Trường THCS Nguyễn Du đón bằng công nhận đạt chuẩn Quốc gia
Sáng 21/3, Trường THCS Nguyễn Du ( quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia.
Trường THCS Nguyễn Du được hình thành trên cơ sở tách trường THCS Trung Văn – trường đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia năm 2015.
Từ khi thành lập trường đến nay, nhà trường luôn đón nhận sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp chính quyền Quận ủy, HĐND, UBND quận, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Nam Từ Liêm, UBND phường Trung Văn.
Tập thể trường THCS Nguyễn Du nhận bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia.
Cô Nguyễn Thị Lý, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Du cho biết, trường được xây dựng trên diện tích 5660 m2 với quy mô hiện đoạn. Các khu nhà với các phòng chức năng được cung cấp đầy đủ đồ dùng học tập, thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học hiện đại để thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trường cũng có sân chơi rộng rãi, đảm bảo an toàn, có cây xanh với các tiểu cảnh phù hợp với lứa tuổi THCS. Đây cũng là không gian để học sinh nghỉ ngơi sau những giờ học. Với sự đầu tư của Quận ủy, HĐND, UBND quận và sự quan tâm của các cấp chính quyền, cơ sở vật chất của trường THCS Nguyễn Du đáp ứng được các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất của một trường chuẩn cấp quốc gia.
Trên cơ sở có nhiều thuận lợi về vật chất, nhà trường đã xây dựng kế hoạch các năm học và chiến lược phát triển để đảm bảo nhà trường luôn: Thân thiện – Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp.
Với những kỹ năng và kiến thức được rèn luyện trong thời gian qua, học sinh của nhà trường đã được Sở Ngoại vụ tin tưởng giao nhiệm vụ tham gia đi đón các nguyên thủ của các quốc gia sang thăm Việt Nam.
Ngày 20/2 vừa qua, học sinh nhà trường đã vinh dự được tham gia đón Tổng thống Argentina và phu nhân theo nghi lễ cấp Quốc gia tại Phủ Chủ tịch. Đặc biệt, vinh dự hơn, được sự tín nhiệm của Cục lễ tân, Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại vụ Hà Nội, 100 em học sinh của nhà trường đã tham gia đón Tổng thống Mỹ đến Hà Nội tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều diễn ra vào 27/2.
Video đang HOT
Học sinh nhà trường 100% đạt hạnh kiểm khá, tốt, có kỹ năng chào hỏi, rèn luyện thân thể tốt. 74,2% học sinh đạt khá, giỏi và nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi cấp quận, Thành phố…
Đạt được thành tích đó là nhờ đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường 100% đạt chuẩn. Trong đó, 91,7% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn với 3 giáo viên có trình độ thạc sĩ và 4 giáo viên đang theo học thạc sĩ. 4 giáo viên là giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố và 6 giáo viên dạy giỏi cấp quận. 100% giáo viên sử dụng thành thạo và khai thác ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đặc biệt, có giáo viên đạt giải cấp Quốc gia về bài giảng E-learning.
Đội ngũ giáo viên, nhân viên có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, sẵn sàng giúp đỡ nhau về mọi mặt, tận tụy với nghề nghiệp, yêu thương học sinh, được học sinh và phụ huynh tin tưởng. Phong trào tự học của học sinh và sáng tạo trong giảng dạy của giáo viên được nhân rộng, nhiều giáo viên tích cực tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ.
Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du cho biết, trong năm học 2018-2019, nhà trường sẽ chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, bồi dưỡng chất lượng vào lớp 10 THPT và chất lượng học sinh mũi nhọn. Bên cạnh đó, chăm lo đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên để xây dựng tập thể cán bộ đoàn kết, gương mẫu, có trách nhiệm trong mọi công việc của nhà trường.
P.B
Theo laodongthudo
Một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa: Có xảy ra tình trạng "dìm hàng", cạnh tranh thiếu lành mạnh?
Nhiều người trong ngành khẳng định một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa là hợp lý, tránh độc quyền sách. Mặc dù đã có chủ trương tuy nhiên việc triển khai thực hiện dường như vẫn... giậm chân tại chỗ.
"Loạn" sách
Tại phiên thảo luận về dự thảo luật Giáo dục sửa đổi tại UB Thường vụ Quốc hội sáng 12/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ, băn khoăn lớn nhất của bà về luật này là về sách giáo khoa. "Nghị quyết 88 nêu rõ định hướng "thực hiện xã hội hoá sách giáo khoa. Có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học". Nghị quyết 29 của Trung ương thì không nói cụ thể như vậy. Không thể phê phán ban soạn thảo và Chính phủ thoát lý Nghị quyết, định hướng nhưng làm thế nào phải phù hợp thực tế. Làm nhiều bộ sách chắc chắn sẽ xảy ra xu hướng, tình trạng "chạy" sau này của các đơn vị biên soạn sách giáo khoa để bộ sách của mình được sử dụng. Như vậy thì lãng phí, có đáng không?" - Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi.
Từng bày tỏ quan điểm của mình về một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa được Quốc hội thông qua, GS. Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết một chương trình - nhiều bộ SGK đã trở thành thông lệ quốc tế, nhằm tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Ông cũng cho hay, mong muốn của những người làm chương trình là các nhà xuất bản cạnh tranh lành mạnh để đem đến cho người học bộ sách giáo khoa chất lượng. Tuy nhiên, chuyện "dìm hàng" nhau, cạnh tranh thiếu lành mạnh là khó tránh.
Giáo sư Thuyết cũng nhấn mạnh, quyền lựa chọn sử dụng sách giáo khoa nào là của các nhà trường, trên cơ sở ý kiến của tổ chuyên môn. Sở Giáo dục, UBND các tỉnh, cá nhân hiệu trưởng nhà trường, không có quyền đưa ra quyết định này.
Tuy nhiên, vẫn còn những băn khoăn về việc ở thời điểm hiện tại có nên quyết tâm làm một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa hay không? Trước những băn khoăn này, trao đổi với PV báo ĐS&PL GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch hội Khuyến học Việt Nam đánh giá: "Ai cũng thấy, ra được một bộ sách giáo khoa do Nhà nước đầu tư đã là khó. Tuy nhiên, có thể cùng lúc ra nhiều bộ sách giáo khoa thì không có tổ chức nào ngoài hệ thống hiện nay đang chuẩn bị".
Ông Dong nhắc lại: "Mới đây, về thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã nêu rõ bộ GD&ĐT chỉ đạo tập trung biên soạn một bộ sách giáo khoa chính thống theo đúng nghị quyết của Quốc hội giao và tách bạch khâu biên soạn nội dung với khâu in ấn, phát hành.
Đó là bộ sách giáo khoa theo chủ trương của Nhà nước, nguồn kinh phí của Nhà nước nên phải thực hiện bằng được, thì mới tính đến phát triển thêm các bộ sách khác. Các bộ sách giáo khoa đâu phải cứ thích là viết được, thực sự không đủ sức viết và cũng không có tiền để thực hiện. Trong cuộc cải cách giáo dục lần trước, tôi cũng có tham gia nên hiểu được sự tốn kém và công phu như thế nào. Hơn nữa, nếu mỗi địa phương có một bộ sách giáo khoa thì dẫn đến "loạn" mất.
Với chủ trương "Một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa" thì đó là xu hướng chung. Nhưng trước hết, phải làm bằng được bộ sách mà xã hội trông mong, đánh giá nó thực sự chất lượng, đồng thời cải cách phương pháp để truyền tải nội dung đạt chất lượng. Cuộc cách mạng công nghệ thông tin rất cần thiết trong việc truyền tải sách giáo khoa, cần ứng dụng thêm công cụ mới để khai thác thông tin", GS.TS Phạm Tất Dong phân tích.
ĐBQH Tôn Ngọc Hạnh cho rằng, cần phải có khung, có tiêu chuẩn cho một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa.
Phải có khung, tiêu chuẩn rõ ràng
Cũng bày tỏ quan điểm của mình về chương trình sách giáo khoa mới, ĐBQH Tôn Ngọc Hạnh, Phó trưởng Đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước chia sẻ: "Một chương trình nhiều bộ sách giá khoa, trước hết, cần hiểu là vẫn có một bộ sách giáo khoa chính thống nhưng bên cạnh đó sẽ bổ sung thêm nhiều bộ sách giáo khoa phụ với mục đích tham khảo, không bó hẹp chương trình và khuôn khổ học tập.
Theo đó, chương trình đào tạo vẫn có một khuôn khổ sách giáo khoa theo quy định nhưng cho phép mở rộng hơn. Để xóa đi những băn khoăn trên, khi đổi mới chương trình sách giáo khoa, phải làm rõ vấn đề này, đồng ý cho phép có nhiều bộ sách nhưng phải có khung, có tiêu chuẩn, nếu cứ để "mạnh ai người nấy làm", sản xuất tràn lan, giống như kinh doanh sách thì hoàn toàn không được".
Bà Hạnh phân tích thêm: "Người dân còn băn khoăn, bởi nếu quy định và kiểm soát không chặt chẽ sẽ dễ bị lạm dụng, một chương trình học mà sản xuất quá nhiều loại sách, cùng một chương trình giáo dục mà không biết học bộ sách nào. Phụ huynh và học sinh sẽ hoang mang khi "bơi" giữa "biển" sách giáo khoa, không biết chọn bộ nào học chính bộ nào tham khảo.
Hơn nữa, sách không qua kiểm duyệt thì chất lượng sách có đảm bảo không? Nếu viết tràn lan không chất lượng, nhiều quan điểm khác nhau về cùng một vấn đề thì sẽ gây nhiễu loạn thông tin".
ĐBQH Tôn Ngọc Hạnh nhấn mạnh: "Đưa ra chương trình như vậy để triển khai trên toàn quốc thì cần làm rõ chủ trương, có quy định chặt chẽ rõ ràng. Khi thay đổi chương trình giáo dục truyền thống trước nay, vốn thống nhất từ trên xuống dưới, nay nghe có sự thay đổi "mở" như vậy, dư luận cũng hoang mang, lo các công ty, tổ chức tư nhân sẽ lợi dụng cơ hội để trục lợi, sản xuất sách.
Hiện nay, đứng trước cánh cửa hội nhập quốc tế, mở cửa đào tạo bằng nhiều cách khác nhau, vẫn cần có khung sách giáo khoa chính do bộ GD&ĐT ban hành và có tiêu chuẩn về những bộ sách bổ sung khác, người có nhu cầu sẽ tự mua, tự bổ sung thêm kiến thức, nếu không sẽ khiến dư luận chưa thực sự yên tâm về quy định đó".
Lấy ý kiến từ những người thầy, người cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các địa phương, nhiều ý kiến của thầy cô cho rằng việc triển khai một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa là hợp lý, tránh độc quyền sách.
Trao đổi với PV, thầy Tôn Sỹ Dũng (giáo viên trường THCS Võ Xán, Bình Định) bày tỏ: "Theo quan điểm của tôi, nên có nhiều bộ sách giáo khoa. Bởi, như bản thân tôi là người trực tiếp đứng lớp thì thời gian qua nhìn vào bộ sách mà tôi đang dạy, có những vấn đề cần thay đổi. Vấn đề đáng dành thời lượng dài thì lại cho vấn đề đó quá ít, còn những vấn đề có thể lướt qua thì thời lượng dạy lại nhiều.
Cho nên, việc phân phối thời lượng từng bài, từng phần không đạt. Tôi cũng là người đã đi qua 2 chế độ, ngày xưa trước năm 1975 tôi học có nhiều bộ sách thì thấy mỗi một bộ sách có cái hay của nó. Và vì vậy, nên quyết tâm để làm bằng được một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, còn một bộ sách thì lâu này Nhà xuất bản giáo dục độc quyền, viết không hay. Khi ra nhiều bộ sách thì các nhóm tác giả sẽ thiết lập lại những cái gì tinh hoa nhất đưa vào giảng dạy".
Cẩm Mịch- Thanh Lam
Theo doisongphapluat
Khởi công xây dựng công trình Trường Mầm non Tân Hạnh (Vĩnh Long) Ngày 14/3, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Sở LĐ-TBXH tỉnh Vĩnh Long tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình Trường Mầm non Tân Hạnh (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) với tổng mức đầu tư gần 6 tỷ đồng. Đây là công trình xây dựng mới gồm 5 phòng học trệt, sân chơi, cột cờ, hệ...