Trường THCS Hùng Vương: Giữ vững kỷ cương, trách nhiệm vì mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục
Trải qua 60 năm thành lập và phát triển với bề dày lịch sử cùng nhiều thăng trầm biến động, cho đến nay, trường THCS Hùng Vương tự hào là một trong những ngôi trường được đông đảo các bậc phụ huynh, các em học sinh tin yêu lựa chọn.
Được thành lập năm 1960, trường THCS Hùng Vương có tiền thân là trường Phổ thông Hùng Vương. Đến năm 1992 đổi tên thành trường THCS Hùng Vương. Trường được xây dựng trên địa bàn thôn Cam Lộ, xã Hùng Vương, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.
Đây là địa bàn dân cư chủ yếu là lao động nghèo và buôn bán nhỏ, dân trí trên địa bàn chưa thật đồng đều, kinh tế gia đình còn hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến học tập của các em học sinh.
Tuy vậy, được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan giáo dục, cùng với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, trường THCS Hùng Vương ngày càng đổi mới, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh và làm việc của giáo viên, tạo được niềm tin trong nhân dân, từng bước khẳng định uy tín, chất lượng của mình.
Nhà trường luôn quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo và tâm huyết với nghề.
Hiện nay, trường có 40 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Trong đó có 32 giáo viên trực tiếp giảng dạy,100% có trình độ đạt chuẩn và 94% trên chuẩn. Trường có tổ chức chi bộ Đảng gồm 14 đảng viên, có 3 đồng chí có trình độ Trung cấp chính trị. Chi bộ liên tục đạt cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo trong toàn bộ hoạt động của nhà trường. Các tổ chức: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Hội cha mẹ học sinh đều hoạt động tích cực, góp phần cùng nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra.
Năm học2019- 2020, bằng sự cố gắng phấn đấu không mệt mỏi, toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh trường THCS Hùng Vương đã đạt được những kết quả rất đáng tự hào:
Video đang HOT
Trường đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, được UBND quận Hồng Bàng tặng giấy khen (theo Quyết định số 1247/QĐ-UBND ngày 28-8-2020 về việc công nhận danh hiệu thi đua năm học 2019-2020 trường THCS Hùng Vương); Liên đội được Hội đồng đội Thành phố tặng giấy khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2019-2020 (theo quyết định số 24/HĐĐTW ngày 12-8-2020 của Hội đồng đội Trung ương);
Chi bộ đảng trong sạch vững mạnh năm 2019. Bên cạnh các phần thưởng tập thể, 5 cán bộ giáo viên trường cũng vinh dự đón nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 33 cán bộ đạt danh hiệu Lao động tiên tiến; 12 Giáo viên giỏi cấp trường được bảo lưu; 1 Tổng phụ trách giỏi cấp quận; 7 Giáo viên dạy giỏi cấp quận bảo lưu; 1 giáo viên dạy giỏi cấp thành phố bảo lưu.
Năm học vừa qua, nhà trường đạt 4 giải học sinh giỏi cấp Quốc gia; 22 giải học sinh giỏi cấp thành phố; 19 giải học sinh giỏi cấp quận. Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá và tốt đạt 99,7 %; xếp loại học lực khá và giỏi đạt 89,5%. Học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS đạt 100%. Học sinh thi vào lớp 10 đạt 87%, xếp thứ 61/195 trường trong thành phố.
Các em học sinh trường Hùng Vương trong giờ hoạt động ngoại khoá
Năm học 2020-2021 là một năm học có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với toàn thể cán bộ lãnh đạo, tập thể giáo viên và học sinh trường THCS Hùng Vương:Trường tròn 60 năm tuổi!
Bởi dấu mốc mang ý nghĩa lịch sử và bước ngoặt trên hành trình phát triển, năm học này, trường THCS Hùng Vương quyết tâm thực hiện mục tiêu: ” Kỷ cương, trách nhiệm và nâng cao chất lượng giáo dục”. Để làm được điều này, ngay từ khi năm họ mới bắt đầu, nhà trường đã xác định những nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đẩy mạnh cơ chế quản lý, quản trị nhà trường, nêu cao tính kỉ cương, tình thương và trách nhiệm để hoàn tốt nhiệm vụ năm học;
Thực hiện tốt mục tiêu phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm trường học an toàn, thực hiện tốt công tác phòng chống tai nạn thương tích, chống đuối nước, phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống dịch; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục; Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình nhà trường giáo dục phổ thông hiện hành; chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai chương trình GDPT 2018, thực hiện đối với lớp 6 từ năm 2021-2022.
Đẩy mạnh việc dạy học có chất lượng môn Tiếng Anh. Thực hiện việc dạy và học ngoại ngữ theo hướng tăng cường ngoại ngữ 2 là Tiếng Nhật đối với học sinh lớp 6. Khuyến khích học sinh tham gia các kỳ thi theo chuẩn quốc tế. Tăng cường việc dạy và học chương trình tin học theo chuẩn quốc tế và thi chứng chỉ IC3;
Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; thực hiện hiệu quả các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, tích hợp, lồng ghép, tinh giản nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; tổ chức các hoạt động, mô hình giáo dục sáng tạo, đẩy mạnh hoạt động học sinh nghiên cứu khoa học, giáo dục STEM và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong nhà trường…
Đến với trường THCS Hùng Vương ngày hôm nay, không khó để có thể cảm nhận không khí vui tươi, náo nức của các em học sinh khi cắp sách đến trường; tâm huyết của cán bộ giáo viên khi đứng trên bục giảng. Cơ sở vật chất không ngừng được cải tạo và hoàn thiện, Nhà trường giờ đây đang thay da đổi thịt từng ngày. Tin tưởng rằng, bằng tinh thần đoàn kết, lấy học sinh làm trung tâm cho sự phát triển, trường THCS Hùng Vương sẽ ngày càng tiến mạnh, tiến vững trên sự nghiệp trồng người.
Học sinh tốt nghiệp THCS sẽ học nghề và văn hoá ngay tại trường nghề?
Bộ LĐ-TB-XH vừa có công văn đề nghị Bộ GD-ĐT cho phép các trường cao đẳng, trung cấp giảng dạy các môn văn hoá THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS học nghề trình độ trung cấp ngay tại trường mình.
Học sinh tốt nghiệp THCS tại một trường nghề - MỸ QUYÊN
Tạo điều kiện cho học sinh tốt nghiệp THCS học nghề
Công văn này có nội dung dành cho học sinh tốt nghiệp THCS học nghề tại các trường cao đẳng, trung cấp. Theo đó, công văn đề nghị: "Cho phép các trường cao đẳng, trung cấp đã được sở GD-ĐT các địa phương đồng ý cho giảng dạy văn hóa THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học trình độ trung cấp, được tiếp tục giảng dạy văn hóa THPT cho học sinh. Đối với các trường cao đẳng, trung cấp khác nếu có đủ điều kiện thì đăng ký với sở GD-ĐT tại địa phương để được tổ chức giảng dạy văn hóa THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học trình độ trung cấp của mình".
Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB-XH cũng đề nghị Bộ GD-ĐT chỉ đạo các trung tâm Giáo dục thường xuyên phối hợp với các trường trung cấp, CĐ để giảng dạy văn hóa THPT cho học sinh đối với các trường không có đủ điều kiện tổ chức dạy văn hóa THPT cho học sinh tại trường.
Trước đó, việc thực hiện dạy các môn văn hoá cho học sinh tốt nghiệp THCS học nghề được áp dụng theo theo Thông tư 16 của Bộ GD-ĐT và mới đây nhất là văn bản Hướng dẫn tổ chức dạy Chương trình GDTX cấp THPT kết hợp với dạy nghề tại các cơ sở GDTX của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 31.7.2020. Theo đó, các trường nghề và Trung tâm GDTX có thể phối hợp với nhau để tổ chức dạy văn hoá và nghề.
Đại diện của Tổng cục Giáo dục nghề nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB-XH cho biết: "Lâu nay nhiều trường CĐ, trung cấp có đào tạo học sinh tốt nghiệp THCS phải tổ chức dạy các môn văn hoá ở một nơi khác (các trung tâm GDTX), khiến học sinh phải di chuyển 2 nơi khá bất tiện. Một số trường phối hợp với Trung tâm GDTX để mời giáo viên về giảng dạy. Trước nhu cầu học sinh tốt nghiệp THCS học nghề ngày càng nhiều, Bộ LĐ-TB-XH có công văn trên gửi Bộ GD-ĐT là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em có thể vừa học nghề vừa học văn hoá THPT tại trường, sau 3 năm là có cả bằng trung cấp lẫn bằng tốt nghiệp THPT nếu muốn".
Các trường CĐ, trung cấp muốn chủ động hơn
Chia sẻ về việc này, tiến sĩ Phạm Đức Khiêm, Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật TP.HCM, cho biết: "Lâu nay trường vẫn thực hiện việc đào tạo các môn văn hoá cho học sinh tốt nghiệp THCS học nghề theo thông tư 16 của Bộ GD-ĐT. Theo đó, trong 2 năm, các em sẽ học các môn chuyên ngành, đồng thời học 4 môn văn hóa theo quy định gồm toán, văn, lý, hóa. Chỉ cần hoàn thành 4 môn này và có bằng trung cấp là các em đã có thể liên thông lên bậc cao hơn. Em nào muốn dự thi tốt nghiệp THPT thì đăng ký học 7 môn văn hóa. Trước đây khi chưa chuyển về Bộ LĐ-TB-XH thì trường có biên chế cho giáo viên THPT nhưng nay không còn, trường chủ động liên kết với Trung tâm GDTX để dạy văn hoá ngay tại trường hoặc ở tại trung tâm".
Theo tiến sĩ Khiêm, tâm lý của phụ huynh cho con mình học nghề nhưng vẫn muốn con có bẳng tốt nghiệp THPT, nên có đến 80% học sinh tốt nghiệp THCS học nghề tại trường đăng ký học 7 môn văn hoá để có thể thi lấy bằng THPT. "Vì vậy, việc Bộ LĐ-TB-XH gửi công văn trên cho Bộ GD-ĐT là rất tốt nhưng hiện tại các trường đều đã chủ động phối hợp với các trung tâm GDNN-GDTX trực thuộc Bộ LD-TB-XH mà không vấp phải khó khăn gì, chương trình đào tạo của họ cũng đã được Bộ GD-ĐT cho phép. Như vậy các trường nghề không cần phải tuyển thêm giáo viên cũng như không phải đáp ứng thêm nhiều điều kiện khác", tiến sĩ Khiêm nhận định.
Trong khi đó, thạc sĩ Vũ Văn Đông, Trưởng phòng Đào tạo trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM, cho rằng thời gian qua trường cũng phối hợp với Trung tâm GDTX để dạy 4 môn văn hoá theo quy định của Bộ GD-ĐT cho học sinh tốt nghiệp THCS học nghề ở ngay tại trường. "Tuy nhiên, các em nào muốn thi tốt nghiệp THPT thì phải đến Trung tâm GDTX để học và học theo tiến độ bên đó chứ trường không chủ động được. Trên thực tế đa số phụ huynh muốn con em mình học 7 môn để thi tốt nghiệp THPT.Các trường CĐ, trung cấp rất muốn được chủ động trong việc tổ chức dạy các môn văn hoá THPT và vấn đề này cũng đã được Bộ LĐ-TB-XH đề nghị nhiều nhưng Bộ GD-ĐT chưa trả lời".
Thạc sĩ Trần Phương, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Việt Giao, cho rằng các trường nghề muốn được dạy các môn văn hoá thì đăng ký với Sở GD-ĐT địa phương là không khả thi, vì không có thông tư nào hướng dẫn. Các sở GD-ĐT chỉ thực hiện khi có văn bản hướng dẫn cụ thể. "Vì thế, theo tôi, Bộ LĐ-TB-XH không cần gửi công văn sang Bộ GD-ĐT, mà nên xây dựng một chương trình văn hoá THPT phù hợp, mang tính thống nhất với các chương trình văn hoá tại trường THPT và Trung tâm GDTX phù hợp với đối tượng học nghề. Sau đó ban hành thông tư hướng dẫn. Có như vậy hệ thống giáo dục nghề nghiệp mới có thể chủ động hơn trong việc này", thạc sĩ Trần Phương chia sẻ.
Dạy văn hóa trong trường nghề: Hai bộ chỏi nhau Trường nghề muốn dạy chương trình văn hóa 7 môn dành cho đối tượng học sinh tốt nghiệp lớp 9, trong khi Bộ GD-ĐT khẳng định các trường phải liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên. Học sinh lớp 10K19 TCK3 Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật TP.HCM trong giờ thực hành tiện CNC - Ảnh: NHƯ HÙNG Bộ LĐ-TB&XH vừa...