Trường THCS vẫn lúng túng trong sắp xếp giáo viên dạy môn tích hợp
Năm học 2021- 2022 là năm đầu tiên triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với lớp 2 và lớp 6. Với riêng khối 6, việc xuất hiện các môn tích hợp được coi là “làn gió mới” nhưng cũng mang đến không ít lúng túng cho các trường THCS trong công tác phân công giáo viên và sắp xếp thời khóa biểu.
Lĩnh hội được tinh thần đổi mới
Do đặc thù lớp 6 mới chuyển từ cấp tiểu học lên, chưa được làm quen trực tiếp thầy cô, bạn bè do điều kiện dịch bệnh lại tiếp cận với phương pháp giáo dục hoàn toàn mới đã tạo nên sự bỡ ngỡ cho các em học sinh. Chương trình GDPT mới lớp 6 xuất hiện ba môn tích hợp là: Khoa học Tự nhiên (Vật lý- Hóa học- Sinh học); Lịch sử và Địa lý (môn Lịch sử- Địa lý) và Nghệ thuật (Mỹ thuật- Âm nhạc). Nếu hai môn tích hợp còn lại kiến thức khá rõ ràng, tách biệt thì môn Khoa học Tự nhiên (KHTN) có sự liên kết chặt chẽ giữa các phân môn và cũng là môn học khiến các trường THCS “đau đầu” hơn cả.
Chương trình GDPT 2018 với lớp 6 có 3 môn tích hợp
Lựa chọn giáo viên dạy giỏi, giàu kinh nghiệm đón đầu lứa học sinh lớp 6 năm nay là việc được các trường thực hiện để giảm bớt khó khăn, áp lực cho việc dạy chương trình GDPT mới. Các lớp tập huấn chương trình được tổ chức suốt 3 tháng hè; tiếp đến là tập huấn sách giáo khoa (SGK) mới được thực hiện kỹ càng đã mang đến tâm thế sẵn sàng, quyết tâm cho các thầy cô và nhà trường. Ngoài ra, các giáo viên cũng tự giác học hỏi, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu chương trình; tăng cường sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, trao đổi bài giảng, tăng tương tác, phản biện… để có những cách thức giảng dạy sáng tạo, truyền đạt kiến thức tốt nhất đến học sinh.
“Một yếu tố khác phải kể đến trong chương trình GDPT mới, đó là hệ thống văn bản hướng dẫn thống nhất xuyên suốt từ cấp Bộ, cấp Sở đến cấp Phòng; cơ sở vật chất dành cho chương trình, nhất là các môn tích hợp được đầu tư, nâng cấp nên phần nào đáp ứng được yêu cầu môn học…”- cô Đinh Thị Vân Hồng- Hiệu trưởng trường THCS Đống Đa (quận Đống Đa) cho biết.
Nhiều lúng túng khi thực hiện
Thầy Nguyễn Cao Cường- Hiệu trưởng trường THCS Thái Thịnh (quận Đống Đa) chia sẻ: Mặc dù thầy cô, nhà trường đã được tiếp cận, tập huấn chương trình GDPT mới cả 3 năm nay nhưng khi cầm cuốn SGK mới lớp 6 trên tay và qua thực tế giảng dạy thì cũng gặp rất nhiều trăn trở. Trong quá trình tập huấn, các thầy cô nhận thức được rằng: Chương trình GDPT mới là căn cứ, SGK là cụ thể hóa chương trình nên phải linh hoạt trong giảng dạy và sắp xếp thời khóa biểu, sắp xếp giáo viên để đạt được yêu cầu, mục đích đề ra.
“Giữa rất nhiều vấn đề cần giải quyết, sự chú ý được tập trung nhiều hơn vào môn KHTN. Đây là môn tích hợp được hình thành từ 3 phân môn: Vật lý- Hóa học và Sinh học, có sự liên kết ngoại môn với các môn khoa học khác chứ không phải cơ học ghép môn. Do vậy, trong thời gian chưa có giáo viên dạy liên môn, nhà trường đã lựa chọn giải pháp là dạy môn KHTN theo từng chủ đề nội dung và lựa giáo viên dạy bộ môn gần gũi với các phân môn này để phân công giảng dạy; linh hoạt sắp xếp giáo viên, thời khóa biểu lớp 6 theo tuần”- thầy Nguyễn Cao Cường cho biết.
Học sinh khối 6 tiếp cận chương trình GDPT mới của năm học 2021- 2022 qua hình thức online
Đối với môn KHTN vì bao gồm 3 phân môn nên nhà trường có vướng mắc nhất định về phân công giáo viên bởi các thầy cô chỉ được đào tạo đơn môn. Hiện nhà trường đồng thời chạy song song 3 phân môn, bố trí thời lượng thay đổi từng giai đoạn, từng thời kỳ.
Nửa đầu kỳ 1, nhà trường sắp xếp theo công thức 2-1-1/tuần (2 tiết Sinh, 1 tiết Lý, 1 tiết Hóa); nửa sau kỳ 1 lại thay đổi và tương tự như vậy với kỳ 2 để đảm bảo dạy đồng đều, hoàn thành tiến độ các môn học. Với những chủ để giao thoa, các giáo viên sinh hoạt trong tổ chuyên môn trao đổi, bổ trợ cho nhau để đảm bảo hoàn thành giảng dạy nội dung môn học”- một hiệu trưởng THCS tại quận Thanh Xuân cho biết.
Theo hiệu trưởng một trường THCS thuộc huyện Đan Phượng thì tại trường này, môn KHTN đang được sắp xếp 4 tiết/tuần. Một giáo viên không thể đảm nhiệm được ba phân môn nên nhà trường phân công ba giáo viên dạy song song. Vì tỷ lệ ba phân môn khác nhau, do vậy thời khóa biểu của khối 6 không cố định mà thay đổi từng thời điểm để hoàn thành kế hoạch môn học.
“Năm nay là năm đầu tiên dạy môn tích hợp với lớp 6 nên trường còn có thể “xoay xở” được về nguồn giáo viên. Từ sang năm, việc sắp xếp giáo viên dạy môn tích hợp sẽ cực khó khăn bởi nguồn giáo viên dạy rất khan hiếm; do vậy cần cơ cấu lại giáo viên của cấp THCS, tính tỷ lệ giáo viên từng môn thật chi tiết để không bị động ở giai đoạn tiếp theo”- thầy hiệu trưởng này nêu ý kiến.
Video đang HOT
Chia sẻ với những khó khăn, lúng túng của các trường THCS đang gặp phải trong việc phân công giáo viên và thời khóa biểu môn tích hợp lớp 6, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) Võ Đức Quế cho rằng, các trường cần nhận thức sâu sắc hơn về các môn tích hợp; nhất là với môn KHTN bởi môn học này khác với môn Lịch sử và Địa lý và môn Nghệ thuật. KHTN có sự logic giữa kiến thức nền với kiến thức cơ bản, được hình thành bởi 3 phân môn và có 4 mạch kiến thức: Chất là sự biến đổi của chất (phân môn Hóa học); Vật sống (phân môn Sinh học); Năng lượng sự biến đổi (phân môn Vật lý); Trái đất và bầu trời (liên môn Vật lý- Sinh học).
Để học sinh tiếp cận logic hơn, đảm bảo kiến thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp thì cần có sự nghiên cứu kỹ hơn về nội dung từng phân môn. Vấn đề cần thiết nhất là cần dành toàn bộ sự ưu tiên về nguồn giáo viên với khối 6, sắp xếp giáo viên, thời khóa biểu cho khối 6 trước rồi mới đến các khối còn lại. Bên cạnh đó cần tiến hành sinh hoạt, giao ban, tập huấn tổ chuyên môn thường xuyên để trao đổi, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho giáo viên.
Tôi mong Bộ trưởng chỉ đạo làm rõ việc chuyển xếp lương, tiền bồi dưỡng tích hợp
Là một nhà giáo, tôi rất mong nhận được ý kiến chính thức của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo làm rõ 2 vấn đề trên để giáo viên yên tâm công tác.
Trong thời gian gần đây, có rất nhiều bài viết phản ánh bất cập của việc quy định giáo viên có thể phải trả tiền khi học các chứng chỉ bồi dưỡng các môn tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 và việc xét chuyển lương giáo viên theo các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT.
Là một nhà giáo, tôi rất mong nhận được ý kiến chính thức của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo làm rõ 2 vấn đề trên để giáo viên yên tâm công tác, tập trung cho việc tập huấn chương trình mới, sách giáo khoa mới, đồ dùng mới, soạn giáo án mới, cách đánh giá mới, sinh hoạt chuyên môn mới,...Tôi tin các đồng nghiệp khác có lẽ cũng có chung suy nghĩ, mong muốn này.
Thông qua bài viết này, người viết nêu lại bất cập cũng như đưa ra những giải pháp để thực hiện các vấn đề trên một cách tốt nhất, tiết kiệm nhất, tránh gây bức xúc, hoang mang trong giáo viên.
Nên quy định giáo viên bồi dưỡng chứng chỉ tích hợp là miễn phí, 100% trực tuyến (online)
Chứng chỉ bồi dưỡng tích hợp mà người viết muốn trình bày dưới đây gồm: chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên tin học dạy môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học, giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lí ở bậc trung học cơ sở trong các Quyết định số 2453/QĐ-BGDĐT, 2454/QĐ-BGDĐT, 2455/QĐ-BGDĐT ngày 21/7/2021.
Cả ba quyết định trên đều có những điểm chung là: "Chương trình bồi dưỡng này được coi là điều kiện tối thiểu để mỗi giáo viên có thể bắt đầu triển khai dạy học" môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học; môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lí ở trung học cơ sở và kinh phí bồi dưỡng được hướng dẫn lấy từ 3 nguồn, trong đó có nguồn: "do người học tự đóng góp" ...
Thưa Bộ trưởng, quy định giáo viên đã có trình độ đại học hoặc cao hơn chuẩn trình độ đào tạo của Luật Giáo dục 2019 gồm các môn Tin học ở tiểu học; môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí ở bậc trung học cơ sở bắt buộc phải bồi dưỡng mà có thể phải tự đóng tiền học các môn tích hợp mới gây bức xúc trong giáo viên rất lớn, gây mất niềm tin trong giáo viên.
Theo quan sát của người viết cũng là một nhà giáo đang đứng lớp thì các thầy cô giáo hiện nay đang rất bất an, lo lắng, trong đó có cả bất bình, bức xúc vì quy định trên, của cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng ban hành quyết định trên.
(Ảnh minh hoạ: Lã Tiến)
Để giải tỏa tâm lý cho giáo viên, rất mong Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có ý kiến chính thức chỉ đạo làm rõ các vấn đề này, một là chương trình bồi dưỡng 03 môn tích hợp trong 03 quyết định trên có phải "chương trình bồi dưỡng thường xuyên" hay không? Nếu không phải, thì đó là chương trình gì và việc cấp "chứng chỉ" bồi dưỡng 03 môn này dựa trên cơ sở pháp lý nào?
Hai là, Luật Giáo dục số 43/2019/QH-14, Điều 73. Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, quy định:
1. Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo; nhà giáo được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ.
2. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tạo điều kiện để nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn theo quy định của pháp luật.
Hơn nữa khoản 3 điều 16 Quy chế bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ban hành theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT quy định Phòng giáo dục và đào tạo:
"Tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp huyện về nguồn kinh phí BDTX và các điều kiện liên quan phục vụ công tác BDTX theo quy định. Kinh phí BDTX được dự toán trong kinh phí chi thường xuyên hằng năm, từ kinh phí hỗ trợ của các chương trình, dự án hoặc từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có)."
Về việc này thiết nghĩ 03 Quyết định của Bộ cần quy định tường minh, trường hợp nào ngân sách chi trả, trường hợp nào "do người học đóng góp" như trả lời của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Vũ Minh Đức, quy định chung chung sẽ gây tâm lý lo lắng, bất an vì đội ngũ nhà giáo đã phải tốn quá nhiều tiền bạc, công sức, thời gian cho các loại chứng chỉ rồi.
Hàng chục ngàn giáo viên sẽ rất biết ơn Bộ trưởng, từ đó giáo viên sẽ có thêm niềm tin, động lực vào sự lãnh đạo sáng suốt của Bộ trưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, có như vậy việc đổi mới hy vọng sẽ thành công.
Bên cạnh đó, tha thiết xin Bộ sửa đổi các quyết định trên theo hướng học trực tuyến (online), kiểm tra online 100%, giáo viên không phải di chuyển xa xôi, vất vả,...
Bộ Giáo dục chỉ cần bỏ kinh phí 1 lần xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên cả nước, xây dựng ma trận ôn tập linh hoạt tùy thời điểm cho giáo viên.
Tại ba Quyết định: 2453/QĐ-BGDĐT, 2454/QĐ-BGDĐT, 2455/QĐ-BGDĐT đều có chung quy định việc học và kiểm tra được đánh giá như sau:
"Đối với hình thức bồi dưỡng thì được hướng dẫn học trực tiếp 80% chương trình tại các trường đại học sư phạm và học viên phải tham gia tối thiểu 80% thời gian học tập trực tiếp của chương trình bồi dưỡng quy định cho mỗi học phần thì được tham gia kiểm tra kết thúc học phần đó.
Kết thúc mỗi học phần của chương trình bồi dưỡng, học viên phải thực hiện một bài thu hoạch. Bài thu hoạch được chấm theo thang điểm 10."
Về điều kiện cấp chứng chỉ, các quyết định này cũng hướng dẫn: người học tích lũy đủ số học phần bắt buộc và đủ số tín chỉ tối thiểu theo quy định của chương trình bồi dưỡng; điểm trung bình tích lũy của toàn khóa bồi dưỡng đạt từ 5,00 trở lên; đảm bảo đủ các điều kiện quy định khác của cơ sở đào tạo.
Như vậy, quy định là giáo viên phải học trực tiếp, phải kiểm tra,... nếu không đạt thì vừa mất tiền, vừa không được cấp các chứng chỉ các môn "tích hợp" tức là tương lai sẽ không được dạy các môn trên khiến giáo viên lo lắng hơn.
Trình độ giáo viên, khả năng sử dụng công nghệ,... đã rất tiến bộ nên hiện nay Bộ Giáo dục xây dựng việc học trực tiếp các môn tích hợp, phải đi dạy đi dạy lại tại 63 tỉnh, thành tại nhiều địa phương trên cả nước là một sự thụt lùi, gây tốn kém, lãng phí giống như việc đào tạo và cấp chứng chỉ bồi dưỡng các chức danh nghề nghiệp giáo viên thời gian qua.
Không có lý do gì Bộ Giáo dục và Đào tạo không xây dựng việc bồi dưỡng các môn trên giống như các mô đun bồi dưỡng thường xuyên, rất tiện lợi, phù hợp, tiết kiệm kinh phí cho ngân sách và giáo viên.
Thông qua các công cụ hiện đại, công nghệ giáo viên hoàn toàn có thể thực hiện bài kiểm tra, bài đánh giá một cách chân thật, khách quan nhất, tiết kiệm nhất, hợp lý nhất.
Do bài kiểm tra được thực hiện trên máy, chấm trên máy nên sẽ rất công bằng và khách quan nên giáo viên sẽ cố gắng hơn, học tốt hơn.
Bên cạnh đó, do thiên tai, dịch bệnh phức tạp,... nên học online là cách tốt nhất.
Giai đoạn công nghệ cao không có lý do gì để giáo viên "khăn gói lều chõng" đi học, bồi dưỡng và thi môn trên.
Không phải tự nhiên mà một tác giả tên Kim Thu đã gửi một bức tâm thư cho Bộ Trưởng Bộ Giáo dục "Xin Bộ trưởng hãy cứu các giáo viên dạy môn tích hợp bên "bờ vực chứng chỉ".
Bởi vì họ thấy hoang mang, bất an,... không có nơi nào để bấu víu nên mới mạnh dạn bày tỏ chính kiến với Bộ Giáo dục và Đào tạo và quan trọng là giáo viên rất tin vào Bộ trưởng, mong được xem xét lại để yên tâm công tác.
Đề nghị dừng việc chuyển xếp lương theo các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT là đúng đắn
Bài viết mới nhất "Nên dừng thực hiện chuyển xếp lương nhà giáo theo chùm thông tư mới" của tác giả Sơn Quang Huyến là nỗi lòng của hàng triệu giáo viên cả nước.
Mặc dù đã có rất nhiều bài viết phân tích khá chi tiết các bất cập như tác giả Sơn Quang Huyến đã đề cập trong bài viết gồm:
"Bùng nhùng chia hạng, xếp lương giáo viên mong Bộ trưởng quan tâm chỉ đạo"; "Tôi thấy xếp hạng giáo viên dựa vào hồ sơ, chẳng căn cứ vào năng lực hiệu quả"; "Lương, phụ cấp, thăng hạng chức danh nhà giáo và chuyện vòng vo chính sách"; "Không được giao nhiệm vụ hạng II phải xuống hạng, giáo viên cầu cứu Bộ Giáo dục"; "Nhiều thầy cô hạng II phải xuống hạng III trong ấm ức vì thiếu "nhiệm vụ""; "Mong muốn nhất của giáo viên nếu Bộ sửa thông tư xếp hạng là bỏ xếp hạng"; "Hên xui" chuyện xếp lương nhà giáo theo các thông tư mới",...
Bài viết đề nghị dừng việc xếp hạng theo các thông tư trên không mới nhưng vẫn nhận được sự quan tâm rất lớn của giáo viên, bởi sự "nóng" của nó, bởi sự bất bình đẳng, bất hợp lý khi chuyển xếp lương cả triệu giáo viên theo các Thông tư trên.
Xếp lương mới mà giáo viên thấy bất hợp lý, không công bằng thì sẽ sinh tâm lý chán nản, bất bình thì việc dạy sẽ không hiệu quả. Chùm thông tư có quá nhiều bất cập, hay nói cách khác là còn quá nhiều "sạn" thì nên được nhìn nhận và dừng lại để sửa đổi, bổ sung hợp lý.
Cá nhân người viết rất hy vọng tiếng lòng của các nhà giáo đến được tai Bộ trưởng, để Bộ trưởng xem xét lại những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình để giải quyết, những vấn đề khác có thể tham mưu các cấp để giải quyết hướng đến sự công bằng, bình đẳng để mọi người thụ hưởng sự hợp lý của chính sách.
Một lần nữa, bản thân người viết cùng rất nhiều bạn bè đồng nghiệp đang đứng trên bục giảng rất tin tưởng, kỳ vọng vào sự chỉ đạo sáng suốt của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về 2 vấn đề đang gây tranh luận, bức xúc nêu trên.
Tại Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục tiểu học ngày 12/8, Bộ trưởng từng phát biểu: "Không như các lĩnh vực khác, một khi nền giáo dục bị tổn thương, thời gian để phục hồi sẽ rất dài. Vì thế, phải cố gắng hết sức để giảm thiểu những tổn thương đối với giáo dục" .
Những chính sách học bồi dưỡng chứng chỉ tích hợp có thể tốn tiền, chính sách chuyển xếp lương bất công, không hợp lý cũng khiến giáo viên tổn thương nếu không có sự điều chỉnh hợp lý, khoa học thì giáo viên rất khó an lòng, an tâm công tác.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Chương trình Tiếng Việt lớp 2: Phụ huynh kêu khó quá Theo lộ trình, năm học 2021-2022, chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ tiếp tục triển khai đối với lớp 2 và lớp 6. Sau những tuần đầu dạy và học, nếu chương trình, sách giáo khoa (SGK) lớp 6 được đánh giá tương đối dễ dàng thì với lớp 2, nhiều giáo viên, phụ huynh cho rằng kiến thức môn Tiếng...