Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn – điểm sáng phong trào dạy và học ở Điện Biên
Những ngày này, thầy trò trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn tràn ngập niềm vui khi được phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”. Đó là thành quả lao động sáng tạo, không ngừng nghỉ của các thế hệ thầy trò nơi đây.
Tập thể trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn chụp ảnh lưu niệm tại lễ Tri ân
Giáo dục là phát hiện, bồi dưỡng…
Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) được thành lập vào năm 1995 với tên gọi ban đầu là trường Phổ thông Cơ sở Năng khiếu Thị xã Điện Biên. Sau nhiều lần thay đổi, năm học 2000 – 2001, trường chính thức mang tên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.
Những ngày đầu thành lập, trường chưa có cơ sở vật chất, tài liệu chương trình chuyên. Ban giám hiệu nhà trường cùng với đội ngũ giáo viên đã khắc phục mọi khó khăn, từng bước xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu giảng dạy môn chuyên.
Từ chỗ phải đi mượn cơ sở vật chất và sau nhiều năm dạy học trong khuôn viên trường chật hẹp, đến năm học 2006-2007 trường chính thức chuyển về cơ sở mới, được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại. Sau nhiều năm liên tục xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu, đến năm năm học 2012 – 2013 trường đã xây dựng và đưa vào thực hiện thành công chương trình giáo dục của nhà trường. Đây là sự kết hợp khoa học giữa chương trình THPT và nội dung chuyên sâu, hướng đến hai mục tiêu cơ bản là học sinh được giáo dục toàn diện và đào tạo chuyên sâu, phát triển năng khiếu.
Nhiều sân chơi bổ ích được tổ chức với nội dung đa dạng, hình thức phong phú
Chia sẻ về mục tiêu giáo dục của nhà trường, thầy giáo Phạm Hồng Phong – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Với phương châm giáo dục là phát hiện, bồi dưỡng và tạo điều kiện tốt nhất để các em phát triển năng khiếu của mình về một môn học nhất định gọi là môn chuyên.
Bên cạnh đó, đảm bảo thực hiện đầy đủ kế hoạch chương trình giáo dục toàn diện của chương trình phổ thông để các em được lĩnh hội, tiếp thu kiến thức toàn diện. Khi mới vào trường, các em sẽ được giáo dục về ý thức, mục tiêu học tập. Các em được giáo dục về tình yêu thương, tính trung thực và kỹ năng sống.
Video đang HOT
“Mục tiêu xa hơn của nhà trường là giáo dục, đào tạo học sinh theo hướng “công dân toàn cầu” vì vậy các em cũng được chú trọng bồi dưỡng kỹ năng phối hợp làm việc nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội, trải nghiệm và tiếp cận với nhiều nền văn hóa thế giới…”, thầy Phong chia sẻ.
Học sinh nhiệt tình cổ vũ cuộc thi Tranh biện
Không ngừng đổi mới…
Xác định xây dựng đội ngũ giáo viên là yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng dạy và học, vì vậy Đảng bộ, Ban giám hiệu nhà trường luôn tập trung chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên. Họ coi đây là khâu “đột phá” để nâng cao chất lượng dạy và học. Vì vậy, trong 10 năm qua chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường đã có nhiều bước phát triển vượt bậc.
Cũng trong giai đoạn này, trường có 163 lượt cán bộ, giáo viên đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua (CSTĐ) các cấp. Trong đó, 6 đồng chí đạt CSTĐ cấp Tỉnh. Tỷ lệ cán bộ giáo viên xếp loại khá và xuất sắc luôn đạt 100%.
Cô giáo Lê Thị Biên, Phó hiệu trưởng nhà trường là người đã gắn bó với ngôi trường này suốt hơn 20 năm qua. Cô Biên cũng là người thấy rõ sự chuyển mình của ngôi trường qua từng năm học.
Học sinh hứng thú với các cuộc thi tài năng
“Suốt những năm qua, chúng tôi luôn quan tâm tới công tác đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm trong nhà trường được áp dụng thành công và có hiệu quả trong thời kỳ đổi mới. Nhiều đề tài đã được Hội đồng khoa học của sở GD&ĐT đánh giá cao.
Có thể kể đến là đề tài “Sử dụng sơ đồ đường chuyển động biểu kiến của mặt trời để giải bài tập về hệ quả chuyển động của trái đất quanh mặt trời” của cô Trương Thị Vy. Hay như đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng các đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia” của thầy Phạm Hồng Phong; đề tài “Sử dụng đạo hàm và tích phân để giải các bài toán đại số tổ hợp” của cô Phạm Thị Hà Định…”, cô Biên chia sẻ.
10 năm gần đây là giai đoạn phát triển vượt bậc bởi giai đoạn này nhà trường đã gắn liền với những con số “biết nói” như: Hàng năm 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn được xếp loại chuyên môn khá, giỏi; 11 giáo viên được trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú; 40 giáo viên bảo vệ thành công luận văn tiến sĩ, thạc sĩ.
Hàng năm tỷ lệ học sinh khá, giỏi luôn duy trì 95 – 98%; tỷ lệ tốt nghiệp đạt 100%, tỷ lệ học sinh lớp 12 đỗ vào các trường đại học đạt 98-100%… Hàng năm tỷ lệ học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh luôn đạt trên 50% tổng số học sinh toàn trường với hơn 4.000 lượt học sinh đạt giải.
Biểu diễn văn nghệ
Bằng sự lao động, sáng tạo và cống hiến không ngừng nghỉ của thầy và trò, liên tiếp trong những năm gần đây nhà trường vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất; danh hiệu đơn vị điển hình tiên tiến toàn quốc, 3 lần được Chính phủ tặng thưởng Cờ thi đua xuất sắc.
Mới đây nhất, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đã vinh dự được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký quyết định phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” thời kỳ đổi mới. Đó là niềm hạnh phúc, vinh dự lớn lao của các thế hệ giáo viên và học sinh đã, đang công tác, cống hiến và học tập dưới mái trường. Kết quả đó đã khẳng định chất lượng, sự phát triển bền vững để Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn luôn xứng đáng là niềm tự hào của ngành Giáo dục tỉnh Điện Biên.
Tiếp bước em đến trường nơi vùng cao biên giới - Bài cuối: Tạo sự lan tỏa trong cộng đồng
Mô hình "Con nuôi Đồn Biên phòng" xuất phát từ Đồn Biên phòng Thu Lũm đã cho thấy hiệu quả thiết thực.
Mô hình này được đông đảo cán bộ, chiến sĩ Biên phòng cả nước tham gia, hưởng ứng và được nhân dân ghi nhận. Từ đây, mô hình được nhân rộng ra tại các Đồn Biên phòng ở tỉnh Lai Châu và nhiều tỉnh trong cả nước. Nhờ đó, hàng nghìn học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được giúp đỡ, nuôi dưỡng, tạo động lực, ý chí vươn lên.
Ý nghĩa nhân văn sâu sắc
Trung úy Dì A De, Đội trưởng Đội Ma túy Đồn Biên phòng Thu Lũm dạy học cho cháu Mạ Đức Mạnh.
Có thể thấy, mô hình "Con nuôi Đồn Biên phòng" mang tính nhân văn sâu sắc, tạo điểm tựa vững chắc cho các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được tiếp bước đến trường.
Đại tá Phan Hồng Minh, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu cho hay: Mô hình "Con nuôi Đồn Biên phòng" là hoạt động thiết thực, ý nghĩa của lực lượng Biên phòng đối với sự nghiệp giáo dục vùng biên. Từ mô hình này, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu đã nhân rộng ra toàn tỉnh. Đến nay, Lai Châu có 9 cháu có hoàn cảnh khó khăn được 4 Đồn Biên phòng Thu Lũm, Ka Lăng, Pa Ủ, Sin Suối Hồ nhận nuôi tại Đồn. Trong đó, riêng huyện Mường Tè có 7 cháu được nhận nuôi tại 3/5 Đồn Biên phòng và 12 cháu được nhận đỡ đầu, hỗ trợ.
Ngoài nhận nuôi các cháu, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu còn triển khai chương trình "Nâng bước em đến trường". Chương trình này hỗ trợ các cháu có hoàn cảnh khó khăn từ lúc nhận đỡ đầu đến khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, với mức hỗ trợ 500.000 đồng/cháu/tháng. Hiện toàn tỉnh Lai Châu có 59 cháu được lãnh đạo Bộ Chỉ huy, các phòng, ban, 13 Đồn Biên phòng và Tiểu đoàn huấn luyện cơ động đỡ đầu, hỗ trợ.
Đặc biệt, năm 2019, nhận thấy mô hình "Con nuôi Đồn Biên phòng" mang lại hiệu quả, ý nghĩa thiết thực, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã phát động ra cả nước. Đến nay, mô hình được triển khai từ Bắc tới Nam tại nhiều Đồn Biên phòng ở các tỉnh như: Điện Biên, Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum, Kiên Giang... Nhờ đó đã có nhiều cháu được đỡ đầu, nuôi dưỡng.
"Đây là hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự tri ân của lực lượng Bộ đội Biên phòng với nhân dân khu vực biên giới. Hiệu quả của mô hình là động lực để cán bộ, chiến sỹ Biên phòng cả nước nói chung và tỉnh Lai Châu nói riêng tiếp tục duy trì, phát triển, nhân rộng mô hình nhằm hướng về cộng đồng. Qua đó, góp phần nâng cao dân trí; tăng cường tình đoàn kết quân dân, xây dựng nền biên phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới của Tổ quốc", Đại tá Đại tá Phan Hồng Minh cho biết thêm.
Tiếp tục nhân rộng mô hình
Trung úy Dì A De, Đội trưởng Đội Ma túy Đồn Biên phòng Thu Lũm cắt tốc cho cháu Mạ Đức Mạnh.
Từ hiệu quả thực tế mô hình "Con nuôi Đồn Biên phòng", nhiều trường học, nhân dân trong cả nước đều mong muốn mô hình này ngày càng phát triển hơn nữa về số lượng, chất lượng. Thầy giáo Nguyễn Văn Duy, Phó hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Thu Lũm cho hay: Nếu không có mô hình này nhiều học sinh phải nghỉ học ở nhà làm nương, rẫy, khó có cơ hội được đến trường như các bạn cùng trang lứa. Mặt khác, mô hình cũng tạo động lực thúc đẩy các em đi học đều hơn, giúp nhà trường nâng cao tỷ lệ chuyên cần của học sinh. Thầy Duy mong muốn, mô hình "Con nuôi Đồn Biên phòng" tiếp tục được duy trì, phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu Lưu Hồng Phương cho biết: Thời gian qua, mô hình "Con nuôi Đồn Biên phòng" trên địa bàn tỉnh Lai Châu có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh ở vùng sâu, vùng xa. Khi các cháu được chiến sĩ Biên phòng nhận nuôi sẽ có điều kiện tốt hơn để đến trường, tỷ lệ chuyên cần nâng cao và yên tâm trong học tập. Thời gian tới, ngành giáo dục Lai Châu mong muốn, mô hình "Con nuôi Đồn Biên phòng" phát triển hơn nữa với nhiều cháu được nhận nuôi. Từ đó tạo hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt ở những xã vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.
Mô hình "Con nuôi Đồn Biên phòng" cũng cho thấy, khi các cháu sống trong môi trường quân đội sẽ học được nhiều điều như: tính kỷ luật, sự gọn gàng, ngăn nắp...Ngoài ra, còn giúp các cháu dần tự tin giao tiếp, ăn nói lễ phép, hòa nhã với mọi người xung quanh.
Với những việc làm thiết thực trên, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu đã góp phần chia sẻ khó khăn với đồng bào biên giới, qua đó giúp học sinh nghèo có điều kiện tốt hơn để vững bước trên con đường học tập, hướng đến tương lai tươi sáng.
Thời gian tới, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu tiếp tục rà soát học sinh có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ, đỡ đầu, tạo điều kiện cho các em đến trường. Bên cạnh đó tiếp tục phối hợp với các đơn vị nhà trường rà soát học sinh có học lực khá, giỏi để hỗ trợ các em học tiếp lên Cao đẳng, Đại học hoặc đi học nghề. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh khuyến khích các Đồn Biên phòng tiếp tục nhận nuôi, đỡ đầu các em cả về số lượng và chất lượng.
Ngọn cờ đầu trong ngành giáo dục tỉnh Điện Biên Chúng tôi đến thăm Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn ở TP Điện Biên Phủ (Điện Biên) vào một ngày đầu đông. Khác với không khí sôi động, náo nhiệt tại nhà đa năng, trong căn phòng rộng chừng 20m2 nằm trên tầng 2, cô giáo Ngô Thị Huệ cùng các em học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi quốc...