Trường THCS Hùng Vương nôi ươm mầm và nuôi dưỡng tài năng của ngành giáo dục thành phố Rạch Giá
Sáng nay, ngày 15 tháng 12 năm 2018, Ủy ban nhân dân thành phố Rạch Giá (Kiên Giang) phối hợp với Trường THCS Hùng Vương long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 100 năm thành lập và phát triển (1918-2018).
Cựu học sinh chụp hình lưu niệm nhân Kỉ niệm 100 ngày thành lập trường.
Tới dự buổi lễ có bà Nguyễn Thị Minh Giang, giám đốc Sở giáo dục&đào tạo tỉnh, lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Rạch Giá, lãnh đạo một số ban ngành đoàn thể trên địa bàn và hàng trăm cựu giáo viên, học sinh cũ của nhà trường tham dự.
Được hình thành từ năm 1918 với tên gọi Trường Nam tiểu học cộng đồng đào tạo bậc tiểu học dành riêng cho học sinh nam, không phân biệt giai cấp, tầng lớp trong xã hội lúc bấy giờ. Ngôi trường tiền thân là một dãy nhà trệt được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng của người Pháp gồm 21 phòng học với sức chứa hơn 800 học sinh, dù đã qua nhiều lền tu sửa nhưng cho đến nay kiến trúc của ngôi trường vẫn còn nguyên bản.
Sau giải phóng năm 1975 đến giữa năm 1977, Trường mang tên Cấp IA Vĩnh Thanh Vân. Từ năm 1977 đến 1982 mang tên Trường cấp I và II Vĩnh Thanh Vân. Từ năm 1982 đến năm 1990 mang tên Trường Phổ thông cơ sở I Vĩnh Thanh Vân. Từ năm 1990 đến năm 1997 mang tên Trường Phổ thông cơ sở cấp II Vĩnh Thanh Vân và từ năm 1997 đến nay trường mang tên Trường THCS Hùng Vương, tên Người đã có công sáng lập ra nhà nước Văn Lang, mở ra thời đại Hùng Vương đầy hào hùng của dân tộc.
Với 100 năm hình thành và phát triển, trường Hùng Vương đã góp công đào tạo, giáo dục mỗi năm gần 2.000 học sinh, nhiều học sinh của nhà trường đã trưởng thành và cống hiến cho đất nước trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế…như: đồng chí Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, bí thư tỉnh ủy, cựu học sinh niên khóa 1987-1991, đồng chí Nguyễn Thị Hoàng Quyên, phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kiên Giang, cựu học sinh khóa 1987-1991, ông Nguyễn Đình Việt, phó Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam, cựu học sinh niên khóa 1976-1983, …
Trường THCS Hùng Vương long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 100 năm thành lập và phát triển (1918-2018)
Kết quả dạy và học của nhà trường được khẳng định qua mỗi năm học. Tỷ lệ học sinh giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh, đậu tốt nghiệp và thi đậu vào các trường THPT công lập luôn đạt kết quả cao. Để có được thành tích ấy, thầy và trò luôn quan tâm xây dựng nhà trường thân thiện, kỉ cương, nề nếp tạo dựng môi trường hứng thú học tập, phát huy khả năng sáng tạo trong các hoạt động dạy, học và phong trào hoạt động của nhà trường.
Có thể nói, ngay từ những ngày đầu thành lập trường, mặc dù gặp nhiều khó khăn, trang thiêt bị thiếu thốn nhưng với lòng yêu nghề, tận tụy trong sự nghiệp trồng người, các thầy cô giáo đã nỗ lực vượt lên trên tất cả những khó khăn của đời sống thường nhật bám trường, bám lớp đã đào tạo, chăm bồi cho biết bao thế hệ học sinh bay cao, bay xa trên bầu trời mơ ước với tinh thần “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm phải trồng người” của Chủ tịch Hồ Chí Minh răn dạy, khuyên nhủ. Nhiều thầy cô xứng đáng là tấm gương tự học, tự sáng tạo, dám đương đầu với mọi khó khăn, vươn lên dạy tốt, trở thành giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp tỉnh như thầy Trần Quốc Tuấn, cô Trần Thụy Vi, cô Nguyễn Thị Mỹ, thầy Nguyễn Thu…..
Video đang HOT
Chi bộ nhà trường đã quán triệt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, của thành ủy và của ngành đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên; vận động cán bộ đảng viên, nhân viên tham gia và thực hiện nghêm túc cuộc vận động “Tiếp tục nâng cao chất lượng quản lý giáo dục” của ngành và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”. Tạo điều kiện để các giáo viên tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy, xây dựng các đề tài sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp hữu ích trong giảng dạy bộ môn và quản lý học sinh. Sắp xếp và tổ chức cán bộ là nhiệm vụ then chốt trong công tác xây dựng Đảng được chi bộ thường xuyên chú trọng. Trong công tác tổ chức, chi bộ đã thực hiện tốt công tác quản lý đảng viên, chỉ đạo phân công hợp lý, phù hợp với năng lực chuyên môn của từng người nên đã phát huy được năng lực, sở trường của từng người trong dạy và học. Phát triển đảng viên mới được chi ủy, chi bộ quan tâm và trong 17 năm qua, chi bộ đã kết nạp được 33 đồng chí đảng viên mới, 100% đảng viên trong chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, 15% đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhiều đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liền, được tặng Bằng khen của tỉnh ủy và 3 năm liền được tặng giấy khen của thành ủy, chi bộ được công nhận là Chi bộ trong sạch vững mạnh nhiều năm liền.
Ban giám hiệu, công đoàn, đoàn thanh niên, tổ chuyên môn trường THCS Hùng Vương luôn quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, tích cực tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá đối với học sinh. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy. Thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch giảng dạy, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt thực hiện chủ đề năm học “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin”, “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”, trường THCS Hùng Vương đã quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, tích cực tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá đối với học sinh. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị các thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy. Thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch giảng dạy, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Cô Trịnh Thị Thùy Linh, giáo viên tổ Toán – Lí-Tin – Công nghệ nhà trường cho biêt, với bề dày lịch sử 100 năm của Trường THCS Hùng Vương, chúng tôi rất tự hào, phấn khởi về những kết quả dạy và học của nhà trường trong những năm qua dù còn rất khiêm tốn nhưng đó là những bông hoa đẹp trong vườn hoa thành tích chung của ngành giáo dục thành phố Rạch Giá. Còn cô Lý Thị Thùy Dương tâm sự: Hơn hai mươi năm gắn bó với nơi đây, tôi đã xem ngôi trường THCS Hùng Vương là ngôi nhà thứ hai của tôi. Mỗi thầy cô, đồng nghiệp là anh em trong gia đình, mỗi chiếc ghế đá, mỗi hàng cây, từng dãy phòng học, lớp học đều có bước chân tôi qua. Nơi đây ghi dấu biết bao kỉ niệm của tôi và đồng nghiệp cùng biết bao nhiêu là học sinh thân yêu. Chính nơi đây đã tạo nên tên tuổi, sự trưởng thành của tôi trong dạy học. Năm năm liền tôi đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, chiến sĩ thi đua cấp thành phố, 20 năm đạt danh hiệu Lao động tiên tiến xuất sắc và danh hiệu Người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà, năm học 2006 -2007 tôi vinh dự được chủ tịch Ủy ban nhân nhân tỉnh tặng Bằng Khen vì đã Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.
Loanh quanh trong sân trường, tìm về cái góc quen thuộc nhưng tất cả đã thay đổi. Tất cả những hình ảnh ngày xưa chỉ còn trong trí nhớ. Cái góc kia là cây phượng rợp bóng mát, đỏ rực mỗi khi hè về, kia là dãy cây bàng trơ cành vào mùa đông, hay dãy phòng học với cửa sổ lá sách quen thuộc…Tất cả các kiến thức, những kỹ năng hình thành từ ngôi trường thân thương này đã trở thành hành trang truyền cảm hứng cho tôi trong suốt những năm tháng qua. Tôi đã lớn lên, trưởng thành từ bốn năm học ở ngôi trương này, từ năm 1987 – 1991, để rồi trong bước đường đời của mình tôi đã trở thành nhà giáo nối nghiệp các thầy cô giáo của mình trong sự nghiệp trồng người, Nguyễn Thị Hoàng Quyên, cựu học sinh bồi hồi xúc động nhớ lại kỉ niệm xưa khi về thăm lại ngôi trường cũ thân yêu.
Còn Phạm Nguyễn Thanh Thanh, học sinh lớp 9/2 chia sẻ rằng, em muốn nói lời cảm ơn và lời xin lỗi đến thầy cô. Cảm ơn thầy cô đã dạy chúng em nên người, yêu thương chúng em như một gia đình và xin lỗi thầy cô vì đã có những lúc khiến thầy cô phải buồn lòng. Tuổi học trò, tôi muốn cảm ơn khoảng thời gian ấy đã dạy cách tôi trưởng thành, đã dạy tôi biết cách sống trân trọng từng giây phút này. Tôi bây giờ là học sinh cuối cấp, mai này xa trường rồi, trong trái tim tôi mãi mãi ghi nhớ không thể nào quên những kỉ niệm đã gắn bó ở nơi đây.
Làm nên những thành tích đáng tự hào đó phải kể đến sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, sự phấn đấu miệt mài của các thế hệ giáo viên và học sinh của nhà trường đã say sưa và tâm huyết bắc nhịp cầu tri thức, phát hiện các em học sinh có năng khiếu và bồi dưỡng các em trở thành những người tăng năng trên nhiều lĩnh vực. Đến nay nhà trường có đội ngũ gồm 83 cán bộ, giáo viên và nhân viên, trong đó có 75 giáo viên trực tiếp giảng dạy đều có trình độ đạt chuẩn. Đây chính là yếu tố thuận lợi làm nên “thương hiệu” dạy tốt, học tốt của trường. Tất cả sự nỗ lực của các thế hệ thầy và trò cũng như phương hướng nhiệm vụ mà nhà trường đang vươn tới là vì mục tiêu lớn nhất: Hình ảnh ngôi trường mang tên vị vua đầu tiên của nhà nước Văn Lang mãi mãi là điểm sáng, là cái nôi ươm mầm và nuôi dưỡng tài năng của ngành giáo dục Rạch Giá nói riêng, ngành giáo dục tỉnh Kiên Giang nói chung, giáo viên Nguyễn Hồng Minh chia sẻ.
Trương Anh Sáng
Theo moitruong
Thanh Hóa: Buồn vui sau bục giảng của cô giáo hơn 30 năm gắn với sự nghiệp trồng người
Dù có một hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chồng qua đời sớm, một mình phải chăm sóc người con bị tật nguyền thế nhưng hơn 30 năm qua, cô Nguyễn Thị Hằng (Trường Tiểu học Điện Biên 1, TP Thanh Hóa) luôn hoàn thành nhiệm vụ, nhiều năm liên tục là giáo viên giỏi cấp tỉnh, là tấm gương về nghị lực sống phi thường. Bao thế hệ học trò đi qua, đều nhớ và biết ơn người mẹ thứ hai này.
Không những dạy chữ mà còn làm mẹ
Tôi tình cờ biết đến cô giáo Nguyễn Thị Hằng qua câu chuyện của những học sinh cũ của cô. Dù đã mấy chục năm qua, dù nhiều thế hệ học trò của cô giờ đã có gia đình thế nhưng họ vẫn không quên người mẹ thứ hai này.
Ngay khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm, cô Hằng (SN 1964) được phân công về dạy tại trường Tiểu học Điện Biên (sau này trường tách thành hai trường tiểu học thì cô được về dạy Trường Tiểu học Điện Biên 1). Với thâm niên 34 năm gắn với sự nghiệp "trồng người" thì cũng chừng ấy năm cô được nhà trường tin tưởng giao cho dạy học sinh lớp 1 - lớp học được coi là phức tạp nhất bậc tiểu học.
Để dạy lứa học trò đầu tiên của bậc tiểu học là một việc không hề đơn giản. Làm sao để trò học giỏi đã là khó nhưng để trò nghe lời cô và ngoan lại là việc còn khó hơn rất nhiều. Thế nhưng, bằng tình thương của người mẹ, bằng kinh nghiệm thực tế và những phương pháp đặc biệt, lứa học trò nào của cô Hằng không những đứng đầu về chất lượng mà còn đứng đầu về nề nếp.
Với cô Hằng, dạy học sinh lớp 1 ngoài dạy chữ còn phải làm mẹ.
Cô giáo Hằng tâm sự: "Khối 1 là khối lớp quan trọng nhất ở bậc tiểu học, là nền tảng giáo dục đạo đức và kiến thức cho học sinh. Sự thay đổi môi trường học tập từ mầm non lên tiểu học với nhiều bỡ ngỡ đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm đặc biệt quan tâm tới học sinh, vừa truyền cảm hứng, vừa dạy dỗ vừa chăm sóc. Với học sinh lớp 1, không chỉ dạy chữ mà còn phải làm mẹ".
Học sinh lớp 1 đang ở độ tuổi rất nhiều thay đổi, từ một đứa trẻ được bao bọc trong vòng tay ông bà, bố mẹ nay phải tự lập từ chuyện đi vệ sinh đến việc ăn uống, ngủ nghỉ. Nhiều trẻ nghịch ngợm, hiếu động khiến mình cũng rất "đau đầu", gặp phải trường hợp như thế mình vừa phải nghiêm khắc, vừa phải dùng tình thương của người mẹ để dỗ dành, từ đó sẽ giúp trẻ thay đổi và nghe lời.
Cũng theo cô Hằng, việc giáo dục học sinh, là không phải chỉ dạy chữ, dạy chương trình sách giáo khoa cho các em hàng ngày, mà cần phải dạy bằng cả quá trình học tập và rèn luyện. Đặc biệt, phải nắm bắt được những tâm tư, tình cảm của mỗi học sinh và phải thật sự tâm huyết với nghề.
Riêng đối với học sinh lớp 1, cô giáo phải biết cách tổ chức nhiều hoạt động để tất cả các em học sinh cùng được chơi, cùng được tham gia, các em sẽ thích và từ đó các em mới có thể hiểu nhanh và nhớ lâu.
Dù là giáo viên của những thế hệ cũ, nhưng cô Hằng luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để mang lại hiệu quả tốt nhất cho học sinh. Với những học sinh yếu kém, cô kiên trì hướng dẫn, có nhiều giải pháp giúp học sinh tiến bộ như tổ chức hình thức học tập đôi bạn cùng tiến.
Vượt lên số phận
Cô Hằng có một nỗi khổ tâm đó là con trai đầu của cô ngay từ khi sinh ra đã bị tàn tật. Hơn 30 năm, chàng trai ấy sống trên tay của mẹ, từ ăn uống cho đến vệ sinh cá nhân và hơn 30 năm, vẫn chỉ như một đứa trẻ vô tri vô giác.
Nỗi đau tiếp tục ập xuống đó là vào chính cái ngày tôn vinh các nhà giáo, ngày 20/11 của gần 20 năm trước, người chồng thương yêu của cô cũng bỏ cô mà ra đi trong một cơn bạo bệnh. Có chồng đỡ đần đã vất vả, vắng chồng nỗi vất vả, gánh nặng đè lên đôi vai của cô.
Cô tưởng chừng như gục ngã nhưng nhìn con, cô lại cố gắng sống. Niềm an ủi của cô giáo Hằng chính là những buổi đến trường đứng trên bục giảng, nhìn những đứa trẻ như con của mình mà lấy đó làm động lực.
Mỗi lần đứng trên bục giảng, được nhìn thấy học trò khiến cô giáo Hằng quên đi số phận của mình.
Những năm trước, cuộc sống còn khó khăn, cô vẫn còn nhớ như in những đêm thức trắng chong đèn vừa ôm con trai vừa soạn giáo án. Nhiều đêm con ốm, sốt một mình chăm sóc con, không được ngả lưng chút nào nhưng đến buổi lên lớp cô vẫn cố gắng đi đúng giờ, gạt mọi nỗi muộn phiền để không ảnh hưởng đến bài giảng cho học sinh.
Dù vất vả là vậy, thế nhưng có những học sinh học lực kém trong lớp, cô lại xin phụ huynh cho về nhà mình để kèm cặp, chăm sóc như con mình.
"Cuộc sống đôi lúc cũng làm mình nản lòng lắm, nhưng dù có thế nào thì vẫn phải bước tiếp. Nhìn thấy học sinh, đồng nghiệp đó là động lực để mình vượt qua số phận" - cô Hằng tâm sự.
Chị Nguyễn Thị Oanh, phụ huynh có con học với cô Hằng chia sẻ: "Những lần đón con muộn tưởng rằng cô đã về nhưng cô lại tranh thủ thời gian chờ phụ huynh đến đón kiểm tra lại bài vở của con, chỉnh sửa từng lỗi sai hay nhận xét vào từng trang mỗi ngày để phụ huynh biết được hôm nay con học ra sao. Gửi con cho cô Hằng, chúng tôi thật sự rất yên tâm. Cũng đã nhiều năm trôi qua rồi nhưng con trai vẫn thường xuyên nhắc đến cô Hằng với một sự quý mến và trân trọng vô cùng".
Chia sẻ về cô Hằng, cô giáo Phạm Mai Hoa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Điện Biên 1 cho biết: "Cô Hằng là một tấm gương về nghị lực vượt lên số phận khiến chúng tôi vô cùng khâm phục. Không những vậy, nhiều năm liền cô Hằng là giáo viên giỏi cấp tỉnh, giải Nhất chữ đẹp cấp tỉnh. Lớp học sinh cô Hằng chủ nhiệm lúc nào cũng đứng đầu về thành tích cũng như về nề nếp.
"Điều đặc biệt ở cô Hằng là dù hoàn cảnh như vậy nhưng cô rất chỉn chu, lúc nào cũng hoàn thành nhiệm vụ, giờ vào học là 7h30 nhưng chưa bao giờ cô Hằng đến sau 7h để kiểm tra lớp học, kiểm tra máy chiếu, kê lại bàn ghế cho ngăn nắp để đón học sinh. Hết giờ làm việc, lúc nào cô cũng chờ đến khi phụ huynh đón con về hết thì cô mới yên tâm ra về. Nhiều học sinh cũ của cô giờ đã có gia đình, nhưng lễ tết đều nhớ về thăm cô. Còn có những học sinh cũ giờ vẫn tìm đến cô để gửi con nhờ cô dìu dắt" - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Điện Biên 1 tâm sự.
Nguyễn Thùy
Theo Dân trí
Ngân sách chi cho giáo dục tăng thế nào 5 năm qua? Tỷ lệ ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục đào tạo luôn giữ 20%, nhưng số tiền chi đã tăng 92.500 tỷ đồng trong 5 năm qua. Việt Chung Theo Vnexpress