Trường THCS Quang Trung: Phát huy vị thế lá cờ đầu khối THCS
Trải qua gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, trường THCS Quang Trung hôm nay không ngừng phấn đấu vươn lên để khẳng định mình cùng với sự phát triển chung của đất nước.
Trường THCS Quang Trung được thành lập tháng 8/1992 trên cơ sở sáp nhập 3 trường Tiểu học: Đồng Quang, Thống Nhất và Nguyễn Viết Xuân. Năm 2012, Trường được công nhận trường đạt chuẩn Kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3. Trong quá trình hoạt động, Trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT TP. Thái Nguyên, sự chỉ đạo sát sao của Chi bộ và BGH nhà trường.
Cơ sở vật chất Nhà trường khang trang, cảnh quan môi trường xanh – sạch đẹp, có cổng trường, hàng rào bao quanh, sân chơi bãi tập, 12 phòng học mới được sửa chữa, các phòng thực hành Tin học, Hóa học, kho chứa thiết bị, thư viện, khu hành chính văn phòng, nhà vệ sinh sạch sẽ…cùng các máy móc, thiết bị, phương tiện đáp ứng nhu cầu dạy và học. Đội ngũ cán bộ giáo viên có 56 người, đủ số lượng cơ hữu ở tất cả các môn, 100% GV đạt chuẩn và vượt chuẩn, trong đó có 17 GV dạy giỏi cấp tỉnh, tất cả đều có đủ năng lực và trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Năm học 2018-2019, với sự đoàn kết, nhất trí cao của tập thể nhà trường, Trường THCS Quang Trung đã thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ năm học, quy chế chuyên môn, tham gia đầy đủ các phong trào của Ngành; thực hiện đầy đủ các chuyên đề của Cụm, của Nhà trường. Các cuộc vận động và phong trào thi đua đều được triển khai tích cực và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của thầy và trò, đó là: các cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; các phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong học tập”, thi đua “Dạy tốt, học tốt”…vv.
Gặp mặt đội tuyển thi học sinh giỏi năm học 2019 – 2020
Năm học 2018-2019, kết quả HS tỷ lệ hạnh kiểm Tốt đạt 88,63%, Khá 11,16%, TB 0,21%, không có hạnh kiểm Yếu; học lực Giỏi 43,16%, Khá 40,11% và TB 16,11%. Thi GV dạy giỏi cấp Thành phố các môn KHTN có 7/7 thầy cô đạt danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi”, trong đó có 2 cô đạt “Giáo viên dạy giỏi xuất sắc”, đạt giải Nhì toàn đoàn; giải Ba trong Liên hoan nghệ thuật quần chúng ngành GD&ĐT thành phố. Qua các cuộc thi, HS trường đã đoạt 63 giải cấp thành phố và 4 giải cấp tỉnh.
Video đang HOT
Năm học 2019-2020, trường có 23 lớp với 979 HS. Ngay từ đầu năm học, BGH Nhà trường xây dựng Kế hoạch hoạt động chuyên môn từng tháng, tuần và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, nhắc nhở GV thực hiện. Chú trọng công tác kiểm tra đánh giá HS, tăng cường dự giờ, rút kinh nghiệm để tiến tới ngày càng hoàn thiện kế hoạch phát triển chương trình giáo dục cho những năm học tiếp theo. Trường đã định biên chương trình, kế hoạch giảng dạy từng môn học, đánh giá đúng chất lượng HS, giúp HS chủ động lĩnh hội kiến thức, biết tư duy một cách khoa học. GV tích cực khai thác và đưa vào sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong giảng dạy; bám sát mục tiêu giáo dục theo từng môn, mục tiêu theo từng bài dạy, thực hiện dạy đúng, đủ theo chương trình, sử dụng hiệu quả 45 phút trên lớp.
Đối với phong trào đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), nhà trường đã tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến tới toàn thể GV và các em HS pháp luật về ATGT và kỹ năng tham gia giao thông; tổ chức ký cam kết ‘Thực hiện trật tự ATGT’, có quy định xử phạt nghiêm khắc khi phát hiện những trường hợp HS của trường vi phạm các quy định về ATGT như ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm…Từ đó, nhận thức của GV và HS được nâng cao rõ rệt.
Trường THCS Quang Trung nhiều năm liên đạt danh hiệu cao quý: Trường tiên tiến xuất sắc được Thủ tướng Chính phủ tặng Giấy khen, được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen, được Sở Giáo dục suy tôn Lá cờ đầu khối THCS; Công đoàn vững mạnh xuất sắc được Công Đoàn Giáo dục Việt Nam tặng Bằng khen, Liên đội mạnh xuất sắc được Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tặng Bằng khen. Từ mái trường này, nhiều cán bộ giáo viên đã trưởng thành và có vị trí trong xã hội và rất nhiều học sinh đã trở thành bác sỹ, kỹ sư, các nhà quản lý giỏi, có mặt trên mọi lĩnh vực, đóng góp công sức của mình vào sự phát triển đi chung của đất nước.
Trường học đô thị - Dùng dằng giữa qui định và thực tế: Thách thức với Chương trình mới
Phòng học, trường lớp không theo kịp tốc độ gia tăng dân số dẫn đến hệ lụy không nhỏ với ngành GD.
Số học sinh tại TP tăng nhanh hằng năm tạo áp lực rất lớn cho trường tiểu học trong triển khai dạy học 2 buổi/ngày, sĩ số 35 em/lớp khi thực hiện Chương trình mới vào năm học 2020 - 2021. Ảnh: T.G
Đặc biệt, năm học 2020 - 2021, năm đầu thực hiện Chương trình GD phổ thông mới với yêu cầu học 2 buổi/ngày cho lớp 1 là thách thức với những địa phương có điểm nóng về mạng lưới trường lớp.
Quá tải
Theo tính toán của Sở GD&ĐT GD&ĐT TPHCM, để 100% học sinh lớp 1 trong năm học 2020 - 2021 được học 2 buổi/ngày và ổn định sĩ số 35 học sinh/lớp, TP cần bổ sung thêm hơn 1.000 phòng học. Tuy nhiên, việc xây mới gặp rất nhiều khó khăn. Ở một vài quận, huyện, số học sinh lớp 1 tăng cao nhưng những năm học vừa qua không có trường học mới, thậm chí có quận không phòng học mới nào được đưa vào sử dụng.
Là địa phương có tốc độ tăng dân số cơ học cao, tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học của quận 12 mới chỉ đạt 20%. Năm học 2020 - 2021, quận 12 dự kiến đón gần 11.000 học sinh vào lớp 1, cần hơn 300 phòng học để tổ chức dạy 2 buổi/ngày. Trong khi đó, số học sinh học xong lớp 5 trong năm học tới chỉ tương ứng với 122 phòng học; phân bố không đồng đều giữa các phường. Dù quận đã được phê duyệt 5 dự án trường học nhưng đến năm 2020 chưa thể đưa vào sử dụng.
Đơn cử, Trường TH Lê Văn Thọ, ngôi trường có số học sinh đông nhất quận 12 và cả TP với gần 4.700 em/90 lớp học. Sĩ số học sinh bình quân 52 em/lớp. Mỗi năm trường tăng gần 1.000 học sinh lớp 1 nên những năm qua chỉ triển khai dạy học 1 buổi/ngày. Thực hiện Chương trình mới, dạy học 2 buổi/ngày, sĩ số 35 em/lớp theo quy định là điều... quá khó. Trường chỉ tính đến phương án dạy học 6 buổi/tuần cho học sinh.
Tân Phú, cũng là một trong những địa phương có số học sinh tăng nhanh hằng năm. Trung bình học sinh vào lớp 1 của quận từ 9.000 - 10.000 em/năm. Tuy nhiên, theo thông tin từ phòng GD&ĐT, năm học tới chưa có dự án trường tiểu học mới nào được đưa vào sử dụng. Vì vậy, việc bảo đảm toàn bộ học sinh lớp 1 học theo Chương trình mới trong năm học 2020 - 2021 là lộ trình cần nhiều thời gian để thực hiện.
Tại Hà Nội, sĩ số trung bình là 39 học sinh/lớp, song ở mỗi bậc học và mỗi địa bàn, tỉ lệ này lại có sự khác nhau. Sĩ số bình quân bậc tiểu học tại quận Cầu Giấy là 56; THCS là 50. Tại quận Thanh Xuân, sĩ số bình quân bậc tiểu học là 57; THCS là 46. Các quận Hoàng Mai, Hà Đông đều có tỉ lệ bình quân khoảng 50 học sinh/lớp ở bậc tiểu học.
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, thành phố có 24 trường có trên 50 học sinh/lớp. Trong đó, 6 trường tiểu học ở quận Cầu Giấy và 8 trường tiểu học tại quận Hà Đông. Sĩ số cao nhất tại Trường Tiểu học Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy) là 59 học sinh/lớp.
Sĩ số lớp học: Nơi tăng, nơi giảm
Ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng GD&ĐT quận 12 (TPHCM) chia sẻ: Phòng đang tính toán, tham mưu UBND quận xem xét thực hiện theo 2 phương án, nơi nào đủ khả năng sẽ tổ chức học 2 buổi/ngày, có thể nâng sĩ số lên 45 hoặc 50 học sinh/lớp; Nơi nào không đủ phòng tổ chức được 2 buổi/ngày, cũng không thể nâng sĩ số có thể tổ chức học 6 buổi/tuần, tức học cả thứ Bảy.
Tương tự, tại huyện Bình Chánh, ông Nguyễn Văn Nguyện, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (xã Vĩnh Lộc B) cho hay: Nhà trường có 60 lớp với khoảng 2.200 học sinh nhưng chỉ có 30 phòng học nên học sinh chỉ học 1 buổi/ngày. Thực hiện Chương trình mới, trường phải tính toán phương án dồn lớp lại, tăng sĩ số các khối lớp trên ưu tiên phòng học cho học sinh khối 1. Nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời.
Quận Thủ Đức, một trong những địa phương chịu áp lực dân số tăng nhanh thời gian vừa qua cũng gặp không ít khó khăn trong triển khai dạy học áp dụng Chương trình mới. Với tỉ lệ học 2 buổi/ngày ở mức 49%, chắc chắn năm đầu tiên thực hiện, nhiều trường phải tổ chức cho HS học 6 buổi/tuần, hoặc sĩ số các lớp 1 sẽ cao hơn nhiều so với quy định 35 em/lớp.
Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, với hơn 2.700 trường học và trên 2 triệu học sinh, về cơ bản Hà Nội vẫn đáp ứng đủ chỗ học. Tuy nhiên, tại một số trường còn hiện tượng sĩ số học sinh/lớp cao hơn so với quy định. Nguyên nhân chủ yếu do tốc độ tăng dân số cơ học quá nhanh ở một số địa bàn, dẫn đến việc thiếu trường, lớp học cục bộ.
Xác định việc giảm sĩ số học sinh/lớp là yêu cầu cấp thiết đối với mỗi nhà trường để vừa nâng cao chất lượng, bảo đảm quyền lợi của học sinh, tùy theo điều kiện thực tế, các đơn vị đã tích cực thực hiện giải pháp khác nhau. Theo ông Lê Hồng Vũ - Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội), năm học 2019 - 2020, quận cải tạo, xây dựng thêm 6 trường học mới. Vì vậy, sĩ số học sinh bình quân ở bậc tiểu học và THCS trên địa bàn giảm còn 41 học sinh/lớp, trong khi năm học trước lần lượt là 47 và 43 học sinh/lớp.
Còn ông Phạm Gia Hữu - Trưởng phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân (Hà Nội) thông tin: Quận có gần 50% số trường thuộc loại hình tư thục. Do vậy, năm học 2019 - 2020, phòng tăng cường quản lý, giám sát và hỗ trợ các trường này, nhằm giảm sự khác biệt về mọi mặt giữa các loại hình trường, từ đó giảm áp lực tuyển sinh cho các trường công lập.
Năm học 2020 - 2021, Sở GD&ĐT Hà Nội có những giải pháp quyết liệt hơn nhằm giảm hiện tượng quá tải trường học, trong đó tập trung giải quyết tình trạng học trái tuyến giữa các quận. Sở cũng yêu cầu các phòng GD&ĐT tham mưu cho chính quyền địa phương rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường, lớp học; tăng cường các nguồn lực đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng trường, lớp.
P.Nga - L.Anh
Phú Thọ: Trường THCS Phú Hộ giữ vững chất lượng dạy và học Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đại trà cho học sinh, thời gian qua, thầy trò trường THCS Phú Hộ, xã Phú Hộ, TX Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ luôn đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp dạy học, giữ vững chất lượng giáo dục, duy trì tốt các tiêu chí trường chuẩn Quốc gia. Được Chủ tịch...