để việc thi cử ngày càng nhẹ nhàng hơn, chứ không phải gồng mình lên học để thi như bây giờ", chị Vũ Thị Ngân (quận Hà Đông) chia sẻ.
"Phương thức với 4 môn thi hoàn toàn mới nhưng thời điểm này còn chưa có đề thi minh họa, thử hỏi chúng tôi không lo sao được. Với 2 môn thi mới, Sở cần sớm có đề minh họa để học sinh làm quen với định dạng của đề thi, từ đó chuẩn bị ôn tập cho tốt".
Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng
Theo kế hoạch đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, bài thi môn thứ tư thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan (thời gian làm bài 60 phút) với nhiều mã đề thi. Thí sinh sẽ làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm và được chấm bằng phần mềm máy tính.
Đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết sẽ cố gắng để cuối tháng 10/2018 công bố đề tham khảo kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020 trên cổng thông tin điện tử của ngành và các phương tiện truyền thông để học sinh và phụ huynh được biết.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, Sở dự kiến sẽ chỉ công bố đề tham khảo của môn Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. "Đối với đề thi môn Toán và Văn, mọi tiêu chí về kiến thức, hình thức, nội dung vẫn giữ nguyên nên giáo viên, học sinh có thể tham khảo theo đề thi của các năm trước".
Hải Lê
Theo vietnamnet
Nhiều hoạt động văn hóa trong Ngày chữ Hàn tại trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng Ngày 13/10, trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng và Ban chỉ đạo tiếp nhận và triển khai dự án Sejong đã tổ chức lễ kỷ niệm Ngày chữ Hàn với sự tham gia của SV khoa Nhật - Hàn - Thái cũng như học viên tại trung tâm Sejong với nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa, văn nghệ sôi nổi. Trao...