Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đưa trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy
Đón đầu xu hướng giáo dục thông minh, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM) là trường THPT đầu tiên đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy cho học sinh.
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM) là trường THPT đầu tiên đưa AI vào giảng dạy
Theo bà Trương Thị Lệ Hà, Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, nhà trường đã bắt đầu triển khai dạy học đại trà phổ cập về công nghệ AI cho học sinh 3 khối 10, 11, 12 vào năm học 2019-2020. Và đã lên lộ trình giảng dạy chuyên sâu các chuyên đề AI ở các học kỳ sau, nhằm đào tạo học sinh phát triển toàn diện về trí lực, công nghệ, năng khiếu, kỹ năng,…
Trọng tâm sẽ đào tạo học sinh đạt được nền tảng về toán với công nghệ AI, kỹ năng lập mô hình toán cho các vấn đề thực tế, kỹ năng lập trình bậc cao, kỹ năng sáng tạo trong việc sử dụng AI như công cụ bổ trợ trí tuệ cho người dùng; tạo lợi thế cho học sinh thành thạo 3 ngôn ngữ (Anh văn, code máy tính và toán); có kinh nghiệm thực tế qua các dự án lập trình AI, các câu lạc bộ; phát triển các kỹ năng điều hành, kỹ năng cộng tác và làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và viết báo cáo khoa học…
Hiện nay, nhà trường gặp nhiều khó khăn khi chưa có đội ngũ giáo viên chuyên ngành về AI, cơ sở vật chất chưa thật sự đáp ứng tối đa cho giảng dạy. Tuy nhiên, trường có thuận lợi khi nhiều cựu học sinh là chuyên gia về AI đang hỗ trợ nhà trường thiết kế chương trình và kế hoạch giảng dạy.
Tin-ảnh: N.Thuận
Video đang HOT
Theo nld.com.vn
Sinh viên TP.HCM muốn đổi đề tài nghiên cứu thành tín chỉ học tập
Cần có cơ chế quy đổi thời gian nghiên cứu thành thời gian học tập hay biến các đề tài nghiên cứu khoa học trở thành tín chỉ học tập để tạo môi trường cho sinh viên phát triển.
Trong cac năm gần đây, cùng với sự bùng nổ về các nguồn thông tin khổng lồ và khả năng lưu trữ, tính toán của thiết bị điện tử, ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo được tất cả các nước, trong đó có Việt Nam. TP.HCM, đầu tàu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ của cả nước, cũng đã nhập cuộc, lãnh đạo thành phố đang triển khai tinh thần chủ động và gấp rút trong phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin toàn thành phố, trở thành một đô thị thông minh và dẫn đầu trong cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.
Với mong muốn tạo cầu nối giữa lãnh đạo thành phố và sinh viên đang học tập, nghiên cứu trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo, Sở TT&TT phối hợp với Thành Đoàn TP. HCM tổ chức chương trình "Lãnh đạo thành phố gặp gỡ sinh viên tiêu biểu trong nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo năm 2019". Chương trình có sự tham dự của ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP.HCM và ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó chủ tịch UBND TP.HCM cùng các lãnh đạo các Sở, Ban ngành, Ban giám hiệu các trường đại học và các bạn sinh viên tiêu biểu trong nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo tại TP.HCM.
Chương trình có sự tham dự của lãnh đạo thành phố và các bạn sinh viên tiêu biểu trong nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo tại TP.HCM.
Việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống cũng như quản lý hành chính được lãnh đạo Thành phố đánh giá là yếu tố quan trọng để phát triển, xây dựng TP.HCM nhanh chóng trở thành đô thị thông minh. Một trong những yếu tố quan trọng để triển khai thành công Chương trình "Xây dựng hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2030 và những năm về sau" là công tác đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm bắt kịp xu thế công nghệ trong tương lai.
Chương trình Lãnh đạo Thành phố gặp gỡ sinh viên tiêu biểu trong nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo là dịp để các bạn sinh viên tiếp tục đề xuất những giải pháp để xây dựng hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo góp phần xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh.
Tại buổi gặp gỡ, bạn Hoàng Trung Hiếu - sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM mong muốn TP tạo môi trường, có cơ chế, chính sách hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực AI. Đồng thời, kiến nghị TP cần xây dựng cơ chế gắn kết đa ngành, đa lĩnh vực giữa nhà trường, doanh nghiệp và chính quyền TP; trong đó TP nên đặt ra đầu bài nghiên cứu AI cho sinh viên nghiên cứu sát với nhu cầu thực tế.
Hoàng Trung Hiếu - sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM.
Hiếu cũng chỉ ra môi trường nghiên cứu phù hợp cho các bạn sinh viên thông qua kinh nghiệm hoạt động của mình suốt 3 năm qua, trong đó nhấn mạnh môi trường nghiên cứu khoa học theo nhóm, kết hợp thế mạnh từng người và được những giảng viên có tầm nhìn và sức lan tỏa hướng dẫn.
Một trong những vấn đề mà các bạn quan tâm nhất chính là mong muốn được tiếp cận AI từ rất sớm thông qua các cuộc thi, chương trình đào tạo từ học sinh phổ thông; đưa AI vào trong các ngành học như y học, kinh tế.... chứ không chứ không chỉ dừng lại ở ngành công nghệ thông tin như hiện nay. Đồng thời, TP hỗ trợ làm cầu nối giữa doanh nghiệp và sinh viên trong việc đưa các sản phẩm nghiên cứu AI ra thị trường.
Một trong những vướng mắc khác mà các bạn sinh viên đang gặp phải chính là thời gian nghiên cứu có thể bị ảnh hưởng bởi chương trình học. Bạn Đào Lê Tân An, Trường Đại học Sư phạm TPHCM đề nghị lãnh đạo TP cũng như Ban giám hiệu các trường cần có cơ chế quy đổi thời gian nghiên cứu thành thời gian học tập. Hoặc như bạn Nguyễn Văn Lâm - Đại học Nông Nghiệp TP.HCM đề xuất đưa chương trình AI vào các môn học và biến các đề tài nghiên cứu khoa học trở thành tín chỉ học tập.
Các bạn sinh viên tiếp tục đề xuất những giải pháp để xây dựng hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo.
Trước các ý kiến đó, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP cho biết, TP sẽ lưu ý đề xuất của các bạn sinh viên và đặt đó là nhiệm vụ. Ông Phong nhận định rằng, việc nghiên cứu khoa học mà các bạn sinh viên đang làm cũng đang góp phần quan trọng trong việc xây dựng hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo. Trong đó có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nghiên cứu, doanh nghiệp triển khai và vai trò kiến tạo, khuyến khích đặt hàng từ chính quyền các cấp. Vì vậy, TP sẽ cho ra đời Trung tâm nghiên cứu phát triển AI và hiện nay đang thành lập Hội đồng tư vấn AI.
Lãnh đạo TP trao bằng khen cho 8 sinh viên tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu, học tập về Trí tuệ nhân tạo.
Ông Phong cũng đề nghị các Sở TT&TT, Sở KH&CN TP phối hợp với Ban giám hiệu các trường đưa chương trình khuyến khích ngành AI; xây dựng mạng lưới phòng nghiên cứu mở về AI; phối hợp các doanh nghiệp có cơ chế hỗ trợ cho sinh viên và giảng viên trẻ tiếp cận về nghiên cứu AI, tạo sự liên kết giữa nhà trường, nhà tuyển dụng và nhà nước. Đồng thời nghiên cứu về cơ chế chính sách đặt hàng nghiên cứu về AI và mời gọi các chuyên gia, nhà khoa học Việt Nam đang nghiên cứu, học tập về AI ở nước ngoài trở về đóng góp cho TP.
Hoàng Anh
Theo khampha
Rầm rộ mở ngành công nghệ, số hóa Nhiều trường ĐH đón đầu xu hướng và triển vọng nghề nghiệp để mở thêm các ngành mới gắn liền với nhu cầu sử dụng lao động trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Theo khảo sát lương thường niên năm 2020 thực hiện trên phạm vi Việt Nam, các nước Đông Nam Á và Trung Quốc mới được công bố...