Trường THCS Ngoại ngữ phỏng vấn cả phụ huynh khi tuyển sinh lớp 6
Trong phương án tuyển sinh lớp 6 Trường THCS Ngoại ngữ (Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 2019, trường thông báo sẽ phỏng vấn cả phụ huynh của các học sinh có điều kiện trúng tuyển.
Kỳ tuyển sinh vào lớp 6 vào các trường cũng đang nóng lên từng ngày. Ảnh minh họa: Nguyễn Hà
Trường THCS Ngoại ngữ được thành lập năm 2019, trong năm đầu tiên tuyển sinh, trường tuyển tổng cộng 100 chỉ tiêu.
Học sinh làm 3 bài kiểm tra đánh giá năng lực gồm đánh giá năng lực Khoa học tự nhiên và Toán; Đánh giá năng lực Khoa học xã hội và Tiếng Việt; Đánh giá năng lực Tiếng Anh.
Nội dung kiểm tra thuộc chương trình giáo dục tiểu học, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 5 hiện hành, bảo đảm 4 cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao. Hình thức kiểm tra kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận.
Trường THCS Ngoại ngữ chỉ xét tuyển đối với thí sinh đã tham dự đủ các bài kiểm tra theo quy định, không vi phạm quy chế trong kỳ kiểm tra đến mức hủy kết quả kiểm tra và các bài kiểm tra đều đạt điểm lớn hơn 2,0 theo thang điểm 10.
Căn cứ điểm xét tuyển, trường xét từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu.
Video đang HOT
Trường hợp xét đến chỉ tiêu cuối cùng có nhiều thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau thì chọn thí sinh theo thứ tự ưu tiên: Có điểm bài kiểm tra đánh giá năng lực Tiếng Anh cao hơn, có điểm phần nghe của bài kiểm tra đánh giá năng lực Tiếng Anh cao hơn.
Thí sinh đủ điểm để được xét trúng tuyển sẽ tham gia gặp mặt lãnh đạo nhà trường. Phụ huynh của thí sinh đủ điểm để được xét trúng tuyển được mời tham gia gặp mặt lãnh đạo nhà trường và tham dự phỏng vấn. Mục đích của buổi phỏng vấn phụ huynh là tìm hiểu về nguyện vọng, sở trường, năng khiếu của người học, trao đổi thông tin của nhà trường để tạo sự kết nối và trách nhiệm của gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh.
Thời gian phỏng vấn phụ huynh là ngày 15 và 16.6.
Theo Lao động
Bạn đọc viết: Điểm 9 đầu tiên của con tôi
Con gái tôi học lớp 1, vừa kết thúc đợt kiểm tra giữa kỳ về hớn hở khoe mẹ điểm 10 môn Toán và điểm 9 môn Tiếng Việt. Tôi động viên và khuyến khích con đã cố gắng làm bài, đạt được kết quả tốt. Bé con rất hớn hở với những điểm số đầu tiên và lời ngợi khen từ mẹ.
Ảnh minh họa
Vậy mà khi tôi đến cơ quan trò chuyện với những đồng nghiệp cùng có con học lớp 1, các chị phán vội: "Sao lại chỉ 9 điểm?". Thì ra, con của các chị ấy đều đạt điểm 10 cả hai môn. Các chị quay lại trách tôi đã không nghe lời khuyên cho con đi học thêm và học trước chương trình.
Tối hôm trước, tôi nhận được điện thoại của phụ huynh một cháu cùng lớp với con tôi kể về việc chị vừa mắng con mình xong vì cái tội làm bài không cẩn thận nên nhận hai điểm 9. Tôi khuyên chị đừng đặt nặng thành tích khiến con trẻ áp lực nhưng có vẻ như mọi lời nói của tôi đều khó có thể xoay chuyển chủ ý muốn con đạt điểm tối đa bằng bạn bằng bè.
Lắng nghe lời chê bai của các chị đồng nghiệp và tâm sự mắng con của nhiều phụ huynh khiến tôi trăn trở quá đỗi. Điểm 9 là điểm giỏi mà, sao lại chưa làm hài lòng phụ huynh chứ? Điểm 9 là điểm giỏi, sao chúng ta làm khổ con cái bằng những lời chê bai? Điểm 9 là điểm giỏi, sao bố mẹ không ghi nhận và khen ngợi cố gắng của con trẻ trong nấc thang đầu tiên của việc học?
Từ lúc nào chẳng biết, người ta ngầm mặc định với nhau rằng muốn nhận được lời khen thì phải đạt điểm 10! Quy định tuyển sinh vào các trường điểm cũng quy định chặt chẽ về những con điểm tuyệt đối. Vậy nên, điểm 10 trở thành thước đo năng lực, thành tích duy nhất dành cho bọn trẻ ở tiểu học.
Những điểm 10 nhan nhản xuất hiện trong khoảng chục năm trở lại đây khiến tôi có cảm giác dường như điểm số cũng đang "trượt giá" theo thời gian.
Còn nhớ khi tôi học tiểu học, điểm số không dễ dàng đạt được như bây giờ. Hồi ấy, chúng tôi phải thi vượt cấp năm lớp 5. Tôi may mắn đạt điểm 10 môn Toán và điểm 9 môn Tiếng Việt, trở thành thủ khoa của khoa thi năm ấy. Cái bằng khen bọc giấy kính ngày xưa là một niềm tự hào không thể nào kể xiết.
Ngày xưa ấy, mỗi lần đạt điểm 8 là niềm vui đã nhen nhóm lên rồi, còn nhận điểm 9, điểm 10 của thầy cô thì phải gọi là lâng lâng sung sướng. Vậy mà giờ đây, hoa điểm 10 đạt được dễ dàng quá nên mất hết cái cảm giác háo hức, rộn ràng ấy rồi.
Điểm 10 trong môn Toán là điều hiển nhiên nếu con trẻ hoàn thành tốt bài làm. Riêng môn Tiếng Việt ở tiểu học không phải dễ dàng đạt được. Muốn đạt được con điểm đó, người học phải chứng minh mình là một học sinh xuất sắc.
Nhưng mỗi lớp chỉ có vài em xuất sắc thôi chứ hàng loạt như thế thì vô tình tạo ra ảo tưởng cho các cháu và cả phụ huynh. Rồi tất cả sẽ nhanh chóng hụt hẫng bởi lên cấp hai, thang điểm đánh giá sẽ khác rất nhiều. Những bài văn điểm 10 khắp nước ta chỉ đếm được trên đầu ngón tay, điểm 9 thì thỉnh thoảng và phấn đấu đạt tám điểm cho một bài văn đã là một niềm hạnh phúc.
Trong kỳ thi giữa kỳ vừa qua, con gái tôi kể rành mạch cháu kiểm tra đọc bị sai từ "bà" thành "bé" và bài kiểm tra viết cháu vẽ mô hình các tiếng chưa đúng. Lẽ tất nhiên, điểm 9 đó là sự đánh giá sát sao của cô giáo. Tôi không hề trách mắng cháu đã đọc sai, vẽ sai. Tôi chỉ nhắc nhở cháu lần sau cố gắng hơn, cẩn thận hơn.
Tôi chấp nhận điểm 9 của cháu, chấp nhận một vài khiếm khuyết trong bài kiểm tra Tiếng Việt ấy. Bởi con gái tôi không hề tham gia lớp học thêm nào. Trong khi nhiều phụ huynh kể chuyện con mình đã biết viết chính tả, dẫu rằng lúc ấy là thời điểm đầu năm học, các cháu chỉ mới bắt đầu những con chữ đầu tiên. Tôi không nôn nóng vì tôi muốn cháu từ từ tiến từng bước một vững chắc.
Ngay trước khi vào lớp 1, tôi cũng chỉ chuẩn bị nền tảng con số, chữ cái, ghép vần và làm phép tính cơ bản nhất. Nhiều gia đình nháo nhào tìm giáo viên cho con học chữ, tôi vẫn "bình chân như vại" cho con tập tô, phép tính đơn giản. Không phải tôi hoàn toàn bàng quang, thờ ơ với áp lực học tập ở lớp 1, chỉ là tôi muốn con có thể phát triển tự nhiên, đúng lứa tuổi.
Theo sát việc học của con, tôi biết cháu nhanh nhạy ở khâu ghép vần, tìm tiếng còn làm toán thì khá vững vàng. Chỉ là kỹ năng viết chữ còn yếu, hay cầm bút sai tư thế. Vậy là mỗi tối hai mẹ con chỉ cần viết một trang vở tập viết để rèn chữ. Bài vở ở lớp, cháu có thể tự học, ôn tập. Chừng ấy thôi, chúng tôi đã đồng hành qua nửa học kỳ và kết quả hôm nay của con đã làm tôi hài lòng và thỏa mãn.
Bọn trẻ mới vừa tập tành làm quen việc học, nếu chúng ta cứ mãi thắc mắc, chất vấn, so sánh "Sao lại chỉ 9 điểm?" thì e rằng gánh nặng điểm số sẽ nhen nhóm lên trong lòng con trẻ của chúng ta muôn nỗi sợ: Sợ học, sợ thi cử, sợ kiểm tra.
Suốt 5 ngày trong tuần, các cháu đã quay cuồng với sách vở, tập viết, làm toán, chính tả, tiếng anh, tăng tiết... Bởi vậy, mong phụ huynh đừng gửi con trẻ đến lớp học thêm mỗi buổi tối và ngày cuối tuần! Để con còn có một tuổi thơ đúng nghĩa...
Nguyễn Thùy
Theo Dân trí
Nữ sinh lớp 8 mang thai: Môi trường học bán trú được quản như thế nào? Trước vụ thầy giáo thầy N.V.A bị tố dụ dỗ, quan hệ tình dục khiến nữ sinh học bán trú tên H.T.H, (học sinh lớp 8 xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên, Lào Cai) có thai 12 tuần, nhiều người đặt ra câu hỏi an toàn trong môi trường bán trú. Phòng ở của học sinh bán trú. Ảnh: Hà Phương. Phụ huynh...