Trường THCS Đông Hải tổ chức chuyên đề giáo dục Stem cho học sinh khối 9
Sáng 13-11, trường THCS Đông Hải (Hải An, Hải Phòng) tổ chức chuyên đề giáo dục Stem với chủ đề Soda hoa quả.
Cô giáo Mai Anh và học trò trong chương trình học Stem với chủ đề Soda trái cây
Tham dự chương trình, có ông Đỗ Văn Lợi – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố; ông Phạm Sỹ Tuyên- Trưởng phòng GD&ĐT quận Hải An cùng đại diện lãnh đạo, thầy cô giáo các trường THCS trên địa bàn thành phố.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đỗ Văn Lợi nhấn mạnh, chương trình giáo dục Stem là một chương trình giáo dục có ý nghĩa thiết thực, trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.
Các kiến thức này cần phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng thực hành và tạp ra được những sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày.
Học trò trường PTTH Đông Hải 2 say sưa với chương trình Stem
Video đang HOT
Theo ông Phạm Hồng Khánh- Hiệu trưởng nhà trường, chương trình học Stem với chủ đề Soda hoa quả là một chủ đề rất gần gũi, thiết thực trong cuộc sống hàng ngày. Soda hoa quả được biết đến như một loại thức uống ngon, bổ với những lợi ích về sức khoẻ và đem lại vẻ đẹp cho con người.
Thông qua thực hiện chủ đề, các em học sinh thực sự được lôi cuốn vào việc tìm hiểu các giải pháp cho chủ đề môn học, chủ động tìm hiểu các kiến thức có liên quan ở các môn học, qua đó chiếm lính kiến thức và vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn.
Tại báo cáo chuyên đề, các nhóm học sinh đã trình bày quy trình để tạo ra một sản phẩm Soda hoa quả do nhóm mình thực hiện. Cùng với đó, các nhóm còn lại sẽ phản biện những điểm chưa tốt, chưa hợp lý về sản phẩm nêu trên. Các tình huống minh hoạ cụ thể, sinh động này được các em học sinh khối lớp 9 tham gia trình bày và tranh luận hết sức hào hứng và sôi động.
Cũng tại buổi lễ, các gian hàng Stem do các lớp đăng ký cũng được trang trí vô cùng bắt mắt. Sản phẩm được trưng bày chính là những ly soda hoa quả: chanh, cam, táo, nho… do chính các em thực hiện. Các sản phẩm sau khi được “ra lò” sẽ được “bán” cho chính các vị đại biểu, các thầy cô giáo và toàn thể các bạn học sinh trong trường.
Nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số
Có thể nhận thấy, kỷ nguyên số hay cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã, đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ TPHCM đều khẳng định tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao.
Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII đã thẳng thắn nhìn nhận, một trong những hạn chế, khuyết điểm của nhiệm kỳ qua là "Đổi mới giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ chưa thực sự trở thành động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội" và khẳng định một trong 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 là phải "Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao".
Một buổi học STEM tại Trường THCS Lê Quý Đôn, quận 3, TPHCM. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Có thể nhận thấy, kỷ nguyên số hay cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã, đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Ngành giáo dục và đào tạo TPHCM đã nhận thức rõ vấn đề này và trong nhiệm kỳ vừa qua đã khẳng định, giáo dục phải tiên phong trong việc thực hiện chuyển đổi số và có nhiều giải pháp đưa công nghệ số vào nhà trường. Học sinh hôm nay, những công dân tương lai của đất nước phải biết cách vận dụng và có đầy đủ kỹ năng để thích ứng với những thay đổi của xã hội trong kỷ nguyên số.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, trong tương lai gần, khi các em bước chân vào xã hội, nhiều ngành nghề ngày hôm nay sẽ bị thay thế, biến đổi mạnh bởi công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT). Nếu các em không thích ứng được sẽ bị đào thải và chúng ta sẽ thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để kiến thiết đất nước.
Trong quản lý nhà nước, ngành GD-ĐT thành phố kiên trì xây dựng kiến trúc tổng thể về CNTT-TT và trục liên thông dữ liệu. Trên cơ sở kiến trúc tổng thể về CNTT-TT, các phần mềm, tiện ích được điều chỉnh một cách đồng bộ, có tính tương thích cao, có khả năng kết nối, trao đổi thông tin.
Đây là điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp về CNTT-TT vào cuộc, cùng ngành GD-ĐT nghiên cứu, triển khai các ứng dụng một cách đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu quản lý của ngành. Trục liên thông dữ liệu đã xây dựng mã định danh của từng giáo viên, học sinh phổ thông, là nền tảng để các đơn vị kết nối thông tin, báo cáo trực tuyến, nhất là về số liệu.
Qua đó, ngành GD-ĐT đã tham gia vào Hệ thống dữ liệu dùng chung của thành phố và trong 2 năm gần đây, đã có sự phát triển mạnh mẽ trong việc ứng dụng các phần mềm, tiện ích quản lý; điển hình là sự ra đời của mô hình thí điểm Trung tâm Điều hành giáo dục thông minh.
Nhằm giáo dục kỹ năng cho học sinh thích ứng với kỷ nguyên số, nhà trường tổ chức các chuyên đề về văn hóa, cách ứng xử, sử dụng mạng xã hội thông qua lồng ghép trong các môn học, sinh hoạt ngoại khóa, tiết học ngoài nhà trường... Các trường học cũng ngày càng đưa nhiều hơn những tiện ích về CNTT-TT giúp học sinh học tập hiệu quả và phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
Điển hình nhất là mô hình "Thư viện tiên tiến - hiện đại" và "Trường học an toàn - Trường học không tiền mặt". Các mô hình này giúp học sinh tiếp cận kho tài nguyên số, các phần mềm thực tế ảo hỗ trợ học tập, môi trường học tập trên không gian mạng, tiện ích máy POSS, App điều hành, công nghệ thẻ chip giúp điểm danh tự động, mua hàng tự động, quản lý đi xe buýt và tăng cường kết nối giữa gia đình - nhà trường.
Đổi mới dạy - học đi cùng kiểm tra - đánh giá nhận được sự quan tâm lớn của xã hội và đã phát huy hiệu quả mạnh mẽ trong giai đoạn giãn cách xã hội do dịch Covid-19. Việc sử dụng các thiết bị thông minh tra cứu tài liệu phục vụ dạy - học trong nhà trường đã rất phổ biến; ngày càng nhiều trường tổ chức kiểm tra - đánh giá bằng hình thức trực tuyến.
Ngành GD-ĐT thành phố đã tổ chức tập huấn cho thầy cô giáo các phần mềm, ứng dụng CNTT-TT để đổi mới dạy - học, kiểm tra - đánh giá trong suốt nhiều năm nên việc chuyển đổi sang hình thức trực tuyến trong giai đoạn giãn cách xã hội được thực hiện thuận lợi và hiệu quả.
Đây là cơ sở quan trọng để ngành GD-ĐT thúc đẩy và xây dựng kho tài nguyên học liệu số ngay trong những năm đầu của nhiệm kỳ này; phục vụ việc dạy của thầy - học của trò - việc học tập suốt đời của người dân và xây dựng xã hội học tập thông minh.
Với Đề án "Giáo dục thông minh và học tập suốt đời giai đoạn 2020-2030", ngành GD-ĐT TPHCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh và phát huy hơn nữa hiệu quả của các giải pháp đã triển khai trong nhiệm kỳ vừa qua. Sở GD-ĐT đã cụ thể hóa bằng Đề án "Xây dựng Trung tâm điều hành giáo dục thông minh" và Đề án "Mô hình trường học thông minh" đã được UBND TPHCM thông qua chủ trương đầu tư trong Đề án chung "Đô thị thông minh".
Sở cũng đang trình Thường trực UBND TPHCM Đề án "Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh phổ thông TPHCM theo định hướng chuẩn quốc tế giai đoạn 2020-2030". Việc thực hiện các đề án này sẽ là những bước đi rất cụ thể để triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng, hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố trong kỷ nguyên số.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng đoàn ĐBQH TPHCM, đã nhấn mạnh về 4 sứ mệnh của ngành GD-ĐT: Học để làm người công dân tốt, có đầy đủ kỹ năng thích ứng với đô thị thông minh và quá trình hội nhập quốc tế; Học để làm con hiếu thảo, có trách nhiệm, xây dựng gia đình hạnh phúc; Học để có nghề nghiệp hiệu quả, nuôi mình và gia đình; Học để đóng góp cho thành phố và đất nước.
Trong đó, sứ mệnh đầu tiên đã tiếp tục khẳng định phải trang bị cho người học hành trang cần thiết để bước vào kỷ nguyên số trong thời đại hội nhập toàn cầu. Song song đó, phải tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ giáo dục truyền thống, lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống - kỹ năng sống đẹp, sống tốt, sống có ích cho những công dân tương lai của thành phố và đất nước.
Hiệu quả của phương pháp giáo dục STEM Ứng dụng KHCN trong dạy học đang là một trong những mục tiêu hàng đầu của ngành Giáo dục Hạ Long để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Đặc biệt, với việc đưa phương pháp giáo dục STEM vào các trường học trên địa bàn, học sinh có cơ hội thực hành và tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm...