Trường THCS Thanh Trù vượt khó “Dạy tốt – Học tốt”
Thanh Trù là xã thuần nông của TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, có địa thế trũng. Đây là yếu tố không lợi cho địa phương trong phát triển giáo dục.
Tuy nhiên, những năm gần đây, với sự quyết tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương cùng với thầy và trò trường THCS Thanh Trù đã và đang cố gắng vượt khó vươn lên, nâng cao chất lượng giáo dục, duy trì và giữ vững các tiêu chí của trường Chuẩn Quốc gia.
Với mục tiêu chất lượng giáo dục được đặt lên hàng đầu, phấn đấu trường THCS Thanh Trù, xã Thanh Trù, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc có chất lượng học tập cao, là địa chỉ giáo dục đào tạo uy tín, chất lượng của người dân địa phương.
Thời gian qua, nhờ triển khai đồng bộ việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), kiểm tra đánh giá (KTĐG), tích cực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy; thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua do Ngành giáo dục phát động với phương châm “Dạy thật, học thật, chất lượng thật”.
Trường THCS Thanh Trù đang chuyển mình vượt khó vươn lên hòa chung vào sự phát triển của ngành GD&ĐT thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Các thầy cô giáo cùng với các em HS trường THCS Thanh Trù biểu diễn văn nghệ tại Lễ Khai giảng năm học 2019 – 2020.
Hiện nay, trường THCS Thanh Trù có 29 cán bộ, giáo viên (CBGV) đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100% và trên chuẩn 80%; có 527 HS với 14 lớp. Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND TP Vĩnh Yên, Phòng GD&ĐT TP Vĩnh Yên, cấp ủy Đảng, Chính quyền và nhân dân xã Thanh Trù, những năm gần đây trường THCS Thanh Trù đã có những thay đổi tích cực về chất lượng giáo dục.
Cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo chuẩn Quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển, đổi mới giáo dục, Ban giám hiệu trường THCS Thanh Trù luôn chăm lo xây dựng, phát triển đội ngũ GV.
Thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trường THCS Thanh Trù đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo, tăng cường hoạt động thăm lớp, dự giờ, thiết kế giáo án điện tử nhằm nâng cao chất lượng các bài giảng. Hàng năm, 100% cán bộ quản lý và giáo viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng thường xuyên, chu kỳ, có sổ ghi chép và viết thu hoạch và vận dụng vào giảng dạy được xếp loại khá, tốt.
Video đang HOT
Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THCS Thanh Trù.
Với phương châm phấn đấu “Thầy mẫu mực – Trò chăm ngoan”, trong cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, các CBGV nhà trường đã nỗ lực tự học nghiên cứu ứng dụng CNTT vào giảng dạy, tham gia hội giảng, hội thi giáo viên dạy giỏi (GVDG) các cấp. Cùng với việc duy trì, thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua; nhà trường tích cực chỉ đạo thực hiện đổi mới công tác quản lý, đổi mới kiểm tra, đánh giá, phương pháp giảng dạy.
Bên cạnh đó, nhà trường quan tâm phát phát triển “Nguồn học liệu mở” ( Thư viện), phát huy được các tác dụng cơ bản của tủ sách nhà trường thông qua hệ thống sách tham khảo của các bộ môn, bên cạnh đó là sử dụng các trang web của sở, của ngành và các tư liệu qua mạng internet. Nhà trường chú trọng phát huy sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp hữu ích trong chuyên môn của CBGV; tổ chức các buổi họp chuyên đề, hội thảo tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học.
Cảnh quan môi trường sư phạm trường THCS Thanh Trù: Sáng- Xanh – Sạch – Đẹp.
Bằng nhiều giải pháp đồng bộ, chất lượng giáo dục toàn diện của trường THCS Thanh Trù được nâng lên, chất lượng đại trà và học sinh giỏi (HSG) được giữ vững. Theo đó, học kỳ I năm học 2019 – 2020, nhà trường tích cực đổi mới PPDH – KTĐG, ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và giảng dạy, xây dựng chuyên đề dạy học (đơn môn, liên môn) đáp ứng dạy học tiếp cận năng lực HS: Mỗi GV đều đăng ký ít nhất 1 đổi mới về PPDH.
Công tác KTĐG được thực hiện nghiêm túc, đánh giá tương đối chính xác chất lượng của HS. Có 100% CBQL và GV ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, giảng dạy và đăng ký đổi mới PPDH, có 241 tiết dạy ứng dụng CNTT. Nhà trường chú trọng công tác rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như: sân chơi trí tuệ “Rung chuông vàng”; thi vẽ tranh chủ đề “Em yêu trường em”; thi khiêu vũ thể thao; đa dạng hóa hình thức sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh…
Nhà trường đã tổ chức tốt các buổi dạy về hướng nghiệp cho học sinh khối 9 để định hướng nghề nghiệp cho các em, tìm hiểu nghề ở địa phương và định hướng cho tương lai. Công tác hướng nghiệp và các hoạt động ngoại khóa và thực hiện dạy học tích hợp ở các nội dung: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống. Tư vấn tâm lý học đường. Phổ biến giáo dục pháp luật.Giao dục an toàn giao thông… được lồng ghép trong các môn học, các giờ giáo dục tập thể, ngoài giờ lên lớp và các đợt thi đua chào mừng các ngày lễ lớn.
Trường THCS Thanh Trù thường xuyên giáo dục kỹ năng sống cho HS.
Sơ kết học kỳ I năm học 2019 – 2020 cho thấy công tác bồi dưỡng HSG tham gia các cuộc thi được trường THCS Thanh Trù quan tâm chú trọng, đạt được kết quả khả quan: Thi HSG lớp 9 cấp TP Vĩnh Yên đạt 4 giải (1 Nhất, 2 Ba, 1 KK). Thi vẽ tranh cấp TP Vĩnh Yên chào mừng Kỷ niệm 120 năm Vĩnh yên đạt 17 giải (1 Nhất, 6 Ba, 10 KK).Tham gia Hội khỏe phù đổng cấp tỉnh Vĩnh Phúc đạt 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Được biết, năm học 2018 – 2019, trường THCS Thanh Trù đã đã triển khai đầy đủ các nội dung về các cuộc thi của ngành đến GV và HS đạt kết quả cao với: 21 giải cấp thành phố và 10 giải cấp Tỉnh. Thi viết thư UPU được 354 bài. Thi Hội khỏe Phù Đổng đạt 13 giải (4 Nhất, 7 Nhì, 2 Ba). Giáo viên thi thiết kế bài giảng E-learning cấp TP Vĩnh Yên đạt 3 giải ( 2 Ba, 1 KK).
Sôi nổi hoạt động ngoại khóa tạii trường THCS Thanh Trù.
Cô giáo Trần Thị Thu Hương – Hiệu trưởng trường THCS Thanh Trù chia sẻ: Phát huy kết quả đã đạt được và truyền thống “Dạy tốt – Học tốt”, năm học 2019 – 2020, nhà trường tiếp tục phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Triển khai thực hiện hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
Giáo dục, bồi dưỡng ý thức, trách nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác cho đội ngũ GV; thực hiện quản lý, tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực, đổi mới đánh giá HS… Duy trì, giữ vững các tiêu chí trường THCS Thanh Trù đạt Chuẩn Quốc gia.
Nhiều học sinh trường THCS Thanh Trù đạt giải cao tại Cuộc thi vẽ tranh “Em yêu thành phố Vĩnh Yên” năm 2019.
Theo Thời đại
Bức tranh giáo dục 4.0 nhìn từ diễn đàn Microsoft Education Exchange 2020
Nền tảng mở của Microsoft giúp hơn 5.400 giáo viên trên cả nước chia sẻ hàng nghìn bài giảng hay, ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới dạy học phù hợp với thế kỷ 21 để 'không thầy cô nào bị bỏ lại phía sau'.
Microsoft và Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT ) vừa tổ chức thành công Diễn đàn giáo dục sáng tạo Education Exchange 2020 (E2VN) tại TP. HCM. Sự kiện kéo dài 2 ngày thu hút hơn 1.000 giáo viên, phụ huynh, học sinh, doanh nghiệp, lãnh đạo các sở ban ngành tới tham dự cũng như mang đến nhiều giải pháp và ý tưởng xây dựng mô hình giáo dục số tại Việt Nam.
Sau 5 năm phát triển, Cộng đồng giáo viên sáng tạo Microsoft Việt Nam (MIE) đã trở thành mạng lưới kết nối lớn quy tụ hơn 5.400 giáo viên sáng tạo và 112 chuyên gia giáo dục tâm huyết trên khắp cả nước. Mỗi năm, các thầy cô lại gặp nhau một lần, góp thêm những dự án học tập sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin. Nhiều bài giảng trong số đó đã được đưa vào ngân hàng 5.000 bài giảng E-learning của Bộ GD-ĐT nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy cho giáo viên và học sinh.
Năm nay, E2VN tiếp tục nhận được 832 sản phẩm sáng tạo của các giáo viên đến từ 45 tỉnh thành. Các dự án đa dạng và phong phú về mặt nội dung từ STEM, STEAM, thiết kế phần mềm giảng dạy, lớp học đảo ngược đến bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hoá dân tộc, giáo dục kĩ năng sống, tình yêu thương bác ái cho học sinh... 50 sản phẩm sáng tạo nhất, đáp ứng 4 tiêu chí "Hợp tác - Sáng tạo - Hòa nhập - Tăng cường tiếng nói học sinh" đã được trưng bày và chia sẻ tại diễn đàn.
Vượt qua 1.000 giáo viên, 3 giáo viên xuất sắc nhất đã giành được tấm vé tham dự Diễn đàn Education Exchange 2020 toàn cầu tổ chức tại Sydney (Australia) ngày 23/3-26/3. Đó là cô Nguyễn Ngọc Thiên Trinh (Phổ thông Song ngữ liên cấp Wellspring, Hà Nội) với dự án "Liên môn 10X startup"; cô Bùi Diệu Linh (THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) với dự án "Hóa mỹ phẩm hữu cơ"; và thầy Phạm Ngọc Đức (Học viện Quản lý Giáo dục, Hà Nội) với dự án "Lớp học trên mây, lớp học kết nối".
Tại diễn đàn, các giáo viên còn tham dự thử thách nhóm, thể hiện khả năng giải quyết vấn đề và năng lực sư phạm trong việc ứng dụng công nghệ thông tin qua bài giảng. Cụ thể hơn, các nhóm phải thiết kế bài dạy Địa lý, Bảo vệ môi trường, Xử lý rác thải... cho học sinh dựa trên một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc giai đoạn 2015 - 2030.
Diễn đàn E2VN không chỉ trưng bày các sản phẩm giáo dục chất lượng, mà còn tạo không gian chia sẻ mở và cơ hội cho các giáo viên học hỏi lẫn nhau. Ông Nguyễn Hồng Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Chương trình Giáo dục (Sở GD-ĐT TP.HCM) đánh giá, E2VN đã góp phần thay đổi thực trạng cách đây 10 năm khi mà thầy cô thiết kế được một bài giảng PowerPoint để trình diễn, đi thi, đi dạy... thường có thói quen giữ khư khư cho riêng mình. Song nửa thập kỷ qua, E2VN đã góp phần truyền tinh thần chia sẻ và lan tỏa cho các giáo viên, từ đó đem lại nhiều giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
Theo ông Nguyễn Sơn Hải - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT), hiện nay hơn 70% giáo viên đã ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào dạy học, 25% giáo viên tự soạn được bài giảng E-learning giúp học sinh phát triển kỹ năng tự học trên mạng Internet. Thành tựu này có được một phần lớn là nhờ các công cụ miễn phí, phổ biến và sẵn có như Microsoft Office 365 (Word, Powerpoint, Excel, Forms), OneNote, Sway, Skype, Teams, Minecraft...
Công nghệ còn góp phần thay đổi cách thầy giảng, trò học ở các tỉnh thành. Tại buổi lễ, ban tổ chức cũng trao giải thưởng cho 3 đơn vị dẫn đầu phong trào đổi mới sáng tạo có số lượng dự án tham gia nhiều nhất. Sở GD-ĐT Thái Nguyên gây ấn tượng với con số cao nhất 229 dự án. Tiếp đến là Sở GD-ĐT TP.HCM với 182 dự án và Sở GD-ĐT Hà Nội với 83 dự án. Ngoài ra, diễn đàn còn nhận được rất nhiều sản phẩm từ các tỉnh vùng sâu vùng xa như Đắk Lắk, Đắk Nông, Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh...
Nhấn mạnh công nghệ thông tin là yếu tố cốt lõi để đổi mới giáo dục, Phó giáo sư Chu Cẩm Thơ - Nguyên Giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội cũng cho rằng người giáo viên nếu không sử dụng công nghệ hàng ngày sẽ trở nên lạc hậu. Ngày nay, xoá mù công nghệ thông tin cho thầy cô cũng giống như xoá mù chữ cho học sinh thời xưa.
Tham gia diễn đàn, cô Vũ Thị Lệ (lớp 5A6, Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội), người đạt giải nhì E2VN với dự án "Để thêm yêu Hà Nội" chia sẻ: "Đến với diễn đàn, chúng tôi vui mừng khi được gặp gỡ những người đồng nghiệp lúc nào cũng tràn đầy tình yêu nghề. Tuyệt vời hơn là mọi người sẵn sàng chia sẻ, sẵn sàng lan tỏa đam mê sáng tạo của mình trong giáo dục. Chúng tôi đến đó không còn mang tâm lý thi thố nữa, mà là quan sát, khám phá và học hỏi. Dám thay đổi, dám thực hiện những điều mới mẻ, tôi nghĩ chúng tôi đã là những người chiến thắng".
H.Đ
Theo ictnews
Các địa phương chuẩn bị đón học sinh trở lại trường Nhiều khả năng trong tuần tới, một số địa phương sẽ bắt đầu cho học sinh quay trở lại trường học. Theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, các cơ sở phải chuẩn bị đồng bộ các điều kiện để học sinh yên tâm trở lại trường sau thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh do Covid-19 gây ra. Sở GD&ĐT Bình Dương vừa...